A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức: Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết. Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: RLKN phân tích đề, lập dàn ý bài NLXH.
3. Thái độ: Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Giáo án, Bài làm của HS.
- Phương pháp: Hỏi đáp, phân tích, thuyết giảng.
2. Học sinh:
- Phương tiện: Sgk, vở ghi.
- Chuẩn bị: Lập lại dàn ý bài viết số 5.
C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02/2013
Tiết: 85 –Làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
RA ĐỀ BÀI SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức: Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết. Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: RLKN phân tích đề, lập dàn ý bài NLXH.
3. Thái độ: Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Giáo án, Bài làm của HS.
- Phương pháp: Hỏi đáp, phân tích, thuyết giảng.
2. Học sinh:
- Phương tiện: Sgk, vở ghi.
- Chuẩn bị: Lập lại dàn ý bài viết số 5.
C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động
- Xác định yêu cầu đề
- Kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng: Phân tích, so sánh, bác bỏ.
- Tư liệu :Vốn sống thực tế.
- GV chữa đề theo đáp án thang điểm.
- Gọi một Hs trình bày dàn ý bài viết số 5.
- GV nhận xét, đưa ra dàn ý chi tiết.
HOẠT ĐỘNG 2
GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả.
Yêu cầu viết bài.
Hoạt động 3
- Gv ra đề bài số 6
- Hẹn lịch thu bài.
- GV định hướng qua cách làm bài cho HS.
- GV lập đáp án và biểu điểm cho bài viết số 6.
I. CHỮA BÀI KIỂM TRA.
1. Yêu cầu HS nhắc lại đề bài
2. Phân tích đề
3. Dàn ý.
Mở bài:
- Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng cần học tuy nhiên con đường học vấn của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.
- Dẫn câu nói vào.
Thân bài:
- Giải thích câu nói:
+ Câu nói của nhà văn
+ Câu tục ngữ
- Bình luận, chứng minh.
+ Khẳng định cả hai câu nói đều đúng. Bởi chúng được đúc rút từ những kinh nghiệm cá nhân và cộng đồng.
- Rút ra bài học.
- Liên hệ với bản thân
Kết bài:
Học ở những người xung quanh mình, học trong cuộc sống, đó là bài học sâu sắc cho mỗi người được đúc kết từ hai câu nói...
II. NHẬN XÉT CHUNG.
1. Ưu điểm.
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý.
- Biết cách tổ chức bài viết, phân đoạn rõ ràng.
2. Nhược điểm.
- Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được suy nghĩ của mình một cách cụ thể và rõ ràng
- Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.
- Chưa rõ các thao tác nghị luận. Nhiều em chưa rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Một số em phân bố thời gian làm bài chưa hợp lí.
3. Kết quả.
2.Nhận xét cụ thể bài của một số Hs.
3. Trả bài.
III. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6.
Đề bài:
Cảm nhận của em về chí làm trai trong bài thơ Xuất dương lưu biệt.
D CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:Gv khắc sâu cho Hs các bước làm bài NLXH.
2. Dặn dò Hs:
- Tập trung làm bài số 6 trong một thời gian nhất định, không phân tán tư tưởng.
- Xác định rõ yêu cầu nội dung, làm bài đúng hướng.
- Nộp bài đúng thời gian qui định.
- Soạn bài mới: Đây thôn Vĩ Dạ.
Ngày soạn:16/ 02 / 2013.
Tiết 86: Đọc văn:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ.
(Hàn Mặc Tử )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc và con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín trong dự cảm chia lìa của tác giả với cuộc đời
2. Kĩ năng: RLKN đọc thơ trữ tình, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình và nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
3. Thái độ: Thông cảm và trân trọng tâm sự riêng của một thi sĩ chịu nhiều bất hạnh như Hàn Mạc Tử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác giả Hàn Mạc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Tràng giang (Huy Cận)
- Chỉ ra những yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1
(RLKN tóm tắt )
- Đọc và giới thiệu những nét chính về nhà thơ HMT?
GV mở rộng:
- Làm thơ từ năm 16 tuổi với nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị.
- Nhà nghèo, cha mất sớm. Khi đang làm việc ở sở Đạc Điền thì mắc bệnh hủi, bị đuổi việc, điều trị tại nhà thương Qui Nhơn và mất tại đó.
- Bên cạnh những vần thơ điên loạn vẫn xuất hiện những vần thơ trong trẻo: Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ..
- Giới thiệu vài nét về xuất xứ và cảm hứng sáng tác bài thơ?
Hoạt động 2: .(RLKN: phân tích, thảo luận nhóm, phát biểu tự do…)
- Hs đọc, Gv nhận xét.
- Gv gợi ý để Hs phát biểu cảm nhận về nhan đề và mạch vận động của bài thơ.
Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm.
Nhóm 1
Tìm các giá trị nghệ thuật và chỉ ra những nét đẹp của phong cảnh trong khổ thơ 1?
