I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Hiểu được những nét chính trong cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Hiểu được vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc; thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân ấy.
3. Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.
4. Làm quen và rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác giả văn tế.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn đinh, kiểm tra.
Câu hỏi: Bài thơ Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu) cho anh (chị) thấy được tâm trạng gì của bài thơ? Đọc diễn cảm bài thơ?
- Vào bài mới:
Lời vào bài: Có ý kiến cho rằng: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) đã dựng được bức tượng đài bi tráng về chân dung những người nông dân khởi nghĩa trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được ý kiến này cũng như thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ mù yêu nước Đồ Chiểu.
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn : văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Hiểu được những nét chính trong cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Hiểu được vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc; thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân ấy.
3. Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.
4. Làm quen và rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác giả văn tế.
II. Tiến trình lên lớp:
- ổn đinh, kiểm tra.
Câu hỏi: Bài thơ Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu) cho anh (chị) thấy được tâm trạng gì của bài thơ? Đọc diễn cảm bài thơ?
- Vào bài mới:
Lời vào bài: Có ý kiến cho rằng: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) đã dựng được bức tượng đài bi tráng về chân dung những người nông dân khởi nghĩa trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được ý kiến này cũng như thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ mù yêu nước Đồ Chiểu.
Phần một: Tác giả
I. Đọc và tìm hiểu tiểu đẫn.
1. GV gọi 1-2 HS đọc mục Tiểu dẫn trong SGK.
2. GV gọi 1 HS tóm tắt mục Tiểu dẫn.
Gợi ý tóm tắt:
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê ở làng Bình Thới, huyên Bình Dương. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1843, ông đỗ tú tài. Năm 1846, ông ra Huế học, tiếp tục thi tú tài tại quê cha thì nghe tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang mẹ, ông bị đau mẳt rồi bị mù. Ông trở về Gia Định, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân.
- Khi giặc Pháp vào Gia Định, ông đã cùng các lãnh tụ bàn mưu, tính kế đánh giặc. Nam Kì mất, ông trở về Bến Tre, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân, với nước.
b. Sự nghiệp thơ văn.
- Các tác phẩm chính: Trong giai đoạn đầu trước khi Pháp đến Nam Kì, ông viết Truyện lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu, Sau Giuộc, Văn Tế Trương Định, Ngư Triều vấn đáp y thuật …
- Nội dung thơ văn:
+ Đề cao lý tưởng đạo đức, tư tưởng nhân nghĩa.
+ Thể hiện lòng yêu nước, thương dân.
+ Nghệ thuật thơ văn:
+ Vẻ đẹp trong thơ ông không phát lộ rực rỡ bề ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, lòng yêu thương con người của nhà thơ bao giờ cũng nồng đậm hơi thở cuộc sống.
+ Thơ văn của ông mang chất Nam Bộ.
Hướng dẫn học bài.
GV lần lượt nêu các câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời .
Câu hỏi 1
Gợi ý:
(Nêu như mục a – cuộc đời). Có thể làm rõ thêm qua một số ý kiến sau:
- Nghị định sống và cống hiến cho đời:
Nguyễn Đình Chiểu bước vào đời cũng hăm hở và đầy khát vọng như Lục Vân Tiên buổi lên đường ứng thí:
Chí lăm bắn nhạn ven mây
Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa
Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ, sau là hiển vang
Bất hạnh ập đến: 26 tuổi mà đã tàn tật, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở, về quê lại gặp buổi loạn li. Tiếp đó là những ngày lao đao chạy giặc, nỗi đau lòng trước cảnh khốn khó, lầm than của nhân dân. Ông vẫn ngẩng cao đầu mà sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng. Ông can đảm ghé vai gánh vác trọng trách: làm một thầy giáo, một thầy thuốc, một nhà thơ. ở trọng trách nào ông cũng làm việc hết mình và nêu được tấm gương sáng cho đời. Khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang của các thế hệ học trò suốt bốn trục năm trời. Là một thầy thuốc, ông không tiếc sức mình để cứu nhân, độ thế.
Giúp đời, chảng vụ tiếng danh
Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghét tài.
(Ngư Tiều vấn đáp y thuật)
Là một nhà thơ, ông đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ.
