Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Chiếu cầu hiền_ Ngô Thì Nhậm

A.- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

-Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.

- Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước .

- Nắm đặc điểm cơ bản của thể chiếu; thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ của bài chiếu và cảm xúc của người viết.

B.- Phương tiện & phương pháp:

1)- Phương tiện: SGK, SGV, ảnh vua Quang Trung.

2)- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, , thảo luận nhóm, thuyết giảng.

C.- Tiến trình tổ chức dạy học:

1)-Ổn định lớp & kiểm tra bài cũ:

Thế nào là thành ngữ? Tác dụng của thành ngữ? Thế nào là điển cố? Vì sao trong văn chương xưa, nhà văn thường sử dụng điển cố?

2)-Vào bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Chiếu cầu hiền_ Ngô Thì Nhậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 TIẾT 27, 28 NS: - Ngô Thì Nhậm – Đọc thêm: Xin lập khoa luật –Nguyễãn Trường Tộ - A.- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. - Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước . - Nắm đặc điểm cơ bản của thể chiếu; thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ của bài chiếu và cảm xúc của người viết. B.- Phương tiện & phương pháp: 1)- Phương tiện: SGK, SGV, ảnh vua Quang Trung. 2)- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, , thảo luận nhóm, thuyết giảng. C.- Tiến trình tổ chức dạy học: 1)-Ổn định lớp & kiểm tra bài cũ: Thế nào là thành ngữ? Tác dụng của thành ngữ? Thế nào là điển cố? Vì sao trong văn chương xưa, nhà văn thường sử dụng điển cố? 2)-Vào bài mới: THỜI GIAN Hoạt động thầy trò Nội dung cần đạt ¡ HS dựa vào tiểu dẫn nêu năm sinh, năm mất, hiệu, quê quán, đặc điểm cuộc đời ¨ Khẳng định ý đúng và cho HS ghi vào tập. ¨ Cho biết một số bài chiếu em đã học? Chiếu do ai viết? Để làm gì? ¡ Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), chiếu Cần Vương (Hàm Nghi). ¨Giới thiện hoàn cảnh sáng tác:Nội chiến liên miên và sự phân chia Đàng Trong-Đàng Ngoài đã khiến dân Bắc Hà quan niệm rằng Nam Hà thuộc triều đại khác. Sau khi QT ra Bác lần 2 đánh thắng quân Thanh, kết liễu triều nhà Lê, thống nhất đất nước, lập ra triều Tây Sơn, nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng hộ TS, trong đó có tác giả Chiếu cầu hiền. Tuy vậy, có không ít nhà nho, do quan niệm đạo đức bảo thủ, không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của phong trào TS, nên đaa4 bất hợp tác, thậm chí chống lại.tình hình đó đặt ra 1 yêu cầu chiến lược là cần thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xd đất nước mà TS đang tiến hành để họ ra cộng tác, phục vụ triều đại mới. ¡ Đọc văn bản, xác định bố cục. ¨ GV đọc mẫu 1 đoạn và hỏi: Người hiền ở đây là ai? ¡ Đa số là trí thức Bắc Hà, họ được ví như ngôi sao sáng (đoạn 1) nên họ phải thuận theo ý trời ở gần Thiên tử. ¨Cách mở đầu như thế cho giới sĩ phu Bắc Hà thấy QT tuy xuất thân từ áo vải cờ đào mà vẫn có ý thức “chiêu hiền đãi sĩ” như tất cả các vị vua của các triều đại trước, phần nào xóa tan tâm lí nghi ngờ, chờ dợi của họ. ¨Nhưng người hiền xử thế đúng chưa? ¨ Hoạt động nhóm Nhóm 1: Cách ứng xử của hiền tài? Nhóm 2: Thái độ người viết chiếu? ¨ Tổng hợp ý và kết luận chung. ¨Vì sao tác giả không dùng ngôn ngữ trực tiếp để nói về thái độ ứng xử của sĩ phu Bắc Hà mà sử dụng toàn những hình ảnh lấy từ các điển cố, điển