Gv gợi ý: Hs tìm hiểu về:
- Hình ảnh: Nắng hàng cau- nắng mới.
- Đại từ : ai
- Hình ảnh: Mặt chữ điền.
- Nhận xét chung
Nhóm 2.
Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ 2 và chỉ ra nét độc đáo có trong khổ thơ đó?
Nhóm 3:
Ở khổ thơ thứ 3 nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào?
Nhóm 4.
Nhận xét bút pháp miêu tả trong 3 khổ thơ có gì khác nhau
( Thời gian, không gian, khung cảnh)?
Hoạt động 3:
( RLKN tổng hợp, bình luận)
- Rút ra những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
I. TIỂU DẪN.
1. Tác giả.
- Hàn Mạc Tử ( 1912 – 1940) tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí, quê: Đồng Hới – Quảng Bình.
- Mắc bệnh phong (1936), mất tại trại phong Tuy Hoà.
- Bút danh: SGK.
- Là nhà thơ tài hoa và có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào thơ Mới.
- Các tác phẩm chính: SGK.
2. Tác phẩm
- Sáng tác 1938, in trong tập Thơ Điên.
- Cảm hứng: nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi ra từ Huế khi ông đang trên giường bệnh.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc – hiểu khái quát.
- Đọc
- Cảm nhận chung:
+ Nhan đề: bức tranh phong cảnh và tâm sự của tác giả.
+ Mạch thơ: Nhảy cóc, bất ổn, ám ảnh chia lìa.
-> Bài thơ là lời bày tỏ tình yêu đời, yêu người tha thiết của tác giả trong nỗi tuyệt vọng.
2. Đọc – hiểu chi tiết.
a. Khổ thơ 1.
- Câu hỏi mở đầu: nhiều sắc thái: lời mời, lời nhắc, lời trách móc nhẹ nhàng, tình cảm.
-> Tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.
- Bức tranh vườn thôn Vĩ buổi sáng sớm.
- Hình ảnh: Nắng hàng cau - Nắng mới.
Ánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ớt đẫm sương đêm -> giản dị, trong trẻo, bình yên.
-> Thiên nhiên sống động rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ.
-“Xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây.
- “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.
-> Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.
->Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
b. Khổ thơ 2.
- Không gian được mở rộng. Thời gian vận động bất ngờ: sáng -> chiều.
- Mặc cảm chia lìa: Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.
- Dòng nước, hoa bắp: đầy tâm trạng, không muốn chảy trôi, thiếu sinh khí.
- Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”, “sông trăng” -> Cảm giác huyền ảo.
Cảnh đẹp như trong cõi mộng.
- Câu hỏi tu từ:( kịp )ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi.
->Không gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa. Cảnh đẹp nhưng buồn chứa đầy mặc cảm chia lìa, đau thương của tác giả.
c. Khổ thơ 3.
- Chủ thể: Đầy khát vọng trong tiếng gọi xa xăm.
- Khách thể: hư ảo, nhạt nhoà, xa xôi.
-> Câu thơ đầy đam mê, hồi hộp, ngưỡng vọng, nhưng hụt hẫng, xót xa.
- Màu trắng được cực tả là biểu tượng của cái đẹp trong cảm quan của tác giả.
- Thế giới của tác giả: Ở đây -> ám ảnh cô đơn.
- Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ->tha thiết, tuyệt vọng.
=> Tiếng nói yêu đời, khát khao giao cảm nhưng cũng đầy hụt hẫng, xót xa.
* Mạch vận động trong bài thơ:
- Cảnh vật: tươi sáng, giàu sức sống -> ảm đạm, uể oải -> hư ảo, xa vời.
- Tâm trạng thi nhân: hy vọng -> hoài nghi, lo sợ, mặc cảm ->tuyệt vọng.
- Không gian: Mở rộng, xa dần (vườn xa, khách đường xa, thuyền xa), thế giới ngoài kia, đại từ ai xa xăm.
=> Có sự nhảy cóc song mạch xuyên suốt là tình yêu trong tuyệt vọng của tác giả với con người, với cuộc đời
III. TỔNG KẾT.
1. Nội dung
Tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc và con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín trong dự cảm chia lìa của tác giả với cuộc đời.
2. Nghệ thuật
Hình ảnh thơ: độc đáo, đẹp, tươi sáng.
Ngôn ngữ: trong sáng, tinh tế.
Tứ thơ: lột tả được bi kịch của tác giả.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
Khổ 1
Thế giới thực
-Thời gian: bình minh
Không gian: Miệt vườn
->khung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
Khổ 2
Thế giới mộng
- Thời gian: đêm trăng
- Không gian: trời, mây, sông, nước
->khung cảnh u buồn, hoang vắng, chia lìa…
Khổ 3
Thế giới ảo.
Thời gian: không xác định.
- Không gian: đường xa, sương khói.
