Thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam đã dẫn đến những thay đổi lớn về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn học. Văn học bước vào thời kì hiện đại hoá mau lẹ.
a) Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng 1920) : đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Thơ văn của chiến sĩ cách mạng, của nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng, nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.
b) Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930): Quá trình hiện đại hoá đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hoá của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển.
c) Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945): Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.
2. Nhịp độ phát triển mau lẹ
Về nhịp độ phát triển của văn học thời kì này, Vũ Ngọc Phan khẳng định “ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”. Nhịp độ phát triển ấy được thể hiện ở sự hiện đại hoá nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, ở sự xuất hiện của các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị.
3. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.
Phê bình văn học ra đời cùng với ý thức nghề nghiệp của nhà văn, những biến động phức tạp của đời sống xã hội đã dẫn đến sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học. Căn cứ vào thái độ chính trị đối với chủ nghĩa thực dân và quan niệm giữa văn học với chính trị của người cầm bút, người ta chia văn học thời kì này thành hai bộ phận.
a) Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Bộ phận văn học này cũng phân chia thành nhiều khuynh hướng. Trong đó có hai khuynh hướng chính là lãng mạn và hiện thực. Văn học lãng mạn với các đại diện là các nhà thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn. Văn học hiện thực với các đại diện tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
b) Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ. Họ coi đã dùng văn chương như là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù. Các tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 9 đến tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 9 :
KHAÙI QUAÙT VAấN HOẽC VIEÄT NAM
Tửứ ủaàu theỏ kổ XX ủeỏn Caựch maùng Thaựng Taựm naờm 1945
I. Đặc điểm cơ bản
1. Nền văn học được hiện đại hoá
Thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam đã dẫn đến những thay đổi lớn về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn học. Văn học bước vào thời kì hiện đại hoá mau lẹ.
a) Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng 1920) : đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Thơ văn của chiến sĩ cách mạng, của nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng, nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.
b) Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930): Quá trình hiện đại hoá đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hoá của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển.
c) Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945): Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.
2. Nhịp độ phát triển mau lẹ
Về nhịp độ phát triển của văn học thời kì này, Vũ Ngọc Phan khẳng định “ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”. Nhịp độ phát triển ấy được thể hiện ở sự hiện đại hoá nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, ở sự xuất hiện của các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị.
3. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.
Phê bình văn học ra đời cùng với ý thức nghề nghiệp của nhà văn, những biến động phức tạp của đời sống xã hội đã dẫn đến sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học. Căn cứ vào thái độ chính trị đối với chủ nghĩa thực dân và quan niệm giữa văn học với chính trị của người cầm bút, người ta chia văn học thời kì này thành hai bộ phận.
a) Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Bộ phận văn học này cũng phân chia thành nhiều khuynh hướng. Trong đó có hai khuynh hướng chính là lãng mạn và hiện thực. Văn học lãng mạn với các đại diện là các nhà thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn. Văn học hiện thực với các đại diện tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...
b) Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ. Họ coi đã dùng văn chương như là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù. Các tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
II. Thành tựu văn học
1. Về nội dung tư tưởng vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và đóng góp thêm tinh thần dân chủ.
Tinh thần dân chủ đã mang đến sự hiện đại hoá cho văn học. Tinh thần yêu nước và tư tưởng nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ được thể hiện rất rõ trong văn học, mang đến cho văn học những nội dung mới. Văn học hướng đến những vấn đề bình dị của sự sống. Lòng yêu nước gắn với yêu quê hương, trân trọng truyền thống văn hoá dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.
2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học
Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Văn xuôi quốc ngữ dần được hiện đại hoá, bắt đầu từ Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách đến Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán... Các thể loại mới như phóng sự, bút ký, tuỳ bút, kịch nói đều đạt được thành tựu. Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái Tôi cá nhân đầy cảm xúc.
Đây là một thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam. ở thời kì này, văn học dân tộc ta đã có một bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học dân tộc thời kì sau.
Tuaàn 10 Hai đứa trẻ
Thạch Lam
1. Thạch Lam là cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn. Tuy vậy, sáng tác của Thạch Lam so với hầu hết các nhà văn lãng mạn 1930 – 1945 có giọng điệu riêng, rất đỗi trữ tình : Nhẹ nhàng, tình cảm và giàu chất thơ, tác phẩm của Thạch Lam có khả năng đi sâu vào trái tim người đọc. Viết về cuộc sống khổ cực hay về những nét đẹp của Hà Nội xưa, văn Thạch Lam đều thấm đượm tinh thần nhân văn chủ nghĩa
Tác phẩm chính : Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc; tiểu thuyết Ngày mới; tiểu luận Theo dòng; tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
2. Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội, khi cha ông mất việc, ông về sống ở phố huyện Cẩm Giàng. Tuổi thơ nơi phố huyện nghèo đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Thạch Lam, nhất là trong Hai đứa trẻ.
