Giáo án ngữ văn 11 tuần 7

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

+ Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

+ Thấy được lối diễn đạt bằng những lời lẽ đầy tâm huyết và cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao của tác giả.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

ã SGK, SGV

ã Thiết kế bài học.

C. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: GVH: Anh (chị) hãy cho biết khái niệm của thành ngữ và điển cố, lấy ví dụ cụ thể ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếu cầu hiền A. mục tiêu bài học Giúp HS: + Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả. + Thấy được lối diễn đạt bằng những lời lẽ đầy tâm huyết và cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao của tác giả. B. phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học. C. Tiến hành dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: GVH: Anh (chị) hãy cho biết khái niệm của thành ngữ và điển cố, lấy ví dụ cụ thể ? 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung cần đạt GV: H/S đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 68 GVH: Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì ? GVH: Tác phẩm chia làm mấy phần ? ý của mỗi phần ? GVH: Em hãy nêu Chủ đề ? GVH: Mối quan hệ giữa người hiền tài với thiên tử đựoc tác giả thể hiện như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết đối tượng của bài Chiếu là ai ? Thái độ của họ như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả đưa ra thái độ ấy bằng cách nào ? GVH: Thái độ và tấm lòng của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào ? GVH: Em hãy tìm những biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung ? GVH: Giá trị của những biện pháp cầu hiền ? GVH: Theo em chiếu cầu hiền thuộc thể loại văn xuôi nào ? GVH: Em cho biết bài văn có những luận điểm nào ? GVH: Cách lập luận đưa ra là gì ?Lập luận ra sao ? GVH: Qua bài văn, em nhận xét gì về vua Quang Trung ? I. Giới thiệu chung. Tác giả HSPB: Phần tiểu dẫn SGK nêu vài nét về tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài chiếu. * Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803)…SGK Tr 68. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác. HSPB: Được viết vào khoảng 1788 và 1789 khi tập đoàn Lê – Trịnh tan rã hoàn toàn.Một số sĩ phu yêu nước của triều đại cũ kẻ thì ẩn mình giữ lòng trung quân của kẻ bề tôi, kẻ thì tự vẫn, người thì hoang mang chưa tin vào tân triều. Chiếu cầu hiền ra đời vào hoàn cảnh đấy. + Mục đích cuả bài chiếu là nhằm thuyết phục đội ngũ trí thức trong làng quan lại của triều đại cũ ra cộng tác với Tây Sơn. Bài chiếu thể hiện quan điểm đúng đắn, tấm lòng yêu nước thương dân của vua Quang Trung. Bố cục – chủ đề. HSPB: Bài chiếu chia làm ba đoạn : + Từ đầu đến sinh ra người hiền : tác giả đưa ra mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử. + Tiếp đó đến Chính sự buổi đầu cho trẫm: Thái độ của nho sĩ Bắc hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền. + Còn lại: Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ. * Chủ đề: Tác giả khẳng định mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử, nêu rõ tình trạng thái độ của nho sĩ Bắc hà trước sự kiện Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, đồng thời nêu rõ tấm lòng rộng mở đón người hiền của vua Quang Trung. II. nội dung chính 1. Mối quan hệ của người hiền và thiên tử. HSPB: Bằng cách sử dụng câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ, tác giả khẳng định người hiền cũng như sao sáng trên trời. Sao chắc phải về chầu Bắc thần (Bắc Đẩu) => người hiền tài quy thuận nhà vua, không nên giấu mình ẩn tiếng, như thế sẽ phụ lòng người. HSPB: Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc. 2. Thái độ của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh. HSPB: Đối tượng của bài Chiếu là các nho sĩ Bắc Hà, quan lại các cấp trong triều đại cũ. HSPB: Thái độ của họ được tác giả nêu rất rõ: + Cố chấp, vì một chữ Trung với triều đại cũ mà đi ở ẩn. + Người ở lại triều chính