A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Nắm được đặc điểm của thể loại bi kịch, trên cơ sở đó hiểu và phân tích được xung đột trong bi kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
2. Kỷ năng
Phân tích một đoạn trích trong vở kịch.
3. Thái độ
Biết tôn trọng, bảo vệ cái đẹp đồng thời biết xây dựng cái đẹp hài hoà với lợi ích của quần chúng nhân dân.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: Vấn đáp, thảo luận, giảng bình
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Ý nghĩa của truyện ngắn Chí Phèo?
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 15 đến tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết thứ: 58+59 Ngày soạn 18/11/2012
Tên bài:
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Trích kịch: “Vũ Như Tô”- Nguyễn Huy Tưởng
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Nắm được đặc điểm của thể loại bi kịch, trên cơ sở đó hiểu và phân tích được xung đột trong bi kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
2. Kỷ năng
Phân tích một đoạn trích trong vở kịch.
3. Thái độ
Biết tôn trọng, bảo vệ cái đẹp đồng thời biết xây dựng cái đẹp hài hoà với lợi ích của quần chúng nhân dân.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: Vấn đáp, thảo luận, giảng bình
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Ý nghĩa của truyện ngắn Chí Phèo?
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1
CH1: Những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
CH2: Đặc điểm thể loại bi kịch? HS nắm nội dung chính của vở kịch qua phần tóm tắt SGK
CH3: Xác định vị trí, đọc và tóm tắt đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
*Hoạt động 2
Ch1: Toàn bộ vở kịch được xây dựng trên những mâu thuẫn nào?
CH2: Tại sao lại có mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô?
Ch4: Vũ Như Tô là con người như thế nào?
CH5: Nhận xét của em về lý tưởng nghẹ thuật của Vũ Như Tô?
CH6: Hồi 5 tập trung giải quyết vấn đề nào?
CH7: Vũ Như Tô có phải nhân vật bi kịch không?
CH8: Tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô có ý nghĩa gì?
CH9: Đan Thiềm là nhân vật như thế nào?
CH10: Bàn về hành động của nhân dân? Nhân dân đúng hay Vũ Như Tô đúng?
* Hoạt động 3
Thông qua bài học, em hãy rut ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
- Là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
2. Tác phẩm kịch “Vũ Như Tô”
- Thể loại bi kịch:
+ Về xung đột kịch được xây dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng.
+ Nhân vật chính là những anh hùng, người có say mê khát vọng lớn lao nhưng lại gặp kết cục bi thảm (vì có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động).
+ Tác phẩm bi kịch kết thúc nhằm khơi gợi sự thức tỉnh, tình cảm nhân văn của mỗi con người.
- Kết cấu: 5 hồi
- Tóm tắt tác phẩm (SGK)
3. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
- Trích hồi 5
- HS đóng vai đọc kịch.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Mâu thuẫn kịch
- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực-> đây là mâu thuẫn xuất hiện từ đầu tác phẩm, được giải quyết bằng việc phe nổi loạn giết chết Lê Tương Dực, giết chết cung nữ Đan Thiềm và đốt Cửu Trùng Đài.
- Mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô. Đó là mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ (giữa lòng căm ghét tên hôn quân với khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước). Kết thúc mâu thuẫn Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt.
2. Nhân vật kịch
a. Vũ Như Tô
- Là một kiến trúc sư có tài, là hiện thân cho niềm khát khao sáng tạo cái đẹp.
- Là nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
- Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, nhưng là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý, thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước, xa rời đời sống hiện thời của nhân dân lao động.
- Hồi 5 tập trung vào làm nổi bật tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của Vũ Như Tô khi ông phải tìm kiếm câu trả lời: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai?có công hay có tội? Ông đã không có câu trả lời thoả đáng.
- Khát vọng chân chính của ông đã dặt nhầm chỗ, nhầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật mà ông tâm đắc.
=> Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch vì không chỉ mang trong mình khát vọng lớn lao, cao cả mà còn có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
- “Ôi mộng lớn, ôi Đan Thiềm, ôi Cửu Trùng Đài!” là tiếng kêu báo hiệu sự bừng tỉnh, xiết bao đau đớn kinh hoàng. Nhưng đây cũng là tiếng kêu bi tráng, mang âm hưởng chủ đạo của toàn vở kịch.
b. Đan Thiềm
- Là người đam mê cái tài, yêu quý người sáng tạo ra cái đẹp và sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài hoa ấy.
- Đan Thiềm xứng đáng là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.
c. Vũ Như Tô phải hay người giết Vũ Như Tô phải?
- Nhân dân giết bọn hôn quân bạo chúa, không tiếp tục xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng nhân dân đã không hiểu Vũ Như Tô, việc giết Vũ Như Tô, phá Cửu Trùng Đài là quá tay.
=>Chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn một nữa thuộc về nhân dân.
III, Tổng Kết.
1.Nội dung
2. Nghệ thuật(sgk)
IV.Củng cố - dặn dò.
Nhắc lại mâu thuẫn kịch
Nhân vật kịch.
Chuẩn bị bài:Tình yêu và thù hận.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 16
Tiết thứ: 61+62 Ngày soạn 24/11/2012
Tên bài:
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
TRích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” U. Sếch-xpia
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận của hai dòng họ của Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
2. Kỷ năng
Phân tích xung đột kịch, tâm trạng nhân vật kịch.
3. Thái độ
Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, tình người cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi định kiến và hận thù.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: Vấn đáp, thảo luận, giảng bình.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Trình bày và phân tích các mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*Hoạt dộng 1
CH1: Em hãy cho biét những nét cơ bản về tác giả U.Sếch-xpia?
CH2: Cho biết xuất xứ, xác điịnh thể loại và tóm tắt tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
CH3: Xác định vị trí, đọc và tóm tắt đoạn trích?
* Hoạt động 2
CH1: trong đoạn trích có mấy nhân vật? có bao nhiêu lời thoại? Em có nhân xét gì về các lời thoại đó?
CH2: Từ ngữ nào cho thấy tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh thù địch của hai dòng họ?
CH3: Sự thù địch của hai dòng họ đã tác động như thế nào tới tình yêu của họ?
CH4: em hãy phân tích tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích?
CH5: Em hãy phân tích tâm trạng của Giu-li-ét trong đoạn trích?
CH6: Đoạn trích đã khẳng định điều gi? Em có nhận xết gì?
* Hoạt động 3
Em hãy khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích? HS tìm hiểu thêm mục Ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả U. Sếch-xpia (1564-1616)
- Là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh, của nhân loại thời phục hưng.
- Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện của con người.
2. Tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
- Được sáng tác năm 1594, lấy bối cảnh từ câu chuyện có thật ở đất nước I-ta-li-a thời Trung cổ.
- Thể loại: bi kịch
- Tóm tắt: SGK
3. Đoạn trích
- Trích lớp 2, hồi II.
- HS đọc đoạn trích
II. Tìm hiểu đoạn trích
1. Hình thức các lời thoại
- 6 lời thoại đầu là lời độc thoại. Các nhân vật đang nói về nhau chứ không nói với nhau.
Vì là lời độc thoại nên cả 6 lời thoại đều chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm, ngôn từ mượt mà, cách nói ví von, so sánh phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn bồn chồn của những người đang yêu.
- 10 lời thoại còn lại là lời đối thoại, các nhân vật nói với nhau -> tính chất hỏi đáp xuất hiện.
2. Tình yêu trên nền thù hận
- Tính chất hận thù của 2 dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-ét 5 lần: “Chàng hãy khước từ cha chàng và tên họ của chàng đi”; “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”; Nơi tử địa”… Trong lời thoại của Rô-me-ô 3 lần: “Từ nay tô sẽ không bao giờ là Rô-mê-ô nữa”; “Tôi thù ghét cái tên tôi”; “Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta- ghiu”
- Nỗi ám ảnh về sự hận thù của 2 dòng họ xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn, nàng lo lắng, ái ngại cho mình và cho cả người yêu.