3. Giá trị tác phẩm
Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Một cách rất nhẹ nhàng mà thấm thía, qua tâm trạng của hai đứa trẻ và cảnh sống nghèo cực của những người dân nơi phố huyện nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc về thân phận con người.
Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực, vừa thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, tác giả thường đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với những cảm xúc và cảm giác mơ hồ, mong manh. Miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế sâu sắc của nhân vật là biệt tài của Thạch Lam. Trong “Hai đứa trẻ”, nhà văn đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó đặc tả được cảnh nghèo và tương lai không mấy sáng sủa của những người dân phố huyện. Với giọng điệu tâm tình, ngôn ngữ, diễn đạt tinh tế giàu chất thơ, tác phẩm mang lại cho người đọc những rung động hết sức tinh tế và nhân bản.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam thường là truyện ngắn giàu chất trữ tình, thuộc loại truyện không có cốt truyện. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhẹ nhàng mà thấm thía, tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Tác phẩm đã vẽ nên một bức tranh hiện thực về cuộc sống nghèo khổ, tù túng và tẻ nhạt của những con người nơi phố huyện, từ đó đã khái quát xã hội Việt Nam trước cách mạng. Bức tranh phố huyện với không gian của một khu phố nghèo, một phiên chợ tàn, thời gian từ chiều xuống cho đến lúc đêm khuya. Cư dân phố huyện là những người bán hàng nghèo và những khách hàng cũng chẳng giàu có gì. Nhà văn đã miêu tả một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống của người dân phố huyện: chợ ngày tàn, bán hàng đêm, đợi tàu và dọn hàng về đi ngủ. Bức tranh cuộc sống phố huyện gợi cảm giác buồn, tẻ nhạt và tăm tối. Nhà văn đã chú ý miêu tả nhiều loại ánh sáng với mục đích làm nổi bật sự mênh mông của đêm tối nơi đây. Sự sôi động cuối cùng của ngày là âm thanh của chuyến tàu đêm đi qua càng làm cho phố huyện tĩnh mịch và buồn hơn.
Qua bức tranh hiện thực phố huyện nghèo nhà văn thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với con người vô danh. Cuộc sống nghèo không đáng sợ bằng cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt, không ước mơ. Những con người nghèo khó nơi phố huyện ấy dù nhọc nhằn đến đâu cũng vẫn ước mơ và hy vọng. Họ vẫn dọn hàng, vẫn chờ khách dù biết bán hàng chẳng được bao nhiêu. Và họ đợi chuyến tàu với biết bao nhiêu hy vọng.
Thạch Lam đã vẽ lên một bức tranh đầy sức gợi về một phố huyện nghèo. Qua tâm trạng của Liên, cuộc sống của hai chị em và người dân nơi phố huyện ấy, tác phẩm là bức tranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo với những kiếp người nhỏ nhoi, tội tình (hai đứa trẻ, chị bán hàng nước ban ngày đi mò cua xúc tép, vợ chồng người hát xẩm...). Hiện thực thì nghèo khó, không gì hứa hẹn ở tương lai, những con người nhỏ bé ấy sống như thế nào. Họ gửi gắm ước mơ vào chuyến tàu đêm với một luồng ánh sáng phù hoa tan biến rất nhanh. Qua việc tả cảnh kiên trì hàng đêm chờ tàu qua rồi mới dọn hàng, mới đi ngủ của những con người ấy, nhà văn muốn thể hiện một tư tưởng nhân văn. Đó là khẳng định sự bất diệt của khát vọng, ước mơ. Cuộc sống dù nghèo khổ, tăm tối và bế tắc đến đâu cũng không thể dập tắt được hy vọng và khát vọng của con người.
Tác phẩm đã thể hiện tình thương yêu vô bờ và sự trân trọng của nhà văn đối với những thân phận nhỏ bé trong xã hội. Một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng giá trị thật sâu sắc và thấm thía. Với một con đường rất riêng, ngòi bút của Thạch Lam đã truyền đến cho người đọc những tình cảm nhân văn vô cùng cao đẹp, tác phẩm của ông đã đánh thức lòng trắc ẩn trong tâm hồn mỗi con người và làm nảy sinh ở họ những tình cảm nhân văn cao đẹp.
