Giáo án ngữ văn 11 tuần 9

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Thấy được một số nét nổi bật về tình hình XH và văn hoá của VN nửa đầu TK XX

2 . Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào PT tác phẩm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK, SGV, Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

Giới thiệu bài mới

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ xx đến cách mạng tháng tám năm 1945 A. Mục tiêu bài học 1. Thấy được một số nét nổi bật về tình hình XH và văn hoá của VN nửa đầu TK XX 2 . Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào PT tác phẩm. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Phương pháp Nội dung cần đạt (GV:gọi H/S đọc phần I SGK Tr 82) HSTL&PB GVH: Anh (chị) hãy cho biết những nhân tố nào đã thúc đẩy VHVN đổi mới theo hướng hiện đại hoá ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là hiện đại hoá trong văn học ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết qua trình hiện đại hoá nền văn học ở giai đoạn đầu có những nét gì đặc sắc ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết qua trình hiện đại hoá nền văn học ở giai đoạn từ năm 1930 đến 1945 có những bứoc phát triển vượt bậc như thế nào ? GV: Gọi HS đọc SGK Tr 85 HSTL&PB GVH: Anh (chị) hãy cho biết hai bộ phận phân hoá trong văn học là những bộ phận nào ? hãy giới thiêu những nét cơ bản của mỗi dòng văn học đó ? GVH: Anh (chị) hãy nhận xét mối quan hệ qua lại giữa hai dòng văn học đó ? GV: Gọi HS đọc SGK Tr 87 HSTL&PB GVH: Anh (chị) hãy nêu những biểu hiện cụ thể chứng minh cho sự phát triển mau lẹ của văn học giai đoạn này ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ đó ? GV: Gọi HS đọc SGK Tr 88 HSTL&PB GVH: Anh (chị) hãy nêu những thành tựu cơ bản của giai đoạn văn học thời kì này về nội dung tư tưởng và thể loại, ngôn ngữ ? I. đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945. 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. A, Những nhân tố phát triển HSTL&PB * có bốn nhân tố thúc đẩy VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 phát triển theo hướng hiện đại hoá. - Chương trình khai thác thuộc địa của TDP, lần thứ nhất 1897 đến 1914, lần thứ hai từ 1919 đến 1929 đã làm cơ cấu về thành phần XHVN biến đổi sâu sắc. + Một số thành phố, thị xã, thị trấn mọc lên khắp nơi. + Những giai cấp mới hình thành, xuất hiện. + Một lớp công chúng sinh hoạt theo lối Âu hoá có đời sống tinh thần và thị hiếu mới cảm nhận khác trước, đòi hỏi văn chương mới xuất hiện. - Từ đầu thế kỉ XX, văn hoá VN đần dần thoát khỏi hệ thống VH Trung Hoa, ảnh hưởng của VH Phương Tây thông qua tầng lớp tri thức theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Đây là thời kì mưa Âu gió Mĩ, á Âu xáo trộn một cuộc vận động về văn hoá đã đựoc dấy lên. Chống lại lễ giáo PK lạc hậu và đòi hỏi sự giải phóng cá nhân. - Từ đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ đã thay thế cho chữ Hán, Nôm từ lĩnh vực hành chính đến văn chương nghệ thuật. Điều này làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hoá (nhà in, làm báo, xuất bản…), viét văn trở thành một nghề chính thức. - Vai trò của Đảng trong thời kì mặt trận dân chủ và bản đề cương văn hoá ra đời là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền văn hoá nước nhà phát triển theo chiều hướng CM vô sản. ố Hiện đại hoá đã đem cái mới, cái tiến bộ của VH phương Tây để thay thế cho cái cũ vốn dĩ đã tồn tại trong văn học nước ta (về mặt hình thức) về nội dung là tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Quá