- Cuộc đời của ông còn thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Mặc dù mù loà, bệnh tật gia cảnh thanh bạch nhưng ông vẫn kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, làm quân sư cho các lãnh tụ khởi nghĩa quân, viết thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu. Vì vậy, cuộc đời nhà thơ tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng là một tấm gương sáng ngời nghị lực và đạo đức. Đặc biệt, thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải và quyền lợi của nhân dân của ông là bài học cho mọi thế hệ.
Câu hỏi 2:
Gợi ý:
a. Tư tưởng đạo dức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lý làm người. Đạo lý đó dựa trên những cơ sở tình cảm chủ yếu sau:
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội; tình cha con, mẹ con, tình vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu cưu mang những người gặp hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
b. Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
- Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước.
- Khích lệ lòng căm thù giặc và ý trí cứu nước của nhân dân, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ Quốc.
- Tố cáo tội ác giặc xâm lăng đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho nhân dân.
Chính vì bám sát cuộc kháng chiến, viết về cuộc kháng chiến ấy bằng lòng căm thù, tình yêu nên thơ văn của ông có giá trị rất lớn trong việc khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân.
c. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thế hệ rất đậm nét sắc thái Nam Bộ. Điều đó được thể hiện qua các nhân vật trong tác phẩm của ông. Đó là lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên…Sắc thái Nam thái ấy còn được thể hiện trong cách sử dụng lối thơ thiên về kể, mang đậm màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Câu hỏi 3
Gợi ý:
Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình chiểu là hai câu thơ tuy sống trong những thời đại khác nhau nhưng đều gặp nhau ở một điểm chung: thơ văn của hai nhà thơ đều thể hiện tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa đối với văn học trung đại là một chân lí mặc nhiên được thừa nhận. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được toát nên ngay từ Cáo Bình Ngô:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Với Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng ấy được toát lên qua Truyện Lục Vân Tiên, qua Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc..
Nhưng điều quan trọng là ở hai nhà thơ, tư tưởng nhân nghĩa trong một nội dung mới: Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược. Nội dung này trong quan niệm Khổng, Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như không có. Nhân nghĩa là chống xâm lược, chống xâm lược là nhân nghĩa.
Trong Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi dựa trên tư tưởng nhân nghĩa ấy mới bóc trần được luận điệu nhân nghĩa xảo trá của giặc, với phân biệt được rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa. Nước Đại Việt chiến đấu chống xâm lược là chính nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó.
Với Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện qua triết lí sống của những người nghĩa sĩ.
Sống làm theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm khổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, vè theo cổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Trong văn học dân gian, ông cha ta đã từng khẳng định: Chết vinh còn hơn sống nhục. Triết lí sống ấy được chứng minh một lần nữa qua những câu văn hào hùng này. Bởi vì với họ, nhục hay vinh không phải nững triết lí cao siêu mà chính là; đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục. Đó cũng là lí do hết sức giản đơn nhưng vô cùng sâu sắc đã được nhà thơ yêu nước diễn đạt qua cách nói dứt khoát, mạnh mẽ như tính cách của những nghĩa sĩ ấy.
III. Luyên tập:
Bài tập.
Gơi ý: Cần nêu và phân tích được một số nội dung sau:
- Giải thích ý kiến của Xuân Diệu: Đây là câu nói đã nêu lên được đặc điểm cơ bản nhất trong con người, trong tâm hồn và trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là lòng yêu thương, kính trọng người lao động, những con người có cuộc đời nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, hướng về cái thiện.
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói:
- Phân tích chứng minh qua cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
+ Cuộc đời: Gắn bó với nhân dân, bốc thuốc, chữa bệnh cho nhân dân. Ông đứng về phía nhân dân, lên án thế lực tội ác, không hợp tác với giặc mà giữ tấm lòng son sắt với nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng.