Tuần 11 Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
1. Nguyễn Tuân là nhà văn có tài năng và tài hoa đặc biệt của văn học Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho vào thời buổi Hán học đã tàn, Ông chịu ảnh hưởng từ người cha là một nhà Nho tài hoa bất đắc chí. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự hoài niệm về những nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mất đi, tiêu biểu nhất là tập truyện "Vang bóng một thời".
2. Chữ người tử tù là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng. Truyện ngắn có một tình huống truyện rất độc đáo. Huấn Cao là một tử tù nhưng lại là người đại diện cho thiên lương, là một nghệ sĩ ban phát cái đẹp. Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại là người được nhận cái đẹp từ người tử tù.
3. Giá trị tác phẩm
Chữ người tử tù (in trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời'- 1940) là một kết tinh lý tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà giam là phần sáng tạo đặc sắc nhất trong thiên truyện này.
Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính đó là cuộc tương phùng kỳ ngộ của những tri kỷ giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Là người nắm giữ quyền lực nơi đề lao tăm tối, quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trọng cái tài. Là người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần “bẻ khoá vượt ngục”, Huấn Cao xuất hiện giữa đề lao trong vai một tử tù đang chờ ngày lĩnh án. Cuộc gặp gỡ của những nhân cách cao đẹp này trở thành cuộc đối đầu giữa tử tù và cai ngục. Các tình tiết sự kiện cảm xúc cứ dồn nén như thắt lại ở cao trào để tạo hứng thú nghệ thuật ở cuối truyện: cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà giam vào đêm trước ngày ra pháp trường - “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Nhân vật Huấn Cao là hình tượng nghệ thuật đẹp, tiêu biểu cho thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân. Huấn Cao mang vẻ đẹp của tài năng, khí phách và thiên lương. Ông là người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng. Đó là tài của người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Khí phách của ông cũng khiến người ta phải kính nể. Huấn Cao không sợ cường quyền, không sợ tù ngục và cái chết, ông luôn ngẩng cao đầu. Ông đã dám đứng lên chống lại triều đình. Hơn nữa, Huấn Cao còn là biểu tượng của thiên lương. Thiên lương ấy thể hiện ở bản lĩnh, ở thái độ biết trọng người hiền của ông. Tài năng, khí phách và thiên lương của Huấn Cao không chỉ làm toả sáng vẻ đẹp của con người ông mà còn có khả năng cảm hoá người khác. Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Ông thường tiếp cận và khai thác đối tượng từ phương diện văn hoá thẩm mĩ, phương diện phi thường. Huấn Cao là nhân vật tiểu biểu cho quan niệm nghệ thuật ấy. Người tử tù ấy là một người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Và cái đẹp đã chiến thắng bạo lực, cái đẹp toả sáng giữa chốn ngục tù và làm toả sáng vẻ đẹp thiên lương của con người.
Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo thành công và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp nghệ sĩ ở viên quản ngục, một kẻ gần cả đời người gắn với tội ác và chết chóc. Dù làm cái nghề cai ngục trong xã hội cũ, nhưng viên quản ngục là người biết trọng tài năng và cái đẹp. Nhà văn đã dùng một hình ảnh so sánh rất độc đáo để viết về viên quản ngục, “là thanh âm trong trẻo giữa bản đàn mà nhạc luật đều đã xô bồ”. Nhân vật viên quản ngục đã chứng tỏ rằng cái đẹp có khả năng cảm hoá con người, giúp con người biết sống tốt hơn.
Thành công của tác phẩm tập trung ở cảnh cho chữ. Trong cảnh này, vẻ đẹp của cả hai nhân vật đều toả sáng và đây là cảnh tượng khẳng định sự lên ngôi của tài năng và cái đẹp. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cuộc tương phùng kỳ ngộ của những người tri kỷ giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại.
Đây là một tình huống độc đáo: cái đẹp được sáng tạo trong tù ngục. Người cho chữ là tử tù, người nhận chữ là quản ngục. Cái ác cúi đầu trước thiên lương, cái thiên lương được tôn vinh nơi cái ác ngự trị. Vẻ đẹp của tài năng và thiên lương đã toả sáng nơi tăm tối nhất. Đó là sự vững bền và bất khuất của chân lí.
