A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt tiểu sử.
2. Kỹ năng: RLKN tóm tắt tiểu sử.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện việc tóm tắt tiểu sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,
- Phương pháp: Hỏi đáp, phân tích, thuyết giảng.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/02/2013
Tiết: 88 –Làm văn
TIỂU SỬ TÓM TẮT
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt tiểu sử.
2. Kỹ năng: RLKN tóm tắt tiểu sử.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện việc tóm tắt tiểu sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,
- Phương pháp: Hỏi đáp, phân tích, thuyết giảng.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1: tìm hiểu mục đích, yêu cầu của TSTT
( RLKN tóm tắt)
- HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ TSTT là gì?
+ Mục đích viết TSTT?
+ Yêu cầu viết TSTT?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết TSTT.
( RLKN tóm tắt)
- HS đọc mục II và trả lời các câu hỏi.
+ VB viết về ai? Chia đoạn.
+ TSTT thường gồm mấy phần? cụ thể là những phần nào?
+ Muốn viết được VBTSTT, cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
HS đọc bài tập, làm vào vở, trình bày.Lớp nghe và nhận xét, chỉnh sửa.
I. TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TSTT
1. Tiểu sử tóm tắt là VB thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
2. TSTT thường nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới.
Giúp cho công tác nhân sự, chọn bạn..
3. Bản TSTT cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới.
- Nội dung và độ dài cảu VB phù hợp với tầm cỡ và và cương vị của đương sự.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đơn nghĩa, không dùng các BPTT.
II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
1. TSTT thường gồm có 3 phần:
- Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên, năm sinh. mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc…
- Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu, các thành tích tiêu biểu của đương sự.
- Đánh giá vai trò, tác dụng của người đó trong một phạm vi không gian, thời gian
2. Muốn viết được VB TSTT cần phải:
- Nghiên cứu kĩ về ba nội dung trên bằng cách : đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng.
- Sắp xếp tư liệu trình tự không gian, thời gian, sự việc..hợp lí.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành VB
III. LUYỆN TẬP
Bài 1.
Chọn c, d.
Bài 2.
- Giống nhau: các loại VB này đều viết về một nhân vật nào đó.
- Khác nhau:
Điếu văn viết về người qua đời đọc để trong lễ truy điệu nên ngoài phần TSTT cần có lời chia buồn với gia quyến.
Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn TSTT do người khác viết và tương đối linh hoạt.
->TSTT chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng của TM rộng hơn, có yếu tố cảm xúc.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1.Củng cố: Nêu cách tóm tắt tiểu sử?
2.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Soạn bài Từ ấy
Ngày soạn: 24//02/2013
Tiết: 89 – Đọc văn
TỪ ẤY
- Tố Hữu-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
2. Kĩ năng: RLKN đọc thơ trữ tình, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình và nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lí tưởng sống, thái độ nhiệt tình và tư tưởng tận hiến cho học sinh.B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu tiểu dẫn.
( RLKN tóm tắt)
- HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính về tác giả Tố Hữu?
- Dựa vào Sgk, giới thiệu những thông tin chính về tác phẩm "từ ấy"?
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản.
(RLKN đọc diễn cảm, cảm nhận khái quát, phân tích thơ trữ tình, cảm nhận tâm trạng của chủ thể trữ tình)
- Hs đọc. Gv nhận xét.
- Trình bày cảm nhận của em về nhan đề bài thơ?
- Theo em, bài thơ nên chia bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?
- Nhận xét về giọng điệu và ý nghĩa của bài thơ?
Thao tác 2: Đọc – hiểu chi tiết.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng?
(So sánh thơ cổ điển, thơ Mới: thường viết về mùa xuân, ánh trăng, chiều tà, ít khi xuất hiện ánh sáng mặt trời gay gắt.)
- Nhóm 2. Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
Nhóm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao trong khổ thơ 3?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết.
( RLKN khái quát, tổng hợp)
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
I. TIỂU DẪN.
1. Tác giả.
- Tố Hữu ( 1920 – 2002), tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành, quê: tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng.
2. Tác phẩm.
- Hoàn cảnh: Ngày đầu tác giả được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây là một mốc son chói lọi trong cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, có ý nghĩa như một kim chỉ nam hành động
- Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy (1937)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – hiểu khái quát.
- Đọc
- Cảm nhận chung:
+ Nhan đề: Mốc son chói lọi, mở ra đầy hứa hẹn.
+ Bố cục: 3 khổ.
Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng.
Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
+ Giọng điệu: sôi nổi, tươi vui. (Nhờ hệ thống vần cuối câu ngân vang (âm mở) và cách ngắt nhịp linh hoạt, giàu nhạc tính.
+ Ý nghĩa: Mở đầu, tuyên ngôn về lẽ sống và nghệ thuật.
=> Từ ấy là tiếng reo vui và lời hứa của chàng thanh niên trẻ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng.
2. Đọc – hiểu chi tiết.
a. Khổ 1. Niềm vui sướng, hân hoan khi bắt gặp lý tưởng của Đảng.
- Hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí -> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, xoá tan sự bế tắc, ảm đạm của tư tưởng tiểu tư sản, của thế hệ thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời.
Động từ mạnh: bừng, chói.
- Hình ảnh so sánh : Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
Hay: hô ứng với hình ảnh mặt trời, cách thể hiện trẻ trung, mức độ: đậm đà, rộn ràng.
-> Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.
b. Khổ 2. Nhận thức mới về lẽ sống: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội - đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.
+ Buộc: ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
+ Khối đời: ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
-> Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.
c. Khổ 3.
Sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng của tác giả.
- Tình cảm gắn bó ruột thị với mọi người: con, em, anh -> tình thương và ý thức trách nhiệm.
- Giọng thơ sôi nổi, say sưa; nhịp: hăm hở, dồn dập.
- Số từ: trăm-> vạn -> mở rộng thêm, làm giàu tâm hồn tác giả, cơ sở để thành công trong sáng tạo nghệ thuật.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
Bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng cộng sản và nghệ thuật của Tố Hữu.
2.Nghệ thuật.
- Giọng điệu sôi nổi.
- Hình ảnh tươi tắn, mới mẻ
- So sánh, ẩn dụ.
IV. Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố: Gv yêu cầu hs: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ mà em cho là hay nhất trong bài.
2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Đọc thêm.
Ngày soạn: 25/ 02 / 2013
Tiết 90-91: Hướng dẫn đọc thêm
LAI TÂN( Hồ Chí Minh), NHỚ ĐỒNG ( Tố Hữu),
TƯƠNG TƯ ( Nguyễn Bính), CHIỀU XUÂN ( Anh Thơ)
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:. Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm trên.
2. Kỹ năng: RLKN phân tích thơ, kỹ năng tự học
3. Thái độ: Có ý thức trang bị kiến thức về tác giả, rèn kỹ năng đọc và cảm thụ thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: SGK, SGV ngữ văn 11, TLTK, Giáo án
- Phương pháp: đọc hiểu-đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm
2. Học sinh:
- Phương tiện: Sgk, Vở soạn, vở ghi.
- Chuẩn bị: soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ Từ ấy.
- Phân tích (theo khổ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tự học.
GV định hướng cách tự học 4 bài thơ cho Hs.
Hoạt động 2: GV tổ chức học 4 bài thơ
(RLKN phân tích thơ, kỹ năng tự học và thảo luận nhóm)
Gv tổ chức trao đổi nhóm.
Nhóm 1: Đọc và xác định chủ đề bài thơ Lai tân?
Nhóm 2: Đọc và phân tích ý nghĩa các biện pháp tu từ có trong bài thơ Nhớ đồng?
Hết tiết 89, chuyển sang tiết 90.
Nhóm 3: Bài thơ Tương tư nói về nội dung gì? Căn cứ vào những chi tiết nào mà em xác định như vậy?
Nhóm 4 : Tìm những nét đẹp trong cách miêu tả phong cảnh chiều xuân ?
Hoạt động 3: Tổng kết
Gv gợi ý để hs tự tổng kết bài học.
I. Bài thơ: Lai tân (Hồ Chí Minh)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác- SGK.
3. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
- Chỉ bằng 3 câu thơ hiện lên trước mắt người đọc cả bộ máy của huyện Lai tân:
+ Ban trưởng: Chuyên đánh bạc
+ Cảnh sát trưởng: ăn hối lộ
+ Huyện trưởng: Hút thuốc phiện
-> Sự thối nát của chính quyền Lai Tân. Những người thực thi pháp luật lại vi phạm pháp luật-> Sự thái bình giả tạo – mỉa mai châm biếm của tác giả.
-> Những cảm nhận và suy nghĩ của người tù về thực trạng xã hội Trung Quốc ở huyện Lai Tân – Quảng Tây: Sự thối nát của chính quyền, sự sa đoạ của quan chức nhà nước.
II. Bài thơ: Nhớ đồng (Tố Hữu)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác - SGK.
3. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
- Trong hoàn cảnh bị giam cầm, tách biệt thế giới bên ngoài, tiếng hò ám ảnh nhà thơ, gợi nhớ quê hương, gợi kỉ niệm về đồng bào đồng chí.
- Điệp khúc: Khắc sâu và tô đậm âm vang của tiếng hò, khêu gợi nỗi nhớ thương của tác giả về cảnh quê, người quê.
- Tình yêu thương và nỗi nhớ da diết thể hiện qua nhiều hình ảnh quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, đồng lúa, nhà tranh, cồn bãi…
- Điệp từ điệp ngữ: Gắn kết, mong mỏi, hồi hộp, hi vọng.
-> Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày đầu bị giam cầm ở nhà lao Thừa Thiên.
III.Bài thơ: Tương tư (Nguyễn Bính)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- SGK.
3. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
+ Nỗi nhớ nhung da diết: “ngồi nhớ”
-> nhuốm cả không gian: thôn Đoài nhớ thôn Đông, khiến khoảng cách trở nên xa vợi : một người được lặp lại và tách ra hai đầu câu thơ. Nối hai đầu xa cách là nhịp cầu “chín nhớ mười mong”
+ Băn khoăn, trách cứ, dỗi hờn -> trách vì yêu, vì quá đỗi mong nhớ + Đợi chờ khắc khoải: thời gian trôi nặng nề, chậm chạp
+ Thao thức, nôn nao mơ tưởng + Ước vọng chân tình về một mối lương duyên
-> Tương tư với những sắc thái cảm xúc phức hợp là biểu hiện của một tình yêu da diết chân thành-> dễ tìm được niềm đồng cảm nơi trái tim con người.
2/ Tương tư - một tấm tình chốn quê:
- Tràn ngập một không gian đồng quê: địa danh, cảnh vật, cây cỏ…thuộc về chốn quê bao đời -> Tình yêu được bày tỏ một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị.
- Ước vọng nhân duyên đậm chất truyền thống
- Ngôn ngữ dân gian (ca dao, thành ngữ, địa danh, hình ảnh…)
- Lời thơ lục bát rất gần với ca dao truyền thống -> Duyên quê và cảnh quê hoà quyện
=> Kết luận: Bài thơ là sự thể hiện chân thực mà tinh tế diễn biến mang tính quy luật của tâm trạng “ Tương tư” - một tâm trạng rất con người.
- Chất dân gian, chất “chân quê” của hồn thơ Nguyễn Bính qua một bài thơ Mới đậm đà phong vị ca dao.
IV. Chiều xuân(Anh Thơ)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- SGK.
3. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
- Cảnh chiều xuân ở nông thôn miền Bắc đẹp, tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, nhưng buồn:
+ Con đò/dòng sông/quán tranh/hoa xoan/cỏ non/đàn sáo/bướm bay/trâu bò/cánh đồng/đàn cò...cô gái nông dân
- Những từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả âm thanh, hình dáng, cảm xúc.
-> bức tranh thu nhỏ tả cảnh chiều xuân trên cánh đồng ven đê xứ Bắc.
III. Tổng kết
Hs tự tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm vừa học.
IV. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: ? GV nêu câu hỏi để Hs củng cố bài.
Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Đặc điểm loại hình Tiếng Việt.
D CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:Gv khắc sâu cho Hs các bước làm bài NLXH.
2. Dặn dò Hs:
- Tập trung làm bài số 6 trong một thời gian nhất định, không phân tán tư tưởng.
- Xác định rõ yêu cầu nội dung, làm bài đúng hướng.
- Nộp bài đúng thời gian qui định.
- Soạn bài mới: Đây thôn Vĩ Dạ.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố: Gv nêu câu hỏi để Hs củng cố bài: ? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả qua bài thơ?
2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Chiều tối
File đính kèm:
- Tuan 25.doc