- Rô-mê-ô phản ứng quyết liệt hơn, chàng thà từ bỏ tên họ chứ nhất định không chịu để mất tình yêu.
=> cả hai đều nhắc tới hận thù nhưng là để tìm cách vượt qua hận thù.
3. Tâm trạng của Rô-mê-ô
- Được thể hiện trong cảnh đêm khuya, trăng sáng.
- Ngôn từ được chàng sử dụng rất phù hợp với tâm trạng của người đang yêu: ví von, so sánh.
=> Tình yêu chàng dành cho Giu-li-ét là tình yêu trong sáng, chân thành, không vụ lợi.
4. Tâm trạng của Giu-li-ét
- Nhânh thức rõ hoàn cảnh nên lo lắng, dằn vặt nhưng trong lòng vẫn bùng lên tình yêu mãnh liệt đối với Rô-mê-ô
- Nàng băn khoăn, lo lắng không biết Rô-mê-ô có yêu mình hay không.
- Nàng lo lắng cho hoàn cảnh của người yêu.
=> Tình yêu mà nàng dành cho Rô-mê-ô là tình yêu chân thành, mãnh liệt.
5. Tình yêu bất chấp hận thù
Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và sự hận thù. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, tình yêu không xung đột với thù hận mà chỉ sảy ra trên nền thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, bị xoá đi vĩnh viễn, chỉ còn lại tình yêu, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
IV. Củng cố, dặn dò
- Học bài cũ
- Soạn bài mới: Ôn tập văn học
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết thứ: 63+64
Tên bài:
ÔN TẬP VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
- Củng cố và hệ thống được những kiến thức ấy trên 2 phương diện: lịch sử và thể loại.
2. Kỷ năng
Rèn luyện và nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát; kỷ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống.
3. Thái độ
Ôn tập nghiêm túc, khoa học.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: Thảo luận, ghi nhớ, vấn đáp.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Quan điểm nghệ thuật của NHT được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv hướng cho học sinh on tập một ssó kiến thức cơ bản theo hệ thống câu hỏi SGK, đồng thời giành thời gian để bổ xung, củng cố kiến thức Văn học-sử cho các em.
Câu 1- nhóm 1 làm
Em hãy vẽ sơ đồ phân hoá của VHVN HĐ
Câu 2- nhóm 2 làm
GV bổ xung
Câu 3- nhóm 3 làm
Câu 4: HS xem lại phần tổng kết giá trị nghệ thuật của tác phẩm đã học.
Câu 7,8 học sinh tự làm
Câu 1.
- Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội đều chịu sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Văn học Vn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chia làm hai bộ phận:
+ Văn học công khai
+Văn học không công khai
- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hoá thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính là:
+ Văn học lãng mạng
+ Văn học hiện thực
- Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng, trong đó tiêu biểu là những sáng tác trong tù.
Câu 2.
Học sinh xem lại bài khái quát VHHĐVN để phân biệt tiểu thuyết hiện đại với tiểu thuyết trung đại
Câu 3.
Sáng tạo tình huống là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn thường chứa đựng một tình huống. Tài năng của nhà văn một phần được thể hiện ở tình huống truyện.
- Tình huống nhầm lẫn trong Vi hành của NAQ
- Tình huống trào phúng trong Tinh thần thể dục của NCH
- Tình huống éo le trong Chữ người tử tù của NT
- Tình huống bi kịch trong Vũ Như Tô của NHT
Câu 5.
Số đỏ của Vũ trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, dùng hình thức giễu nhại để lật tẩy bản chất giả dối, bịp bợm, hám tiền và lối sống ăn chơi đồi bại của xã hội trưởng giả những năm trước cách mạng Tháng Tám
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Tuần 17
Tiết thứ: 65+66 Ngày soạn 02/12/2012
Tên bài:
KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về văn nghị luận đặc biệt là việc sử dụng các thao tác lập luận để viết một bài văn hoàn chỉnh.
Vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Làm văn và Văn học để giải quyết những bài tập cụ thể.
2. Kỷ năng
Làm quen với một đề văn tổng hợp
3. Thái độ
Làm bài nghiêm túc, hiệu quả.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: GV ra đề, học sinh tự nghiên cứu làm bài.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đề bài kiểm tra học kì I
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Nội dung đề thi
I. Phần riêng
1. Theo chương trình chuẩn
Câu 1. 1 điểm
Anh chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của “Chiếu cầu hiền”
Câu 2. 2 điểm
Tại sao nói cảnh Huấn Cao cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”?
2. Theo chương trình nâng cao
Câu 1. 1 điểm
Anh
Tuần 18
Tiết thứ: 67 Ngày soạn 04/12/2012
Tên bài:
LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Ôn tập củng cố cách viết bản tin.
2. Kỷ năng
Viết được bản tin về những sự kiện sảy ra trong đời sống.
3. Thái độ
Có ý thức học tập nghiêm túc và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Có thái độ trung thực và thân trọng khi đưa tin.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: thảo luận, hs làm việc với SGK, vấn đáp.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Bản tin là gì? Có mấy loại bản tin? Cho ví dụ về loại bản tin thường?
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1:
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
bản tin trên gồm có mấy phần
Đó là những phần nào?
Từ đó em có nhận xét gì về cấu trúc của bản tin?
Dung lượng của bản tin như như thế nào?
bản tin trên thuộc loại tin nào?
Vì sao?
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
Nội dung chủ yếu của bản tin là gì?
Cho biết cách thức đọc nhanh như thế nào?
HĐ3: hướng dẫn HS làm bài tập 3
Sắp xếp lại nội dung trong bản tin?
GV gọi HS độc lại bản tin sau khi đã sắp xếp lại trật tự
HĐ4: Hướng đẫn HS làm bài tập 4
HS tự chọn tình huống và hình thành được một bản tin
I. Luyện tập
Bài tập 1.
Phân tích cấu trúc, dung lượng và loại bản tin:
- Cấu trúc:bản tin có 3 phần:
+ Phần 1: phần mở đầu “Theo các báo cáo… về các chỉ số bình đẳng giới”
+ Phần 2, diễn giải, tiếp theo đến “ở độ tuổi 15-60”
+ Phần 3, vấn đề cần giải quyết, còn lại
(Lưu ý, ở các bản tin khác, phần 3 thường là kết quả của sự kiện)
=> Như vậy bản tin có nhan đề, triển khai từ thông tin khái quát đến cụ thể, chi tiết, phần sau cụ thể hoá và giải thích cho phần trước.
- Về dung lượng: Độ dài trung bình, thông tin về kết quả (đứng đầu khu vực về bình đẳng giới) và các sự kiện (bình đẳng giới trong giáo dục, y tế, kinh tế và các hạn chế về bình đẳng giới)
- Loại bản tin: bản tin thường, vì người viết không đi vào diễn tả tỉ mỉ mà chỉ chọn những chi tiết chủ yếu ở 3 lĩnh vực cơ bản nhất mà nữ giới thường bị xem nhẹ.
2. Bài tập 2.
- Nội dung chủ yếu của bản tin: Dự án phát triển và đưa cây dược liệu Vn ra thị trường thế giới. VN là nước duy nhất của khu vực Đông Á lọt vào danh sách 10 ứng cử viên cho giải thưởng “Môi trường và sự phát triển 2007”
- Cách thức đọc nhanh:
+ Căn cứ vào nhan đề (tiêu đề) của bản tin.
+ Căn cứ vào nội dung câu mang thông tin quan trọng nhất có liên quan đến sự kiện được nhắc trong nhan đề. Câu này thường đứng đầu bản tin.
3. Bài tập 3
Sắp xếp lại nội dung trong bản tin
- Đánh số thứ tự các câu trong bản tin từ 1->6
- Theo số đã đánh,Theo số dã đánh, sắp xếp lại trật tự sao cho hợp lí (xét trong quan hệ về mạch ý trong đoạn: quan hệ với những câu đứng trước và sau nó).