tích? Định hướng: Cách diễn đạt như thế vừa tế nhị, vừa có tính phê phán nhẹ nhàng, lại tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng, có tài văên chương, khiến người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chua thỏa đng của mình. ¡HS đọc đoạn “Kìa như…”, trả lời: Tác giả đã nêu tính chất của thời đại mới và nhu cầu của đất nước trong hiện tại ra sao ? ¡ Nhận xét về thái độ, giọng điệu của người viết chiếu qua đoạn”Nay trẫm đang ghé chiếu…” ¡ Đọc đoạn “Chiếu này ban xuống…”, trả lời: bài chiếu đã dưa ra những con đường nào để người hiền có thể ra giúp nước? ¨Đọc đoạn cuối và thuyết giảng. ¨Bài chiếu thể hiện một nghệ thuật lập luận chặt chẽ. Hãy chứng minh điều đó qua các ý chính trong bài chiếu. i. tìm hiểu chung 1. Tác giả (1746-1803) -Hiệu Hi Doãn. -Quê quán: huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội) -1775 đỗ tiến sĩ, làm quan cho triều Lê, sau phò giúp Tây Sơn, ông được Nguyễn Huệ tin dùng và giao nhiệm vụ soạn thảo công văn giấy tờ, trong đó có “chiếu cầu hiền”. 2. Thể loại -Chiếu là một loại công văn của vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Văn phong trang trọng, tao nhã. Nhiều bài mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. 3.Đối tượng bài chiếu: giới trí thức Bắc Hà II. Đọc hiểu văn bản: bố cục: -Từ dầu đến “người hiền vậy”:vai trò, nghĩa vụ của người hiền. - Tiếp theo đến”của trẫm hay sao?”:cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của đất nước - Phần còn lại: con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước 1. Vai trò, nghĩa vụ của người hiền: -Tác giả ví người hiền như sao sáng(tỏ ý trân trọng đánh giá cao người hiền). Quy luật của tinh tú là mọi sao phải về chầu sao Bắc Đẩuè người hiền tài phải biết tìm đến thiên tử mà giúp . Không làm như vậy là trái luật trời, đạo lý. -Cách mở đầu bằng lời lẽ của Khổng Tử nhằm đạt ý đồ nghệ thuật: Khổng Tử là thánh nhân. Lời của Khổng Tử là chân líè tăng sức thuyết phục đối với của sĩ phu Bắc Hà. 2. Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra bắc diệt Trịnh và nhu cầ của đất nước: a)- Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà: “ơÛ ẩn trong ngòi khe”è Mai danh ẩn tích, “gõ mõ canh cửa”è kiêng dè,không hết lòng giúp vua. “ra biển vào sông”(bỏ đi nơi khác) èkhông muốn hợp tácè tiêu cực. => Chết đuối trên cạnà bỏ phí tài năng. Sau khi chỉ ra thực trạng về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, tác giả đặt câu hỏi theo lối lưỡng đao khiến người nghe không thể không thay đổi cách ứng xử ( QT ít đức, bây giờ đang thời đổ nát =>đều không đúng với hiện thực lúc bấy giờ. Vậy chỉ còn 1 cách là phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới. b)- Nhu cầu của đất nước trong triều đại mới Chỉ ra tính chất của thời đại :”trời còn tăm tối”, “buổi đầu nền đại định” => mọi thứ dều còn khó khăn, mới mẻ. Thẳng thắn thừa nhận những điều còn thiếu sót, hạn chế. Nêu ra 1 chân lí:việc lớn lao, nặng nề cần sự góp sức của nhiều người, nhất là những bậc hiền tài:”Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn…” => Đằng sau những lời lẽ đó là một thái độ khiêm tốn tha thiết, sẵn sàng chờ đọi và trọng dụng người hiền của người xuống chiếu:”…ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi…” 4. Đường lối cầu hiền đúng đắn và rộng mở Mọi tầng lớp nhân dân điều được phép dâng thư tỏ bày việc nước. Cách tiến cử rộng mở: +Tự mình dâng thư bày tỏ. +Các quan tiến cử. +Tự tiến cử. Kết thúc bài chiếu, để khích lệ người hiền, tác giả khẳng định: thờùi thế hiện tại là cơ hội thuận lợi cho người hiền thi thố tài năng => Chớ chần chừ(lời khích lệ cừa thể hiện được không khí của thời đạivừa thể hiện niềm tin vào tương lai rộng mở của đất nước . 