thì im lặng như những con ngựa xếp hàng làm nghi trượng. + Các quan cấp dưới thì làm việc cầm chừng. + Có người tự vẫn (ra bể vào sông) HSPB: tác giả đưa ra những sự kiện trên đây bằng cách vừa lấy từ Kinh dịch “người hiền thì ở ẩn cố giữ tiết tháo như da bò bền” vừa dùng hình ảnh “người ở triều không dám nói năng như hàng trượng mã”, thậm chí là những hình ảnh ẩn dụ: “đánh mõ giữ của…vào sông ra bể” HSPB: + Mong đợi người hiền tài: “Trẫm đang ghé…” + Ông rất thành tâm, chân thực: “Hay trẫm ít đức…” + Nhà vua giãi bày tâm sự: Tình hình đất nước mới được tạo lập; kỉ cương còn nhiều thiếu sót; lại phải lo toan chuyện biên ải; dân chưa được hồi sức…. => Những lời lẽ ấy rất chân thành, da diết trong sự chờ đợi và mong mỏi. Người viết cũng như ngwoif ban lệnh viết hoàn toàn xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, ý thức trách nhiệm của mình. Một chủ trương chiến lược tập hợp trí thức xây dựng đất nước. 3. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung. HSPB: Lời cầu hiền mạng tính dân chủ. HSPB: + Không trách cứ những người không dùng được hay có lời lẽ viển vông. + Các quan được tiến cử những người có tài nghệ. + Những người ở ẩn được phép dâng thư ứng cử, chớ nghĩ là mình “đem ngọc rao bán”. + Thời vận ngày nay hợp với sự xuất hiện của người tài. => Nội dung cầu hiền cụ thể có khả năng tác động đén nhiều đối tượng. Lời cầu hiền đấy mở ra nhiều cơ hội để những người hiền tài tha hồ thi thố tài năng giúp đời. Đồng thời nó thể hiện tâm huyết cũng là tư tưởng tiến bộ của tác giả. HSPB: Đó là thể văn xuôi chính luận. HSPB: Các luận điểm lần lượt được đưa ra là: + Người hiền có mối quan hệ như thế nào với thiên tử. + Thái độ , hành động của văn sĩ Bắc Hà + Thái độ của nhà Vua ra sao + Nhà Vua nêu tình hình đất nước hiện tại + Cầu hiền bằng nhiều cách. + Thành tâm kêu gọi người tài => Cách lập luận chặt chẽ. Lời văn ngắn gọn đủ thuyết phục vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm vừa ràng buộc vừa mở đường cho người hiền giúp đời. HSPB: Quang Trung là một vị vua có sự nhìn nhận đúng đắn, xa rộng, biết trân trọng những kẻ sĩ, người tài, hướng họ vào mục đích xây dung vững mạnh. III. Củng cố HSĐ&TL: - Ghi nhớ (SGK) - Ngô Thì Nhậm đã nắm được tầm chiến lược của vua Quang Trung và thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng đó. Xin lập khoa luật (Trích từ bản điều trần số 27 : Tế cấp bát điều) a. Mục tiêu bài học Giúp HS: Thấy được những tư tưởng tiến bộ thể hiện mong muốn đổi mới và phát triển của đất nước của tác giả. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Phương pháp nội dung cần đạt (H/S đọc SGK) GV: Cho HSTL&PB GVH: Tác giả ? GV: Giới thiệu về tác phẩm ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là điều trần ?Văn bản thuộc thể loại nào ? GVG: Bản điều trần số 27 của Nguyễn Trường Tộ mang tên Tế cấp bát điều với tám việc được đề nghị như sau: + Xin sửa đổi võ bị; Xin hợp Tỉnh, huyện để giảm bớt quan lại và khoá sinh; Gây tài chính bằng cách đánh thuế vào hàng xa xỉ; Sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng; Điều chỉnh thuế ruộng đất; Sửa sang lại biên giới; nắm rõ nhân số; lập nhà tế bần và trại mồ côi. GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả phê phán đoạ Nho ở những điểm nào ? (H/S đọc phần 3) GVH: Tác giả khẳng định vị trí, vai trò của Luật trong đời sống như thế nào ?Mặt trái của Luật là gì ? I. GIớI THIệU CHUNG 1, Tác giả HSPB: + Sinh 1830 mất 1871, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An. + Thông thạo cả Hán học và Tây học, có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm huyết phục hưng đất nước qua 60 bản điều trần dâng vua nhưng không được Tự Đức tin dùng. Một trong nhiều lí do : ông là người theo đạo Thiên Chúa. 2, Tác phẩm HSPB: Xin lập khoa Luật được viết ngày 20/10/1867, năm Tự Đức thứ 20. Đây là bản điều trần số 27 trong Tế cấp bát điều. HSPB: là loại văn bản mà cấp dưới đệ trình lên cấp trên nhằm trình bày nhhững điều chính sự. Đó là những điều khẩn cấp cần làm. HSPB: Văn bản thuộc loại