Chữ người tử tù đã thể hiện được những đặc trưng trong phong cách Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách mạng. Những vẻ đẹp vang bóng một thời đã được nhà văn khẳng định và ngợi ca. Tác phẩm vừa thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân với niềm say mê và tôn kính những vẻ đẹp trong vang bóng, vừa là tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước theo kiểu của riêng mình ông.
Tuần 12 Hạnh phúc của một tang gia
(Trích Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
1. Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng với hai thể tiểu thuyết và phóng sự. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tập trung vạch trần những ung nhọt thối tha trong xã hội Việt Nam những năm ba mươi. Những lố lăng, kệch cỡm của lối sống “Âu hoá” nửa vời, những sản phẩm nhục nhã của văn hoá nô dịch đã được ghi nhận bằng một ngòi bút sắc sảo, cay nghiệt và đanh đá. Phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ gay gắt của ông với xã hội đương thời. Mắc bệnh lao vì lao động quá sức, nhà văn đã mất khi mới 27 tuổi.
2. Số đỏ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm là một vở đại hài kịch nhiều màn phản ánh chi tiết một “Tấn trò đời”. Mỗi chương là một tiếng cười sâu cay của tác giả ném vào mặt xã hội đương thời.
3. Giá trị đoạn trích
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tác phẩm. Qua miêu tả một đám tang, nhà văn đã vạch trần thói đạo đức giả của một đại gia đình bất hiếu, từ đó phản ánh sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Tính chất trào phúng của đoạn trích thể hiện :
+ Tình huống đầy mâu thuẫn: tang gia hạnh phúc. Cái chết của cụ tổ làm cho đám con cháu sung sướng, cả nhà nhao lên tìm cơ hội để thể hiện mình. Cái chết này đã được đám con cháu mong đợi từ rất lâu vì rất nhiều lí do khác nhau. Nhà văn đã không bỏ phí một chi tiết nào. Liên tục và thường xuyên tạo tình huống gây cười và như vô tình làm lộ tẩy những điều xấu xa nhất của đám người vô đạo, học đòi văn minh rởm. Mỗi người một cách, nhà văn đã để cho họ thi nhau thực hiện mong ước của mình, thi nhau hưởng thụ niềm hạnh phúc mà họ mong đợi từ lâu.
Niềm hạnh phúc lớn nhất, lâu bền nhất và chung nhất mà cái chết cụ tổ mang lại cho mọi thành viên trong gia đình là được thừa hưởng tài sản. Họ được chia tài sản và ai cũng được phần. Ngoài ra, mỗi người còn có một niềm hạnh phúc riêng, cả người trong gia đình và những người ngoài gia đình. Và cao điểm nữa của tình huống trào phúng chính là chi tiết cuối cùng của đoạn trích. Đó là hành động trả ơn Xuân của ông Phán mọc sừng. “Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách tay ra thì chợt thấy ông phán dúi tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư. Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ”. Thản nhiên khi miêu tả đám tang, nhà văn đã ném vào cái “xã hội chó đểu” những lời chửi cay nghiệt nhất.
+ Đám tang rất to, đầy đủ nhưng xô bồ, láo nháo, con cháu và người đi đưa đều chẳng chú ý gì đến người chết.
Khi miêu tả cảnh đám tang nhà văn đã lặp lại điệp khúc “Đám cứ đi”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước. Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.
Người ta vẫn đánh giá là Vũ Trọng Phụng nhìn đời bằng con mắt rất cay nghiệt. Bởi ông ghê sợ cái xã hội mà ông đang sống. Là người có đạo đức, sống có tình có nghĩa, nhà văn ghê sợ thói đạo đức giả. Thế giới nhân vật của “Số đỏ” rất đông đúc và phức tạp, nhưng họ có chung một điểm là giả dối. Chúng là những điển hình của xã hội đương thời, mà Xuân tóc đỏ là điển hình xuất sắc nhất. Tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích này nhưng sự có mặt của Xuân trong đám tang đã thể hiện được vai trò của nó. Nó xuất hiện đúng lúc và rất cao ngạo trên chiếc xe cùng đại diện báo Gõ mõ làm đám tang danh giá hẳn lên. Nó láu lỉnh nên biết cách thể hiện mình rất đúng lúc.
Qua đám tang nhà văn đã khái quát bộ mặt của xã hội Việt Nam trong một giai đoạn vô cùng phức tạp, giai đoạn có sự chuyển đổi mạnh mẽ về nhiều mặt do có sự giao lưu với văn hoá phương Tây. Vũ Trọng Phụng đã ghi lại một cách chi tiết và chân thực hiện thực xã hội qua đó thể hiện thái độ phản ứng gay gắt của nhà văn đối với những biểu hiện tiêu cực của xã hội đương thời.