->khung cảnh hư ảo…
2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Chiều tối
Ngày soạn: 12/ 2/ 2012.
TIẾT 87: Đọc văn: CHIỀU TỐI.
(Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:.
Giúp HS:
- Kiến thức: thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
- Thái độ: Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên:
+ Phương tiện: SGK, SGV ngữ văn 11, TLTK, Giáo án, bảng phụ.
+ Phương pháp: đọc hiểu-đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
- Học sinh:
+ Phương tiện: Sgk, Vở soạn, vở ghi.
+ Chuẩn bị: soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Tử)
- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(RLKN tóm tắt )
- Những hiểu biết của em về HCM?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác tập NKTT?
- Vị trí, cảm hứng sáng tác thi phẩm?
- Bài thơ chiều tối viết bằng thể thơ nào?
Hoạt động 2:
(RLKN: phân tích, thảo luận nhóm, phát biểu tự do…)
- Bằng những cảm nhận ban đầu về bài thơ, bố cục của bài thơ có thể chia ntn?
- Bức tranh thiên nhiên đc vẽ ra với những hình ảnh nào?
- Em có nhận xét gì về hình ảnh chòm mây trong bản dịch và trong phiên âm?
GV: Hình ảnh cánh chim và làn mây là những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương đông. Trong thơ xưa, Lý Bạch viết:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
dịch: “Bấy chim cao bay hết
Mây lẻ đi một mình”
- Sự xuất hiện của cánh chim có giúp ta xác định được thời gian không?
Vì sao em biết đc điều đó?
- “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” gợi ra cho chúng ta một không gian như thế nào?
- Qua đó em có cảm nhận NVTT là người ntn?
- Bức tranh Tn đc vẽ bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
.
- Nhận xét sự thay đổi thời gian không gian ?
- Trung tâm của bức tranh ấy là hình ảnh nào?
- Ý nghĩa của điệp vòng ma bao túc và bao túc ma?
- So sánh câu thơ thứ ba của bản dịch với nguyên tác?
- Chữ “hồng” được Hoàng Trung Thông coi là nhãn tự của bài thơ. Vậy em cảm nhận đc điều gì qua chữ “hồng”?
GV: Với 1 chữ “hồng” Bác đã làm sáng rực toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, vội vã đã diễn tả ở hai câu đầu.
“Chỉ 1 chữ thôi mà cân lại 27 chữ ở trên”
Hoạt động 3:
HS đọc và nhập tâm phần ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- Quê: Nam Đàn Nghệ An
- Gia đình: Nhà nho yêu nước
- Bản thân: Thông minh, yêu nước thương dân sâu sắc.
- Sự nghiệp văn học: phong phú, đặc sắc.
2. Tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Hoàn cảnh ra đời:
8/1942: bị bắt giam vô cớ
8/1942 – 9/1943: sáng tác 134 bài thơ.
3. Bài thơ Chiều tối
- Vị trí: bài số 31
- Cảm hứng sáng tác: chuyến đường chuyển lao từ Tĩnh Tây – Thiên Bảo.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - hiểu khái quát
- Đọc, chú thích
- Bố cục 2 phần:
+ Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên
+Hai câu thơ sau: Bức tranh c/sống
2. Đọc - hiểu chi tiết
a. Hai câu thơ đầu
* Bức tranh thiên nhiên
- Cánh chim: mỏi -> cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.
- Chòm mây: lẻ trôi lững lờ trên tầng không.
- So sánh dịch thơ và phiên âm:
Dịch chưa sát: + cô: cô lẻ
+ mạn mạn: từ láy gợi nhịp điệu chậm chậm, lững lờ.
- Thời gian: chiều muộn
- Không gian: bầu trời mênh mông
* Nhân vật trữ tình:
+ yêu thiên nhiên
+ lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh
+ khát vọng tự do
- BPNT:
+ đề tài, hình ảnh quen thuộc
+Bút pháp chấm phá, lấy điểm tả diện.
+ tả cảnh ngụ tình
=> Tiểu kết: bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển.
b. Hai câu thơ sau
* Bức tranh cuộc sống con người:
- Thời gian: chiều muộn -> tối
- Không gian: bầu trời -> mặt đất
- Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô
=> lao động vất vả nhưng tự do, khoẻ khoắn.
- Điệp vòng: bao túc ma – ma bao túc
+ diễn tả vòng quay của cối ngô
+ nỗi vất vả của cô gái
+ sự dịch chuyển của t/g, k/g
- So sánh dịch thơ và phiên âm:
Dịch chưa sát:
+ sơn thôn thiếu nữ:
+ Dịch thừa chữ “tối”
->làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ.
- Chữ “Hồng”:
+sưởi ấm bức tranh thiên nhiên.
+ sưởi ấm lòng người
III. Tổng kết.
D. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: Tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Tiểu sử tóm tắt.
File đính kèm:
- Tuan 24.doc