+ Thơ văn: Thơ văn Đồ Chiểu tập trung khắc hoạ những người dân lao động bình thường nhất: ông Ngư, ông Tiều, những người nghĩa sĩ Cần Giuộc…
Ví dụ: Trong đoạn trích Lục Vân Tiên, Nhà thơ đã miêu tả được tâm hồn hướng về cái thiện qua các nhân vật như ông Ngư, ông Tiều, những con người đó dáng dấp ẩn sĩ nhưng vẫn mang bóng dáng của những con người lao động. Họ hiện diện giữa đời thường, sống trong sạch, khinh ghét sự đen bạc, sự bạo ngược, hung tàn và bao giờ cũng có mặt đúng lúc để cứu giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghĩa, khinh tài. Cảm xúc chủ quan của nhà thơ làm cho cuộc sống của những người dân chài bình thường trên sông nước có vẻ như được thi vị hoá, trở nên mơ mộng hơn, nhưng cốt lõi của nó vẫn là chân thực.
Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điển nhân văn rất tiến bộ. Từng trải trong cuộc đời, nhà thơ hiểu rất rõ rằng cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của những bọn người có địa vị cao sang, nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa, khinh tài. Đó là những ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng…
Phần II: Tác phẩm
I. Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn:
1. GV gọi 1-2 HS đọc mục Tiểu dẫn trong SGK.
2. GV gọi 1 Hs tóm tắt mục Tiểu dẫn.
Gợi ý tóm tắt:
- Hoàn cảnh ra đời: Là bài văn được iết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16-12-1861.
- Đặc điểm của văn tế (xem câu hỏi 1, phần Luyện tập).
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. GV gọi 1-2 Hs đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm và đọc nối tiếp. Chú ý cách đọc thể hiện được tình cảm thương xót và sắc thái bi hùng của văn tế.
2. GV nhận xét cách đọc.
3. Hướng dẫn học bài.
GV lần lượt nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời.
Câu hỏi 1.
Gợi ý.
Văn tế loại văn thường gắn liền với phong tục tang lễ. Văn tế có hai nội dung: Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của con người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người còn sống trong giờ phút tiễn biệt. Âm hưởng chung của văn tế là bi thương nhưng sắc thái ở mỗi bài có thể khác nhau.
Bài gồm bốn phần: Lung khởi, Thích thực, Ai vãn và Kết.
- Lung khởi (từ đầu đến …Tiếng vang như mõ): Cảm hứng khái quát về nhưng nghĩa sĩ nông dân hi sinh trong trận Cần Giuộc.
- Thích thực (từ “nhớ linh xưa”đến …Tàu đồng súng nổ): Hồi tưởng về cuộc đời người nghĩa sĩ.
- Ai vãn (từ Ôi ! – những năm lòng nghĩa lân dùng, đến …Dật dờ trước ngõ): Than tiếc các nghĩa sĩ.
- Kết (phần còn lại): tình cảm xót thương của người đứng tế trước linh hồn người chết.
Câu hỏi 2
Gợi ý.
Vẻ đẹp về hình thức bên ngoài của hình tượng người nghĩa sĩ.
- Chẳng qua là dân ấp, dân lân;
- Ngoài cật có một manh áo vải;
- Trong tay cầm một ngọn tầm vông…
Vẻ đẹp về phẩm chất tinh thần của hình tượng người nghĩa sĩ trước hết thể hiện ở quá trình người nông dân tự giác đứng lên vì nghĩa lớn.
- Họ vốn là những người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn:
+ Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó;
+ Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
- Nhưng đó cũng là những người rất giàu lòng yêu nước.
+ Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
+ Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Chính vì thế, mặc dù; chẳng qua là dân ấp, dân lân ; ngoài cật có một manh áo vải; trong tay cầm một ngọn tầm vông …họ vẫn sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn.
- Hoa mai đánh bằng rơm con cúi; cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
- Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp vào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, dạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
- Kẻ đâm ngang, người chếm ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Nhà văn đã thành công khi khắc hoạ hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc. Các từ ngữ miêu tả nguồn gỗc xuất thân, ngoại hình và hành động của người nghĩa sĩ nông dân cho thấy; họ chỉ là những người dân bình thường, chất phác, chăm chỉ làm ăn.. nhưng khi nước nhà có giặc, họ tự nhận về mình trách nhiệm phải bảo vệ đất nước sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Cách thể hiện tượng người nghĩa sĩ rất tỉ mỉ từ trang bị thô sơ hành động dũng cảm ,…. Vì t hế tất chân thật.
- Đoạn văn miêu tả về người nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng đạt đến đỉnh cao trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Trước hết, đó là thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, xuất thân, hành động….
- Ngoài ra, nhà thơ còn sử dụng thủ pháp so sánh:
+ Trông tin quan như trời hạn trông mưa
+ Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ
- Thủ pháp đặc tả:
+ Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
+ Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…
- Thủ pháp đối lập (đối ý, đối thanh): Chưa quen cung ngựa – chỉ biết ruộng trâu, tay vốn quen làm – mắt chưa từng ngó; bữa thấy bòng bong – ngày xem ống khói; nào đợi – chẳng thèm, mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn – chín chục trận binh thư, không chờ bày bố ….
Các thủ pháp nghệ thuật trên, đặc biệt là thủ pháp nghệ thuật đối lập đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp tinh thần của người nghĩa sĩ.
Câu hỏi 3:
Gợi ý:
Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ rất nhiều nguồn cảm xúc. Đó là niềm cảm xúc về thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ (chú ý các chi tiết: xác phàm vội bỏ; nào đợi gươm hùm treo mộ; tấc đất ngọn rau ơn Chúa, tài bồi cho nước nhà ta; quan quân khó nhọc; ăn tuyết nằm sương; đòn luỹ tan tành…). Chính niềm thương cảm và xót thương ấy một lần nữa khẳng định nghĩa binh chỉ là những người dân thường, nhưng sẵn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước…
- Mặt khác, tác giả không chỉ xót thương sâu sắc về sự hi sinh của họ còn khẳng định phẩm chất cao đẹp của các nghĩa nghĩa binh Cần Giuộc (phân tích các từ ngữ, giọng điệu: các hình ảnh: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng luỵ.nhỏ…Vừa mang tính khái quát, ước lệ, vừa mang trọng và có sức biểu cảm mạnh mẽ).
Tác giả còn sẻ chia sâu sắc với nỗi đau của những người thân nhân các nghĩa sĩ: Đau đớn bấy ! mẹ già ngồi khóc trẻ, Ngọn đèn khuya leo lét trong lều: Não nùng thay ! Vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế dật dờ trước ngõ.
Sự kết hợp giữa nhiều nguồn cảm xúc ấy khiến cho tiếng khóc đau thươnmg nhưng lại không bị luỵ. Tiếc thương và ngưỡng mộ, ông đã để các nghĩa sĩ không chết. Ông đã vận dụng cả tiềm thức và tâm linh để sáng tạo nên những hình tượng có giá trị siêu hình dạng về cái lẽ vĩnh hằng, bất tử về những người nghĩa sĩ.
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh.
Câu hỏi 4.
Gợi ý:
Sức hấp dẫn của bài văn tế do nhiều yếu tố ; sự chân thành trong tình cảm của nhà thơ, tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu ….Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng chi phối đến sức gợi cảm của bài văn này là giọng điệu. Có những câu văn đọc lên nghe thật cảm động:
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo.
Ngữ điệu của câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở, tắc nghẹn ngào. Cảm giác như nước mắt cứ chảy, chảy hoài như tình cảm không thể nào diễn tả được của những người đang sống tiếc thương những người đã khuất.
Hoặc như câu: Đau đớn đấy ! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuy leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Hai nhân vật, hai hành động được đặt vào hai không gian, thời gian khác nhau gây ấn tượng về sự thiếu hụt tình cảm của những người đang sống. Đó là mẹ già, vợ trẻ, những người thân của những người nghĩa sĩ. Tác giả đã nhập thân vào những người thân ấy để diễn tả được sự đau đớn, tiếc thương, sự cảm thông với thân nhân của các nghĩa sĩ.
4. GV hướng dẫn HS ghi nhớ.
- GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV chốt lại một số kiến thức chính.
1. Với tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tuợng trung tâm trong văn học.
2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, xứng đáng là “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” như đánh giá của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
III. Luyện tập:
Bài tập 1.
Gợi ý: Chú ý cách đọc thể hiện được đặc điểm của bài văn tế. Hần hai nên đọc bằng giọng điệu hào hùng. Phần kết nên đọc bằng giọng điệu xót thương.
Bài tập 2.