5. Nghệ thuật lập luận của tác giả Chặt chẽ trong lập luận: hiền tài sinh ra là để phụng sự cho đời, đó là ý trời. – Đất nước đang bước vào thời đại mới , có nhiều khó khăn, nhiều việc cần làm. - Người hiền cần chọn một thái độ ứng xử đúng đắn: chớ lẩn tránh, mà hãy đem tái đức ra giúp vua, giúp nước.- Con đường ra giúp nước hết sức rộng mở. Kết hợp tình và lí.. Iii. Kết luận Bài chiếu thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài trong công cuộc tái thiết đất nước. Cầu hiền là 1 quy luật tất yếu đối với các triều đại tiến bộ khi mới buổi đầu lập quốc. 4. Củng cố: (4 phút) Từ bài chiếu, em hiể thêm điều gì về người anh hùng Quang Trung? Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều – Nguyễn Trườung Tộ) A/- GIỚI THIỆU: ¬ Xuất xứ: Bài Xin lập khoa luật được trích từ bản điều trần số 27 (Tế cấp bát điều – Tám việc cần làm gấp) trong 58 bản điều trần của NTTdâng lên vua Tự Đức. Bản điều trần được viết năm Tự Đúc thứ 20 – 1867. trong 8 việc ông nêu ra, có việc thứ 4 là”Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng). Ôâng cực lực lên án lối học viễn vông, mạnh dạn đề nghị mở 4 khoa sau để dạy cho người Việt: nông chính, thiên văn và địa lí, kĩ nghệ, luật học. ­ Thể loại: Điều trần làloại văn bản do bề tôi viết để dâng lên vua, trình bày kế sách trị nước, những điều khẩn cấp cần làm, được viết thành từng vấn đề, từng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh. Thể văn này ngày xưa còn gọi là tấu, tấu thư, sớ… Do nhằm thuyết phục người đọc, ngườinghe làm theo đề nghị của người viết, nên lập luận trong bản điều trần phải chặt chẽ, chứùng cứ phải xác thực, ngôn từ vứa phải mềm dẻo, uyển chuyển, vừa phải thẳng thắn, rõ ràng. B/-ĐỌC HIỂU: HS đọc bài văn , trao đổi để giải quyết lần lượt 4 câu hỏi (1,2,3,4) trong phần hướng dẫn đọc thêm trong SGK Giáo viên định hướng: ¬ Câu 1: - Luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia: đất nước muốn tồn tại, phài có kỉ cương và có chính sách, pháp luật (chính lệnh). Nghĩa là luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của đởi sống xã hội. -Ởû các nước phương Tây, những người nhập nghạch Bộ Hình luôn được thăng tiến và không bị một bó buộc nào cả. Co vậy , họ mới “thong dong trong việc chấp hành luật pháp”, vua không được xử phạt tự ý tự tiện. ­ Câu 2: Quan hay dân đều phải hiểu biết về luật.” Quan dùng luật để trị; dân theo luật mà giữ gìn”. ® Câu 3: -Nguyễn Tường Tộ cho rằng nho giáo đã tỏ ra không có tác dụng bằng pháp luật. Bởi những điều nêu trong sách vở nho gia chỉ là” những lới nói suông”, chỉ để cho các vua chúa tham khảo chứ không thể trị được dân. Những điều nói trong sách nho”không làm cũng chẳûng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”. ¯ Câu 4: Giũa luật pháp và đạo đức có mối quan hệ thống nhắt với nhau: “Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Hơn nữa, cái đức lớn nhất là sự công bằng, chí công vô tư. “Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức”. 5. Dặn dò: soạn “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”

File đính kèm:

  • docGiao an van 11 Tuan 7.doc