Tuần 13-14 Chí Phèo
Nam Cao
1. Tác giả : Nam Cao là người con của làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam, được ăn học tử tế. Ông bôn ba kiếm sống nhiều nơi, bằng nghề dạy học và viết văn. Nam Cao đã phải trải qua những ngày chật vật vì miếng cơm manh áo như những nhân vật trí thức trong các tác phẩm của ông. Sau CM 8/1945, Nam Cao nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hoá phục vụ kháng chiến. Năm 1951, ông đã hy sinh khi tài năng đang ở độ chín.
Năm 1996, Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
* Con người
- Có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, nóng bỏng, luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu.
- Có tấm lòng nhân hậu với những người nghèo khổ bị áp bức : đồng cảm sâu sắc, và là sự chia sẻ đầy ân tình đối với những số phận bất hạnh. Là sự khẳng định bản chất tốt đẹp bất diệt của người lao động.
- Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế đưa ra những triết lí sâu sắc về lẽ sống.
* Quan điểm nghệ thuật
- Ông đánh giá cao văn chương, xem đó là một hình thái lao động cao quý, đầy trách nhiệm xã hội. Văn chương là một hoạt động sáng tạo, nó chỉ “dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có”. Văn học phải phản ánh hiện thực, phê phán cái xấu xa, phản nhân văn.
- Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Trung thực, thận trọng trong khi viết, không dối trá, cẩu thả.
- Ông nhìn nhận hiện thực với con mắt cảm thông chia sẻ. Ông quan niệm con người là sản phẩm của hoàn cảnh (Tư cách mõ) song con người cũng có khả năng cải tạo hoàn cảnh (Đôi mắt). Tác phẩm của Nam Cao đều thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật.
* Tác phẩm của Nam Cao xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Với cả hai đề tài, nhà văn đều chú ý đến việc thể hiện tấn bi kịch tinh thần của con người, đó là tấn bi kịch bị tha hoá. dù là ai, tất cả vì miếng cơm manh áo, vì bị áp bức, dồn ép đến đường cùng. Nhà văn luôn trăn trở day dứt đến đau đớn trước tình trạng con người bị tha hoá.
* Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Nhà văn thường chú ý khai thác những biến đổi trong thế giới nội tâm nhân vật, vì vậy sáng tác của ông có chiều sâu và rất hiện đại.
Tác phẩm của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc. Triết lí ấy được thể hiện một cách rất giản dị qua hình tượng nhân vật.
Giọng điệu kể chuyện rất hiện đại. Giọng điệu luôn thay đổi linh hoạt: khi dửng dưng lạnh nhạt đến tàn nhẫn, khi băn khoăn day dứt. Tác phẩm của Nam Cao luôn có sự đan cài nhiều giọng điệu.
Nhân vật của Nam Cao đều đạt đến trình độ điển hình, giọng điệu kể chuyện đạt trình độ cao của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.
Nam Cao là nhà văn có tâm huyết và tài năng. Ông đã đưa văn học hiện thực phê phán Việt Nam đến trình độ phát triển mới, góp phần hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.
2. Chí Phèo là tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân.
Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắt và tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và người nông dân. Nhân vật đều đạt đến trình độ điển hình.
3. Giá trị tác phẩm
Chí Phèo là tác phẩm thành công xuất sắc của Nam Cao ở đề tài viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
So với một số sáng tác khác của Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo có phạm vi phản ánh tương đối rộng và nhất là có sức khái quát xã hội cao. Có thể nói làng Vũ Đại trong tác phẩm là hình ảnh chân thực, thu nhỏ của nông thôn Việt nam trước cách mạng tháng Tám. Chí Phèo đi sâu miêu tả, phân tích các quan hệ xã hội làng quê nghèo dưới chế độ cũ. Đó là những mối quan hệ đầy mâu thuẫn và mâu thuẫn rất gay gắt. Trước hết, đó là những mâu thuẫn thường xuyên trong nội bộ giai cấp thống trị, bọn chúng chẳng khác nào “đàn cá tranh mồi”, làng Vũ Đại ở thế “quần ngư tranh thực”. “Mồi thì ngon đấy, nhưng có dăm bè bảy bối, bè nào cũng muốn ăn”. Do đó, một mặt chúng cấu kết với nhau để bóc lột nông dân, mặt khác chúng lại luôn luôn rình cơ hội trừng trị lẫn nhau, mong cho nhau lụi bại để cưỡi lên đầu lên cổ, để cho nhau “ăn bùn”. Chính mâu thuẫn này có liên quan đến số phận những cố nông nghèo khổ như: Binh Chức, Chí Phèo... Nó cũng liên quan đến mâu thuẫn đối kháng gay gắt giữa người nông dân với địa chủ. Nam Cao cũng đi sâu vào việc phản ánh mâu thuẫn đối kháng giai cấp giống nhiều cây bút hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan...…
Bá Kiến là nhân vật phụ nhưng là nhân vật rất thành công của Nam Cao. Hắn là đại diện tiêu biểu cho bộ mặt tàn ác xấu xa của giai cấp thống trị. Nam Cao đã miêu tả sinh động bản chất gian hùng của một tên địa chủ cáo già trong nghề thống trị. Một Bá Kiến với kiểu nói rất sang, với lối nói ngọt nhạt với cái cười Tào Tháo, bao giờ cũng làm cho kẻ yếu bóng vía phải sợ. Nhất là những màn độc thoại của Bá Kiến, nhà văn đã để cho nhân vật tự phơi bày những tính toán lọc lõi của mình, những âm mưu, những thủ đoạn xảo quyệt trong việc đàn áp và thống trị nhân dân. Cách đối xử của Bá Kiến với Chí Phèo thể hiện đầy đủ bản chất gian ngoan của Bá Kiến. Với sự gian hùng và xảo quyệt ấy, những kẻ như Bá Kiến đã biến những người nông dân chất phác hiền lành thành những tên lưu manh, đã cướp đi của họ phần người quý giá và đẩy họ vào con đường không lối thoát.
Giá trị lớn nhất của truyện ngắn “Chí Phèo” là đi sâu thể hiện bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đó là hình tượng người lao động lương thiện bị đè nén bóc lột đến cùng cực đã chống trả lại xã hội bằng con đường lưu manh. Nhập thân vào nhân vật và cảm nhận nỗi đau đớn tuyệt vọng của một con người, nhà văn đã thể hiện được nỗi đau nhân loại. Nhà văn đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí, Chí lại lôi rượu ra uống nhưng càng uống hắn lại càng tỉnh “hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Đó là hương vị của tình yêu, của niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc ấy lần đầu tiên Chí được hưởng cho nên nó khó phai mờ trong tâm trí của anh. Sự tỉnh táo khiến cho Chí thấy tiếc hạnh phúc mà mình đã có và nhận ra sự thực cay đắng, chua chát trong lời bà cô Thị Nở. Phản ứng của bà cô Thị Nở là đại diện cho những định kiến xã hội đối với những con người đã vô tình hay cố ý gây là lỗi lầm. Chí đã bị lưu manh hoá và xã hội lương thiện đã không thể chấp nhận anh. Cái chết của Chí một lần nữa chỉ ra con đường cùng và kết cục bi thảm của nhận vật.
Khi xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát chứng tỏ anh hoàn toàn tỉnh táo. Đây là lời tố cáo quyết liệt của nhà văn đối với xã hội có những kẻ cầm quyền như Bá Kiến. Bọn người thâm hiểm, tham lam và tàn độc ấy đã cướp đi của con người bản chất lương thiện. Cướp đi của người khác bất cứ thứ gì cũng là tội ác, nhưng cướp đi của con người hạnh phúc, ước mơ, bản chất lương thiện là tội ác dã man nhất, nó dã man hơn cả tội giết người. Đó là một kiểu giết người không dao, một kiểu hành hạ con người tàn độc nhất.
Cái chết tức tưởi và tuyệt vọng của Chí khi anh đứng trước cánh cửa khoá quá chặt của ngôi nhà lương thiện là điểm nút của tấn bi kịch cuộc đời người nông dân vốn có bản chất lương thiện. Khát khao được xây dựng hạnh phúc với Thị Nở, được có một gia đình được thức tỉnh sau bao năm làm quỷ dữ chỉ nhờ một bát cháo hành và bàn tay chăm sóc vụng về của một người đàn bà dở hơi chứng tỏ anh vẫn hoàn toàn là một con người. Qua chi tiết này, nhà văn đã khẳng định lương thiện vốn là rễ phẩm chất người “trong những người nông dân”. Những mưu mô xảo quyệt và qu
File đính kèm:
- hoc tot ngu van(1).doc