- Với cách làm đó ta có thứ tự: 1-2-5-6-4-3.
4. Bài tập 4:
Tập viết bản tin theo các tình huống
- HS chọn một tình huống trong các tình huống đã cho.
- Thu thập và lựa chọn tư liệu để viết bản tin, các tư liệu đó bao gồm:
+ Thời gian địa điểm diễn ra sự kiện
+Kết quả của sự kiện
- Đặt tên cho bản tin, viết phần mở đầu, phần triển khai…
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết thứ: 68
Tên bài:
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Thấy được tầm quan trọng và mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
2. Kỷ năng
Nắm được những yêu cầu cơ bản về cách thức phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Có kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
3. Thái độ
Thông qua việc học tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, thấy được sự cần thiết phải có thái độ nhã nhặn, khiêm tốn, biết chia sẻ, biết lắng nghe.. trong giao tiếp với mọi người.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu:Vấn đáp, thảo luận.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦATHẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1
CH1: Hs thực hiện các yêu cầu ở mục I
Gv nhận xét, bổ xung
* Hoạt động 2
Hoạt động phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? Nên lưu ý điều gì?
- Người phỏng vấn phải làm gì và có thái độ như thế nào khi đi phỏng vấn?
Công việc của người phỏng vấn sau khi PV là gì? tại sao phải làm việc ấy?
Hoạt động 3
Người tar lời phỏng vấn cần phải thực hiện những yêu cầu gì?
* Hoạt động 4
Bài tập 2 HS thảo luận và làm tại lớp.
I. Tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
1. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Phóng viên báo phỏng vấn…
- GĐ công ty phỏng vấn tuyển nhân viên
- Các nhân vật giao tiếp trao đổi một vấn đề
……….
2. Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
PV và trả lới PV là để trò chuyện, nắm bắt, thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.
3. Tầm quan trọng của PV và trả lời PV
Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, phỏng vấn là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1. Chuẩn bị phỏng vấn
- Xác định chủ đề và mục đích phỏng vấn
- Chuẩn bị phương tiện phỏng vấn
- Dự kiến đối tượng phỏng vấn, thời gian, địa điểm
- Dự kiến hệ thống câu hỏi. Lưu ý: câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn đồng thời phải làm rõ chủ đề và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Phải có nghệ thuật phỏng vấn
2. Tiến hành phỏng vấn
- Có câu hỏi phụ để tạo không khí thân mật, gần gũi giúp cuộc phỏng vấn được thực hiện thành công.
- Phải có thai độ tôn trọng người trả lời.
- Có lời cảm ơn sau khi đã phỏng vấn.
3. Biên tập sau khi phỏng vấn
- Sửa lại câu trả lời cho hợp với văn bản
- Ghi lại một số điệu bộ, nết mặt… có tác dụng tới nội dung văn bản
III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Nêu trung thực ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ chân thành, thẳng thắn.
IV. Luyện tập, củng cố
- Bài tập 1.3 về nhà
- Chuẩn bị bài : Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản
Rút kingh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết thứ:69
Tên bài:
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng Việt, cấu tạo và liên kết ý trong văn bản của chúng.
2. Kỷ năng
Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản; biết cách lựa chon kiểu câu thích hợp khi nói và viết.
3. Thái độ
Thận trọng và có ý thức nâng cao chất lượng lời nói của mình.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: Vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Mục đích của phỏng vấn, các yêu cầu của hoạt động phỏng vấn.
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1
CH: Câu bị động là gì?
HS thảo luận, trả lời câu 1
GV nhận xét, bổ xung
HS thảo luận, trả lời câu 2
Gv nhận xét, bổ xung
* Hoạt động 2
CH: Câu có khởi ngữ là gì?
HS thảo luận, trả lời các câu hỏi
GV nhận xét, bổ xung
* Hoạt động 3
CH: Nêu khái niệm trạng ngữ?