tấu biểu (một dạng nghị luận cổ) II. Hướng dẫn học bài 1, Nội dung của pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật và các thành viên trong xã hội. HSPB: Nội dung của pháp luật gồm: Kỉ cương; Uy quyền; Chính lệnh (Chính sách và luật pháp). => Để duy trì sự tồn tại của đất nước cần có Pháp luật. Do đó “bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước” HSPB: Để thuyết phục nhà Vua, tác giả khéo léo đưa bộ luật Gia Long và quan niệm luật của Đạo Nho vào trong lời nói… Ông đưa ra mối quan hệ giữa luật pháp với các thành viên trong xã hội: Quan dùng luật để trị dân Dân theo luật mà giữ gìn Bất cứ hình phạt nào trong đất nước đều không vượt qua luật. 2, Tác giả phê phán Đạo Nho HSPB: Tác giả phê phán đạo Nho ở sự vô tích sự của nó, nói suông không có tác dụng. Tác giả lấy ngay câu nói của Khổng Tử “ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi của mình mà biết tự trách phạt” , đúng là “gậy ông đập lưng ông”. HSPB: Tác giả cũng phê phán các loại sách ra đời ở thời kì phong kiến chỉ gây ra sự “rối trí” cho mọi người. Ông lại lấy ngay lời Khổng Tử ra để phê phán những loại sách vở vô tích sự: “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc” HSPB: Tác giả còn đưa ra một sự thật là “thử hỏi có những nhà nho suốt đời đọc sách…sự ứng xử của họ tệ hơn những người quê mùa chất phác” ố Lời lẽ ấy đặt ra câu hỏi: Vì sao có tình trạng như vậy ? Chỉ có thể trả lời là do họ không được học luật. Vì thế cần có Luật. 3, Vai trò quan trọng của Luật với cuộc sống. HSPB: + Luật có tác dụng cai trị XH. + Luật còn là đạo đức, đạo làm người “Luật là đạo đức, là đức lớn nhất. Đó là chí công vô tư…” HSPB: Luật phải bám vào thực tiễn đời sống, nguyên tác là phải giữ nghiêm nó sẽ phát huy mặt tốt. Ngược lại đặt ra luật không căn cứ vào thực tiễn và người thi hành luật không nghiêm sẽ dẫn đến những hậu quả : Xét xử sai, bao che dung túng, thiếu tính gương mẫu của lãnh đạo, người dân coi thường pháp luật. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng a. Mục tiêu bài học Giúp HS: + Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng : hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. + Có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong số từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mối hoàn cảnh giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV : Giao cho HS bài tập theo nhóm. Cho HS thảo luận và lần lượt phát biểu. GV : Gọi nhóm 1 làm bài 1. GV : Gọi nhóm 2 làm bài 2. GV : Gọi nhóm 3 làm bài 3. GV : Gọi nhóm 4 làm bài 4. GV : Gọi nhóm 5 làm bài 5. Bài 1 : a, từ  lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là chiếc lá vàng mùa thu đang khẽ bay trước gió. B, các trường hợp chuyển nghĩa : + Lá gan…chỉ bộ phận riêng của cơ thể. + Lá thư…chỉ hiện vật bằng giấy có nội dung khác nhau. + Lá cờ…chỉ hiện vật bằng vải + Lá cót…chỉ hiện vật bằng tre, nứa, cỏ. + Lá tôn…chỉ hiện vật bằng kim loại. => Các từ lá trên đây tuy là nghĩa chuyển nhưng có đặc điểm chung là đều có hình dáng mỏng, có bề mặt. Bài 2 : Có nhiều từ nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cơ thể người nhưng ở nghĩa chuyển lại dùng để chỉ người. Cụ thể : + Tên đầu sỏ đã tự thú. + Hắn có chân trong hội đồng quản trị. + Bà Tú phải nuôi sáu miệng ăn trong gia đình, + Những gương mặt tiêu biểu của trường. + Hắn là tay chơi của nhóm ABC. + Bộ óc vĩ đại ấy đã đem lại cho nhân loại nhiều lợi ích. + Người là cha…quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Bài 3 : + Nói ngọt lọt đến xương. + Anh ta nói nghe thật bùi tai. + Cô cay đắng nhận ra sự thật phũ phàng. + Hắn mỉm cười chua chát khi nhận ra bộ mặt thật của cô ta. + Giọng cô ta nghe chua ngoa… Bài 4 : + Cậy = nhờ ; chịu = nhận lời. => Tác giả dùng chữ cậy có sức nặng của niềm tin hay hơn chữ nhờ, nghĩa của từ chịu lời cũng vậy. Bài 5 : A, canh cánh. Vì từ này diễn đạt tâm trạng day dứt triền miên của Bác. B, liên can. Vì từ này phản ánh đúng quan hệ… C, bạn. Hàm súc, đủ nghĩa.

File đính kèm:

  • docTuan 7 Chieu cau hien.doc
Giáo án liên quan