trình đó gọi là hiện đại hoá trong văn học. B, Quá trình hiện đại hoá nền văn học * Từ nửa đầu thế kỉ XX đến năm 1920. - Chữ quốc ngữ phổ biến ngày càng rộng rãi. - Dich thuật phát triển đã có tác động đến việc hình thành văn xuôi quốc ngữ. - đây là thời kì chuẩn bị điều kiện càn thiết cho quá trình hiện đại hoá văn học. * Từ năm 1920 đến năm 1930 Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện ở Nam Bộ : Hồ Biểu Chánh… ở Bắc Bộ có Hoàng Ngọc Phách; Phạm Duy Tốn ; Nguyễn Bá Học… Tuỳ bút tiêu biểu của các tác giả Đông Hồ ; Tương Phố. Thơ có Tản Đà, á Nam Trần Tuấn Khải là những ngôi sao sáng chói trên thi đàn Việt Nam… => Nhìn chung nền văn học nói mà đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên yếu tố VHTĐ vẫn tồn tại phổ biến ở nhiều thể loại từ nội dung đến hình thức. Đây là giai đoạn quá độ của hiện đại hoá văn học. * Từ 1930 đến 1945. - Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đàu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945. - Văn xuôi phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. + Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với những cây bút tiêu biểu… + Tiểu thuyết hiện thực có Vũ Trọng Phụng; NTT; NCH; N. Hồng… + Truyện ngắn tiêu biểu có NCH; Nam Cao; Thạch Lam… + Phóng sự tiêu biểu có VTP; Ngô Tất Tố; Tam Lang…. + Bút kí, tuỳ bút có Nguyễn Tuân ; Xuân Diệu… - Thơ ca thời kì này có những thành tựu rực rỡ: + Thơ lãng mạn 1930 – 1945 với những tác giả tiêu biểu: Thế Lữ ; Phạm huy Thông; Lưu Trọng Lư; Xuân Diệu; Huy Cận; N. Bính… + Thơ ca CM cũng phát triển nổi bật là Hồ Chí Minh; Tố Hữu; Sóng Hồng… + Kịch nói phát triển mạnh với các tác giả : Đoàn Phú Tư; Nguyễn Huy Tưởng; Vi Huyền Đắc… Nghiên cứu phê bình có các tên tuổi: Hoài Thanh; Hoài Chân; Đặng Thai Mai; Vũ Ngọc Phan… ố Hiện đại hoá diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học (ở nwocs ta một năm bằng 10 năm của người – Vũ Ngọc Phan) 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. * Bộ phận văn học công khai: + dòng văn học lãng mạn: bao gồm văn xuôi lãng mạn thơ mới lãng mạn ( 1930 -1945). Nó có mầm mống từ thơ Tản Đà và tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Từ năm 1930 nó trở thành trào lưu lãng mạn chủ nghĩa với nhiều thành tựu kết tinh thơ mới, tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn. + Dòng văn học hiện thực: tập trung phơi bày mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến của XH đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của người nông dân bị áp bức, bóc lột, đè nén với thái độ cảm thông. Ngoài ra tác phẩm VH hiện thực thời kì này cũng phản ánh đời sống của tầng lớp trí thức nghèo…tất cẩ đề cao giá trị nhân đạo. tuy nhiên đa số các tác phẩm vẫn còn bế tắc trong con đường giải phóng giai cấp. => Hai dòng văn học cùng phát triển song song tồn tại và phát triển. Chúng không đối lập nhau về giá trị. Dòng VH nào cũng có những cây bút và tác phẩm xuất sắc. * Dòng văn học không công khai: + Nổi bật ở bộ phận học này là dòng văn học cách mạng. tiêu biểu cho dòng văn học CM là mảng thơ ca trong tù. + dòng văn học bất hợp pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật của chế độ TD nửa PK và đời sống văn học. + tác giả của dòng văn học này là các chiến sĩ CM và quần chúng tham gia CM coi thơ văn là vũ khí chiến đấu. “Nay ở trong thơ….” + văn học CM đã nhằm thẳng vào mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, đập thẳng vào bọn thực dân PK tay sai, giãi bày khát vọng đựoc độc lập, khát vọng tự do cho con người. + tác phẩm chính: Nhật Kí trong tù; Từ ấy… ố Các dòng văn học, bộ phận văn học tuy có sự khác biệt, thậm chí đấu tranh với nhau về mặt khuynh hướng chính trị, quan điểm nghệ thuật, song thực tế chúng có tác động có khi chuyển hoá lẫn nhau để cùng phát triển. điều đó tạo nên sự đa dạng phong phú, phức tạp của văn học. Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật “ và “nghệ thuật vị nhân sinh” là biểu hiện cho sự phức tạp đó. 3. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau chóng. Sự phát triển nhanh chóng của nền văn học biểu hiện ở: + Về số lượng tác giả , tác phẩm. + Về sự cách tân + Về sự trưởng thành + Về sự kết tinh của những cây bút tài năng - Vì thế không có tác giả nào giữ được vai trò tiên phong trong suốt chặng đường dài. - nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ: + văn học đã phát huy truyền thống xa xưa của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. + đựoc tiếp sức bởi cuộc đấu tranh cách mạng và sự ra đời của Đảng cộng sản. + Tiếng Việt là phươngtiện biểu hiện sức sống tiềm tàng. + sự trỗi dậy của cái Tôi cá nhân. II. Thành tựu chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 . 1, Về nội dung tư tưởng - Văn học phát huy truyền thống yêu nước và nhân đạo của văn học Việt Nam thời trung đại, đồng thời đem đén cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ. + so sánh tinh thần và biểu hiện của lòng yêu nước ở thời kì này và trước đó… “dân là dân nước…nước là nước dân” – Phan Bôi Châu… +Quan tâm đến những người cùng khổ + Khát vọng quyền bình đẳng, quyền sống tự do độc lập. + Đề cao phẩm giá con người. + Đấu tranh chống những luật lệ khắt khe của chế độ PK, đòi quyền dân sinh dân chủ. 2. về hình thức thể loại và ngôn ngữ: SGK Tr 89 đã trình bày về những thành tựu trên các lĩnh vực thể loại và ngôn ngữ bao gồm: tiểu thuyết; truyện ngắn; phóng sự; bút kí, kịch.. Ra đề bài viết số 3: Nghị luận văn học (Học sinh trên lớp) Mục tiêu bài học Giúp HS: Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh đã học để viết bài văn nghị luận văn học. B. phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1, Phương pháp dạy học - SGK Tr 92 đã chỉ dẫn khá cụ thể GV chỉ cần dựa vào đó để triển khai . Nhắc HS ôn lại những kiến thức đã học về luyện tập các thao tác lập luận phân tích và so sánh. 2, Tiến trình thực hiện a. Giới thiệu đề bài GV cho HS chọn 1 trong 4 đề trong SGK Tr 92 & 93. b. Hướng dẫn cho HS làm bài * GV nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài, thời gian làm bài, động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các em. Giải đáp thắc mắc nếu có. Tập trung quan sát HS trong khi các em làm bài, * HS làm bài tự giác, không chép, copy bài bạn hoặc từ tài liệu, tự chọn đề bài mình yêu thích cho là có khả năng làm tốt nhất.Cố gắng viết bài bằng cảm xúc thực và niềm yêu thích. Chú ý thời gian để cân đối nội dung từng phần. 3. Đáp án * HS có thể tự chọn đề, đề tài, nội dung, tác phẩm theo ý cá nhân miễn sao không lạc đề. Nội dung có thể xem xét, đánh giá dựa trên kết quả các em trình bày trong bài viết. Đặc biệt chú ý đến những em có bài viết, hướng viết lạ, sáng tạo. * Có thể tham khảo phần gợi ý làm bài ở SGK Tr 93 và SGV. 4. Thang điểm: * Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai quá 2 lỗi chính tả. * Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức. * Điểm 4,3,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả. * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docTuan 9 Khai quat van hoc viet nam tu dau the ki xx den cach mang thang tam nam 1945.doc
Giáo án liên quan