HS thảo luận, trả lời các câu hỏi
Gv nhận xét, bổ xung
* Hoạt động 4
HS rút ra nhận xét chung
I. Dùng kiểu câu bị động.
1. Khái niệm
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (đối tượng của hoạt động).
2. Luyện tập
Câu1:
- Câu bị động “Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả”
- Chuyển sang câu chủ động: Chưa có người đàn bà nào yêu hắn cả.
=> thay câu chủ động vào ý câu không thay đổi nhưng chủ đề “Hắn” không được tiếp tục.
Câu 2
- Câu bị động “Đời hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi bàn tay đàn bà”
- Chuyển sang câu chủ động: Chưa có một bàn tay đàn bà nào chăm sóc đời hắn cả.
=> Dùng câu bị động giúp tiếp tục đề tài nói về “Hắn”.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1. Khái niệm
Khởi ngữ là thành phần câu, nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của nhiều thông báo trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể có hư từ: còn, về, đối với…
2. Luyện tập
Câu 1
a.Câu có hởi ngữ: “Hành thì may nhà thị lại còn”
->Khởi ngữ “Hành”
b. Nhà thị may lại còn hành
=> Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản, biểu hiện cùng một sự việc, có có khởi ngữ liên kết chặt chẽ với câu trước hơn về ý.
Câu 2
Phương án “C” là thích hợp
Câu 3
a. Câu 2 có khởi ngữ “tự tôi”. Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào-người nghe và “tôi” với điều đã nói trong câu trước.
b. Câu thứ 2 có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc
=> Tác dụng nêu một đè tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước.
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1. Khái niệm.
Trạng ngữ được dùng trong câu để chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, tình huống diễn ra sự việc trong câu.
2. Luyện tập
a. Vị trí đầu
b. Phần in đậm có cấu tạo là một cụm từ
c. Bà già kia thấy thị hỏi bật cười -> sau khi chuyển câu có 2 vị ngữ, 2 vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là “Bà già kia”. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước CN thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn.
IV. Tổng kết
- Ba thành phần đã nêu thường đứng đầu câu
- Thể hiện thông tin đã biết
- Có tác dụng liên kết
V. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại phâng ghi nhớ SGK
- Soạn bài: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết thứ: 70+71
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Củng cố những kiến thức đã học về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2. Kỷ năng
Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cụ thể.
3. Thái độ
Tôn trọng người khác khi giao tiếp.
B. Phương pháp giảng dạy
Chủ yếu: thục hành vấn đáp.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Giáo án
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Những yêu cầu cơ bản đối với người trả lới phỏng vấn.
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1
HS xác định trước chủ đề phỏng vấn, đối tượng phỏng vấnvà dự kiến trước các câu hỏi cần thiết.
Hoạt động 2
HS đưa đề tài ra nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung cho bài phỏng vấn.
* Hoạt động 3
Mỗi nhóm cử 1 hs lên phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
* Hoạt động 4
Các nhóm lần lượt nhận xét đánh giá
Gv bổ xung, nhắc nhở thêm.
I. Chuẩn bị phỏng vấn
- HS chuẩn bị ở nhà
- Yêu cầu: chủ đề thiết thực, gần gũi với HS
II. Thảo luận nhóm
- HS thảo luận trong thời gian 10 phút
III. Trình bày
* Chú ý khi phỏng vấn
- Có lời chào hỏi, giới thiệu.
- Người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tạo điều kiện cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ
IV. Tổng kết, rút kinh nghiệm
- Nhận xét ưu, nhược điểm
- Đánh giá kết quả.
V. Củng cố, dặn dò
- HS tự thực hành thêm một số cuộc phỏng vấn, xem các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, trên báo…
- Chuẩn bị tiết trả bài kiểm tra học kì
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết thứ: 72
Tên bài:
RẢ BÀI VIẾT SỐ 4
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh nhận ra lỗi và sửa lỗi trong bài viết của mình.
2. Kỷ năn
File đính kèm:
- giao an ngu van 11(1).doc