Giáo án ngữ văn 11 tuần 23

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ mới.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.

3. Thái độ: Trân trọng nỗi buồn lãng mạn của các nhà thơ mới và tình yêu quê hương kín đáo của tác giả.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác gia Huy Cận và bài thơ Tràng giang

- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích lòng yêu đời, khao khát hoà nhập của Xuân Diệu trong Vội Vàng.

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết: 82, 83 – Đọc văn TRÀNG GIANG Huy Cận A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ mới. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. 3. Thái độ: Trân trọng nỗi buồn lãng mạn của các nhà thơ mới và tình yêu quê hương kín đáo của tác giả. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác gia Huy Cận và bài thơ Tràng giang - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích lòng yêu đời, khao khát hoà nhập của Xuân Diệu trong Vội Vàng. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: Đọc, tìm ý, tóm tắt) - Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào ? - Khái quát những nét cơ bản về nhà thơ Huy Cận - Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và vị trí của tác phẩm Tràng giang? Hoạt động 2: (RLKN: phân tích, thảo luận nhóm, phát biểu tự do…) Gv gọi HS đọc bài thơ: Giọng trầm lắng, ung dung, thư thái, chú ý ngắt nhịp 4-3, 2-2-3. GV nhận xét, đọc lại. - Em có suy nghĩ gì về nhan đề và lời đề từ của bài thơ? - Chủ đề của bài thơ là gì? Thảo luận nhóm. Nhóm 1 Đọc khổ thơ 1, tìm và xác định ý nghĩa các giá trị nghệ thuật có trong khổ thơ đó? Hết tiết 1 Nhóm 2. Đọc khổ thơ 2, tìm và xác định ý nghĩa các giá trị nghệ thuật có trong khổ thơ đó? Nhóm 3 Đọc khổ thơ 3 và nhận xét cảnh vật ở thổ thơ có gì đáng chú ý? Hình ảnh Bèo dạt gợi cho em suy nghĩ gì? ý nghĩa dùng từ phủ định hai lần? Nhóm 4. Đọc khổ thơ 4 và cho biết cảnh vật và cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ có gì đặc biệt? Bản thảo Huy Cận viết: Dờn dợn. Do sự vô tình của người sắp chữ in mà thành dợn dợn. Tác giả cảm ơn sự vô tình đó của anh thợ sắp chữ máy in. Câu thơ được gợi ra từ hai câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Trao đổi cặp Em hiểu thế nào là vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ? Hoạt động 3 (RLKN: tổng hợp. đánh giá) I. TIỂU DẪN 1. Tác giả. - Huy Cận (1919- 2005), quê: Vũ Quang- Hà Tĩnh. - Một trong những tác giả tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Nhà thơ của nỗi ám ảnh không gian và mối sầu vạn kỉ. - Sự nghiệp sáng tác: + Trước CM: Nổi tiếng với tập Lửa thiêng. + Sau CM: Từ 1958 trở đi: SGK. -> Gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, được nhận giải thưởng HCM về VHNT. 2. Tác phẩm. - Xuất xứ: Rút từ tập Lửa thiêng, tập\ thơ mang nỗi sầu thương da diết. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết mùa thu 1939, trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. - Vị trí: là một trong những bài thơ hay nhất của Huy Cận và phong trào thơ Mới. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - hiểu khái quát. - Đọc. - Cảm nhận chung: + Nhan đề và lời đề từ. Nhan đề. Chiều trên sông -> Tràng giang Chiều trên sông: Cụ thể, bình thường không gây ấn tượng. Tràng giang: mênh mang -> Cảm hứng vũ trụ. Lời đề từ: Cảm hứng chủ đạo được tác giả nói rõ: Một nỗi niềm bâng khuâng, tha thiết nhớ khi đứng trước trời rộng sông dài. + Chủ đề: Nỗi buồn trước sông nước bao la, vạn vật đơn lẻ, nỗi khát khao hoà nhập và tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả. 2. Đọc – hiểu chi tiết. a. Khổ thơ thứ nhất. - Sóng gợn + điệp điệp: những lớp sóng nhẹ loang ra, gối lên nhau... - Con thuyền xuôi mái: buông trôi, trễ tràng, phó mặc... - Thuyền về >< nước lại: chia li, tan tác. - Cành củi lạc dòng: Tiểu đối + đảo ngữ ->lạc loài, vô định. - Ý nghĩa biểu tượng: + Dòng sông: dòng đời. + Thuyền, củi: kiếp người. => Cái buồn gợi lên từ không gian rợn ngợp, vạn vật nhỏ nhoi, rời rạc. Khổ thơ có cấu trúc đăng đối, âm điệu chậm buồn, da diết. b. Khổ thơ thứ hai. - Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi tả sự hắt hiu, thê thảm: lơ thơ, đìu hiu. - Sự sống: Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn. So sánh thơ NT: ấm áp, đầy sức sống. - Không gian đa chiều: + nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót + sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu -> Nghệ thuật: đối, sự đối lập giữa con người với vũ trụ: con người càng nhỏ bé trước không gian rộng lớn ấy. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển. Từ sâu+ chót vót: cao hun hút, rợn ngợp c. Khổ thơ thứ ba. - Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định: + không cầu. + không đò -> Không bóng người, không sự giao lưu. - Hình ảnh: Bèo dạt: lênh đênh, vô định -> Gợi hình ảnh con người mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời. d. Khổ thơ thứ tư: - Thiên nhiên: + Mây cao đùn núi bạc: Chữ đùn rất tạo hình, cảm giác núi cao lên mãi -> hùng vĩ, tráng lệ. + Cánh chim nhỏ: nhỏ bé, tội nghiệp. - Tâm trạng: +Dợn dợn: Gợi cảm giác bên trong, buồn vô hạn, nhớ quê hương. + Không khói …nhớ nhà: nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diết của một cái tôi lãng mạn. Đó chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền. e.Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ. Yếu tố cổ điển Yếu tố hiện đại - Thể thơ thất ngôn tả cảnh ngụ tình. - Sử dụng nhiều từ Hán Việt, thi liệu truyền thống. - Mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã, sâu sắc, khái quát. - Hình ảnh ước lệ, tượng trưng. - Nỗi buồn cô đơn nhưng mang cảm xúc bâng khuâng man mác nỗi buồn thời đại. - Cảnh vật quen thuộc gần gũi. - Trực tiếp bộc lộ cái tôi cô đơn trước vũ trụ, lòng yêu quê hương đất nước thầm kín. - Hình ảnh gần gũi thân thuộc. III. TỔNG KẾT D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố - Gv yêu cầu hs đọc kĩ phần ghi nhớ sgk - Chỉ ra những biểu hiện chứng tỏ lòng yêu nước kín đáo mà sâu sắc của tác giả qua bài thơ? 2. Dặn dò: - Nắm nội dung bài học. - Học thuộc bài thơ - Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết: 81 – Làm văn LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng tốt thao tác lập luận bác bỏ trong quá trình viết văn. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Mục đích, yêu cầu và cách thức bác bỏ trong thao tác lập luận bác bỏ. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Gv tổ chức cho Hs trao đổi nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. - Nhóm 1. Bài tập 1(a) - Nhóm 2. Bài tập 1(b) Nhóm 3. Bài tập 2. - Nhóm 4. Đưa ra quan niệm đúng đắn về cách học môn ngữ văn? - HS làm bài tập 3 tại lớp. GV gọi chữa bài và nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Luyện tập Hs làm bài tập phần luyện tập. I. Hướng dẫn giải bài tập SGK. Bài tập 1. Vấn đề bác bỏ Cách bác bỏ Đoạn văn a Đoạn văn b - Quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người trở thành nô lệ của tiện nghi. - Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước vương triều mới. - Dùng lí lẽ và hình ảnh so sánh - Dùng lí lẽ phân tích dể nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. Bài tập 2. Vấn đề bác bỏ Cách bác bỏ Đoạn văn a. Đoạn văn b. - Quan niệm phiến diện. - Quan niệm phiến diện: - Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. Quan niệm đúng đắn. Muốn học tốt môn ngữ văn cần phải: - Sống sâu sắc và có ý thức tích luỹ vốn sống thực tế. - Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. - Có phương pháp học tập phù hợp để nắm kiến thức cơ bản và hệ thống. - Thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách, báo, tạp chí và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. II. Luyện tập . Bài tập 3 SGK tr32. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - Gv nêu câu hỏi để hs củng cố bài. - Yêu cầu HS đọc kĩ phần Ghi nhớ 2. Dặn dò: - Ôn luyện phục vụ cho bài viết số 6. - Soạn bài theo phân phối chương trình.

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc