I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hiểu được tình cảm yêu ghét của Huygô đối với các nhân vật trong đoạn trích
- Thấy được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc hoạ nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích tác phẩm văn học nước ngoài.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo,nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình
III. PHƯƠNG TIỆN: sgk, tkbg
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
ỔN ĐỊNH LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Một số câu hỏi trắc nghiệm tuần 22, 23, 24, 25.
- Nội dung chính của “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
BÀI MỚI: - Văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX.
- Nhà văn lãng mạn vĩ đại V. Huygô và tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: TIẾT 113,114
BÀI:
( Trích Những người khốn khổ)
( Victo Huygô)
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hiểu được tình cảm yêu ghét của Huygô đối với các nhân vật trong đoạn trích
- Thấy được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc hoạ nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích tác phẩm văn học nước ngoài.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo,nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình
III. PHƯƠNG TIỆN: sgk, tkbg
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
ỔN ĐỊNH LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Một số câu hỏi trắc nghiệm tuần 22, 23, 24, 25.
- Nội dung chính của “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
BÀI MỚI: - Văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX.
- Nhà văn lãng mạn vĩ đại V. Huygô và tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”.
H.Đ CỦA THẦY
H. Đ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
TIẾT 1
HĐ 1: 20’
- Thuyết trình giới thiệu một số tri thức liên quan đến tác giả và tác phẩm.
- Hướng dẫn HS theo dõi sgk trang 141.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn trích – chú ý giọng đọc: cách nói của Gia-ve, của Phăng-tin, của Giăng Van-giăng.
- Yêu cầu HS phát biểu nội dung chính của đoạn trích.
- Nhận xét, củng cố.
- Theo dõi sgk
- Tự ghi bài
- 3HS đọc.
- Phát biểu nội dung chính.
- Nhận xét, củng cố.
I Giới thiệu chung:
1. Tác giả V. Huygô:
(SGK- trang 141- phần tiểu dẫn)
2. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”:
3. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”:
a. Về xuất xứ đoạn trích:
- Trích trong phần I của tác phẩm. Phần này có tên là Phăng-tin.
- Phần này gồm tám quyển, đoạn trích nằm ở quyển tám.
b. Đọc đoạn trích và chú thích: (chú ý giọng đọc: thiết tha, dứt khoát, mạnh mẽ)
c. Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn văn có một vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm: Lần đầu tiên, ông Ma-đơ-len, khi buộc phải xuất đầu lộ diện, đã chọn một giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền và làm lối thoát cho nạn nhân.
HĐ 2: 15’
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bằng cách thảo luận nhóm và trình bày các câu hỏi sau:
? Theo em, “người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật nào? Từ đó xác định ba phần của đoạn trích.
- Nhận xét, kết luận chung.
TIẾT 2: 15’
? Tìm hiểu nhân vật Gia-ve về: diện mạo, ngôn ngữ, hành động và thế giới nội tâm. Thông qua đó, em thấy nhân vật này là người như thế nào?
- Nhận xét, kết luận chung.
? Theo tác giả, Giăng Van-giăng là một con người như thế nào? Tấm lòng của ông dành cho Phang-tin ra sao?
- Nhận xét, kết luận.
HĐ3: 5’
-Hướng dẫn HS phát biểu chủ đề tác phẩm.
- Nhận xét, kết luận chung.
HĐ 4: Củng cố bài (5’)
- Yêu cầu HS khái quát lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- HS chú ý vào tác phẩm.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm.
- Hs trả lời theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Phát biểu chủ đề của đoạn trích.
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời câu hỏi củng cố.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Đọc - hiểu:
1. Tiêu đề và bố cục:
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là Giăng-Van-giăng.
- Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
+ Giăng-Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền (của một ông thị trưởng).
+ Giăng-Van-giăng mất hết uy quyền trước tên mật thám Gia-ve.
+ Giăng-Van-giăng khôi phục uy quyền của mình.
2. Hình tượng tên mật thám Gia-ve:
- Diện mạo: Căn cứ vào bài đọc tham khảo Chân dung Gia-ve với các từ ngữ: ác thú, chó dữ, cọp + chi tiết hắn chỉ “còn có chút gần nhân loại” ở chỗ đôi lúc hắn hút thuốc => Gia-ve hiện lên như một con ác thú.
- Ngôn ngữ, hành động: Chẳng khác gì một con ác thú, như con hổ sắp vồ mồi.
+ Tiếng thét “Mau lên!”- Không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm.
+ Vừa gầm vừa như thôi miên con mồi cứ đứng lì một chỗ, cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
+ Hắn đắc ý phá lên cười cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
-Thế giới nội tâm:
+ Qua thái độ, cách cư xử của hắn trước người bệnh: Lạnh lùng, bất nhẫn, quát tháo và dập tắt nốt tia hy vọng của Phăng tin.
+ Qua thái độ, cách cư xử của hắn trước nỗi đau tình mẫu tử: Hắn lòng dạ sắt đá, trong khi Phăng tin đang tuyệt vọng thì Gia ve vẫn buông những câu nói lạnh lùng và hết sức tàn nhẫn.
+ Qua thái độ, cách cư xử của hắn trước người chết: Hắn vẫn quát tháo và không một mảy may mủi lòng trước cái chết của đồng loại.
=> Gia ve đúng là một tên ác thú máu lạnh.
3. Tấm lòng của Giăng Van giăng:
- Khi Gia ve xuất hiện, Giăng Van giăng biết là hắn đến để bắt mình, nhưng ông tỏ ra bình tĩnh và cố gắng để Phăng tin yên tâm.
- Khi Phăng tin biết rõ, Gia ve đến đây là để bắt Giăng Van giăng thì Giăng Van giăng lại muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia ve và hết sức nhún nhường trước tên thanh tra mật thám.
- Khi Phăng tin đã qua đời, Giăng Van giăng thì thầm bên tai Phăng- tin, có lẽ ông hứa sẽ đưa Cô-dét về cho chị. Chính vì lẽ đó mà trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin dường như nở một nụ cười. Về sau Giăng Van-giăng đã thực hiện được lời hứa.
=> Tình thương cao cả của Giăng Van-giăng -> Tình thương của nhà văndành cho hai nhân vật này.
III. CHỦ ĐỀ: Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng tên mật thám Gia-ve và tấm lòng của nhân vật Giăng Van-giăng. Thông qua đó, nhà văn đã bộc sự cảm thông sâu sắc và tấm lòng của mình đối với NHững người khốn khổ.
IV. TỔNG KẾT:
- Bằng những thủ pháp nghệ thuật: phóng đại, ẩn dụ, so sánh, tương phản, nhà văn đã nêu bật được sự đối lập giữa ác và thiện, cường quyền và nạn nhân.
- Đồng thời ông cũng trực tiếp phê phán cường quyền và khơi dậy mối đồng cảm đối với Những người khốn khổ.
HĐ 5: Hướng dẫn làm bài tập nâng cao ở lớp để HS về nhà làm.
- Làm bài tập theo yêu cầu của GV ở nhà.
IV. Bài tập về nhà:(SGK)
DẶN DÒ: - Nắm kỹ nội dung bài học, tìm đọc Những người khốn khổ..
- Soạn bài mới.
g°h
File đính kèm:
- tuan 29 nang cao.doc