Giáo án ngữ văn 11 tuần 13

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận

- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học .

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Ôn tập, nhắc kiến thức làm văn thông qua nhận xét, chữa bài làm của HS bằng thuyết trình và phát vấn .

- Ra đề, định hướng chuẩn bị bài khảo sát học kì I

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết 48 – Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học . II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Ôn tập, nhắc kiến thức làm văn thông qua nhận xét, chữa bài làm của HS bằng thuyết trình và phát vấn…. - Ra đề, định hướng chuẩn bị bài khảo sát học kì I III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: phân tích đề, lập dàn ý) - GV yêu cầu HS xem lại các vấn đề có liên quan đến bài viết - Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết - Lập dàn ý tóm lược theo yêu cầu đề bài + Mở bài + Thân bài + Kết bài Hoạt động 2 Nhận xét chất lượng bài làm và trả bài cho HS - GV lần lượt nêu nhận xét về tình hình làm bài của HS Hoạt động 3 I. HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN Ý: Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). Qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Tìm hiểu đề: - Nội dung: Nghị luận hình ảnh người nông dân trong văn học nói chung và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng. - Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận… - Phạm vi kiến thức: Hình ảnh người nôi dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc so sánh với các gia đoạn trước và sau đó. 2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng a. Kĩ năng: Trên cơ sở nắm vững kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và yêu cầu nghị luận của đề, HS biết cách làm một bài văn NLVH. Bài viết thể hiện được vốn hiểu biết về tác phẩm nêu trên và huinhf ảnh người nông dân trong VH Việt Nam nói chung, các dẫn chứng làm rõ luận điểm tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh dẫn chứng chung chung. Diễn đạt tốt, khuyến khích bài viết sáng tạo. b. Kiến thức: Những hình thức như vậy được lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của đề bài. Học sinh có thể phân tích theo những suy nghĩ riêng, điều cốt yếu phải trình bày được một số nội dung sau: * Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong VHDG: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). *Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin .........), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Bằng bút pháp hiện thực, h/ảngười nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…). + Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca. * Đánh giá: - Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc. - Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà. II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH 1. Ưu điểm. + Đa số xác định được nội dung trọng tâm yêu cầu của đề. + Hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc. Có sự liên hệ, mở rộng cần thiết. + Biết vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận VH thông qua các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh bình luận 2. Nhược điểm: + Một số bài làm sơ sài + Một số em chưa xác định được nội dung trọng tâm, chưa có sự so sánh về hình ảnh người nông dân trước đó. + Còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. + Bố cục bài làm chưa rõ ràng. + Sắp xếp các ý chưa hợp lí và lô gíc. + Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết còn nhiều. Kết quả cụ thể - Điểm giỏi: 6 em - Điểm khá: 23 em - Điểm TB : 8 em - Điểm yếu: 2 em III. Đọc bài và rút kinh nghiệm. 1. Bài tốt: Phạm Thị Ngọc Trinh 2. Bài yếu: Nghiêm Thị Yên D. DẶN DÒ: - Kiểm tra phần chữa lỗi của GV từ đó rút kinh nghiệm để làm bài học kì I tốt hơn. - Chuẩn bị bài: Bài LLVH: Một số thể loại văn học Ngày soạn: 04/12/2012 Tiết: 49 – Lí luận văn học MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nhận biết thể và loại trong văn học. Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng LLVH vào đọc hiểu văn bản. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng hiểu biết để đọc- hiểu vănbản văn học. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu quan niệm chung về thể loại. - Quan niện về cách phân chia thể loại có từ lúc nào? Có một hay nhiều quan điểm? - Loại là gì? Ví dụ? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? - Thể là gì? Mối quan hệ với loại? Căn cứ để phân chia các thể? Trong từng loại hãy nêu một số thể chủ yếu? HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu thể loại thơ - Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào? - Người ta phân loại thơ như thế nào? - Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao? . HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tìm hiểu thể loại truyện. - Nêu khái niệm truyện: Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó. - Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu một VD tiêu biểu? - Truyện thường có những đặc trưng gì? Người ta phân loại truyện ra sao? - Ngoài những yêu cầu đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giả…, đọc truyện cần đạt những yêu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ? I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ LOẠI THỂ TRONG VH - Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể: + Loại là phương thức tồn tại chung. + Thể là sự hiện thực hoá của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại. - Tác phẩm văn học được chia làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. + Trữ tình gồm các thể: thơ ca, khúc ngâm,… + Tự sự gồm các thể: truyện, tiểu thuyết, kí, phóng sự, + Kịch gồm các thể: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch, chính kịch,… + Có một số thể loại tồn tại độc lập như văn nghị luận. I. THƠ: 1. Đặc trưng: - Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết. - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt. 2. Phân loại: - Theo nội dung biểu hiện: + Thơ trữ tình. + Thơ tự sự. + Thơ trào phúng. - Theo cách thức tổ chức: + Thơ cách luật. + Thơ tự do. + Thơ văn xuôi. 3. Yêu cầu về đọc thơ: - Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác. - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh. - Đánh giá, lí giải bài thơ để phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. II. TRUYỆN: 1. Đặc trưng của truyện: - Phản ánh hiện thực một cách khách quan. - Truyện phản ánh diễn biến đời sống qua cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó. - Nhân vật được miêu tả chi tiết sống động, gắn với hoàn cảnh. - Phạm vi miêu tả trong truyện không bị hạn chế về không gian và thời gian. - Ngôn ngữ truyện linh hoạt, gần gũi với ngôn ngữ đời sống. 2. Phân loại truyện: - Truyện dân gian. - Truyện trung đại. - Truyện hiện đại. 3. Yêu cầu về đọc truyện: - Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. - Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện. - Phân tích diễn biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể. - Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. - Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện. - Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. - Đánh giá toàn bộ tác phẩm. * GHI NHỚ (SGK) D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV hướng dẫn HS nắm kiến thức toàn bài 2. Dặn dò: a. Nắm chắc các đơn vị kiến thức về: khái niệm, cách phân loại, cách đọc của thơ và truyện b. Chuẩn bị bài mới: Tác gia Nam cao Ngày soạn: 05/12/2012 Tiết: 50– Văn học sử TÁC GIA NAM CAO (1915 - 1951) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao; từ đó tạo điều kiện cho HS học tốt hơn kiệt tác Chí Phèo. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử. 3. Thái độ: Có thái độ vận dụng kiến thức khái quát về tác gia vào tìm hiểu văn bản cụ thể B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo về tác gia Nam Cao, đọc tuyển tập truyện ngắn Nam Cao... - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc trưng của truyện và những yêu cầu đọc truyện. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người (RLKN: Tóm tắt, tìm ý) Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn viết trong SGK,, tóm tắt những ý chính. - Con người Nam Cao có những điểm nào đáng chú ý? GV định hướng và khắc sâu kiến thức cho HS về tên, quê quán, nghề nghiệp, việc tham gia cách mạng. GV nhấn mạnh những ý chính về hình dáng, tính tình, cư xử - Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiến sĩ, nhà văn liệt sĩ được không? Vì sao? Hoạt động 2 - Nam Cao có những phát biểu gì (thông qua nhân vật của mình) về văn học? Nhấn mạnh những ý chính, phân tích một số ví dụ cho HS nắm vấn đề. - Trước cách mạng tháng Tám những đề tài nào thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao? - Nội dung, đối tượng chính của các đề tài này? Nêu một số những tác phẩm tiêu biểu mỗi đề tài? GV nhấn mạnh, minh họa bằng một số tác phẩm tiêu biểu. - Qua các đề tài trên, nhận xét về tâm trạng và thái độ của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính? - Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao có những tác phẩm nào? Nội dung? - Vì sao Nam Cao là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo? Thử phân tích, chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc. - Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có những đặc điểm chủ yếu gì? GV định hướng các ý chính. Minh họa bằng một số tác phẩm: Lão Hạc, Chí Phèo, Nghèo, Đời thừa I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI - Tên thật Trần Hữu Tri: 20/ 10/ 1915. - Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Quê hương nghèo đói, đồng nhiều chiêm chũng, người dân phải tha phương cầu thực khắp nơi. - Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế. - Học xong bậc Thành chung vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kỳ này bắt đầu sáng tác, ước mơ xây dựng một sự nghiệp văn chương có ích, nhưng sức khoẻ yếu, lại trở về quê thất nghiệp. - Một thời gian sau, ông lên Hà Nội, dạy học ở trường tư thục. Nhật vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông lại thất nghiệp sống lay lắt bằng nghề gia sư và viết văn. - 1943 tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó tham gia kháng chiến từ 1946. - Năm 1947 lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến. - 1950 tham gia chiến dịch biên giới. Vừa lăn lộn trong kháng chiến, vừa viết văn, khao khát sự công bằng. - 11/ 1951 trên đường đi công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, bị giặc phục kích và bắn chết. Nam Cao hi sinh trong khi còn ấp ủ cuốn tiểu thuyết về tinh thần làm cách mạng trong kháng chiến ở làng quê ông. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC. 1. Quan điểm nghệ thuật. - Luôn suy nghĩ sống và viết - sống đã rồi hãy viết. - Nam Cao chủ trương văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo, coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu. Văn học phải diễn tả được hiện thực cuộc sống ( Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt…) - Nam Cao cho rằng nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Nhà văn là chiến sĩ chiến đấu cho chân lí và sự công bằng xã hội( Đời thừa, Sống mòn…) - Nam Cao lên án văn chương thoát ly hiện thực. Tác phẩm của ông phản ánh chân thực hiện thực xã hội, chứa chan lòng nhân đạo, tố cáo tội ác giai cấp thống trị, bênh vực và khẳng định phẩm chất của người lao động. ( Giăng sáng, Chí Phèo…) - Sau cách mạng ông nêu cao lập trường, quan điểm của nhà văn: Nhà văn phải có con mắt nhìn đời, nhìn người - đặc biệt là người nông dân kháng chiến - một cách đúng đắn. ->Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời. 2. Các đề tài chính. a. Trước cách mạng tập trung hai đề tài chính: * Người tri thức nghèo. - Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt... - Nội dung: + Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô ích, một đời thừa… + Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp. + Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người: * Người nông dân nghèo. - Những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không biết ăn thịt chó… - Nội dung. + Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác, bần cùng. + Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của họ ( Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo…) + Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một phần do chính họ gây ra( Trẻ con không biết ăn thịt chó, rửa hờn…) + Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của người nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.( Chí Phèo.) -> Dù ở đề tài nào ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính. b. Sau cách mạngtháng Tám Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giới…). Ông lao mình vào kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho các văn nghệ sỹ cùng thời. 3. Phong cách nghệ thuật. - Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: + Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người. + Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. + Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. + Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ. + Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. -> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV yêu cầu HS đọc kĩ phần Ghi nhớ - sgk 2. Dặn dò: a. Nắm chắc các đơn vị kiến thức về: cuộc đời và sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của Nam Cao b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Chí Phèo

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc
Giáo án liên quan