Gợi ý:
Có thể xem hai câu sau trong bài văn tế thể hiện được triết lý sống của những người nông dân:
Sống làm chi theo dân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm khổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Trong văn học dân gian, ông cha ta đã từng khẳng định:Chết vinh còn hơn sống nhục. Triết lí sống ấy đựơc chính minh một lần nữa qua những câu văn hào hùng này. Chỉ có điều, đây là triết lí của những người nông dân, chỉ quen với công việc đồng áng nên được diễn đạt hết sức dứt khoát. Bởi vì họ, nhục hay vinh không phải là những triết lí cao siêu mà chính là; đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục. Tính cách của những con người Nam Bộ ấy đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ thật sinh động, Điển hình qua những câu thơ này.
IV. Tổng kết, dặn dò.
- Tổng kết.
- Dặn dò: Đọc lại bài văn tế. Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ , điển cố
mục tiêu cần đạt.
1. Ôn tập những tri thức về thành ngữ, điển cố để từ đó nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố.
2. Biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố.
3. Phân tích được giá trị của thành ngữ, điển cố thông dụng.
B. Tiến trình lên lớp:
ổn định, kiểm tra:
câu hỏi:Anh (chị) hãy đọc phần Lung khởi trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đỉnh Chiểu).
2. Vào bài mới.
Lời vào bài: Trong lời nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương chúng ta thường sử dụng những tập hợp từ đã trở lên cố định để diễn đạt một ý nghĩa nào đó. Đó là khi chúng ta đã vận dụng thành ngữ, điển cố trong đời sống cũng như trong văn học.
3. Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
Gợi ý.
Trong bốn câu thơ trên, Tú Xuơng đã sử dụng hai thành ngữ: Một duyên hai nợ và năm nắng trời mưa.
Bài tập 2.
Gợi ý
- Đầu trâu mặt ngựa: Gợi lên hình ảnh một lũ người mặt mũi gớm ghiếc, dữ tợn, hung ác, đằng đằng sát khí. Dùng thành ngữ này Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được cảnh gia đình Thuý Kiều khi bị vu oan, bị bọn xấu, bọn ác đe doạ. Mặt khác, với cách sử dụng thành ngữ này, nhà thơ còn thể hiện thái độ phủ định của mình đối với những loại người “đâm thuê chém mướn” trong xã hội phong kiến, cái thời Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng nhưng thật chất lại chứa đầy hiểm nguy, bất trắc.
- Cá chậu chim lồng: ý nói về sự gò bó, chật hẹp của không gian sống.
Đọc thêm: khóc dương khuê
Nguyễn khuyến
Hướng dẫn học thêm:
Câu hỏi1.
Gợi ý:
Bài thơ được viết theo dòng cảm xúccủa tác giả. Vì vậy, bài thơ có thể chia thành 4 đoạn:
- 2 câu đầu: Tin đến đột ngột.
- 12 câu tiếp theo: Sự hồi tưởng về những kỷ niệm thời xuân xanh, chưa thành đạt.
- 8 câu tiếp: Về vấn đề mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều, xế bóng.
- 16 câu còn lại: Nỗi đau khôn cả lúc bạn rứt áo “ra đi”.
Câu hỏi 2:
Gợi ý:
Tình bạn thắm thiết, thuỷ chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ. Đầu tiên là nỗi đau khi nghe tin bạn qua đời. Câu thơ Bắc dương thôi đã thôi rồi ! là tiếng kêu thương, đột ngột, thất vọng. Cụm từ “thôi đã thôi rồi” chỉ gồm các hư từ nhằm nhấn mạnh đến sự mất mát không gì bù đắp nổi. Câu thơ thứ hai dàn trải diễn tả sự mất mát, cả không gian nhưcũng nhuộm màu tang tóc.
Tình bạn thắm thiết ấy được cụ thể hoá qua đoạn thơ thứ hai. Đó là những kỉ niệm về một thời đèn sách, những thú vui nơi dặm khách, nơi gác hẹp đắm say trong lời ca, tiếng đàn, nhịp phách…
Tình bạn ấy còn được thể hiện trong đoạn kết, diễn tả nỗi đau của tác giả khi bạn không còn nữa. Nỗi đau được diễn ra được nhiều cung bậc; lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc,lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau khồn nước mắt, nỗi đau như đã dồn vào lòng:
Tuổi già giọt lệ như sương
Hơi đau ép lấy hai hàng chứa chan
Câu hỏi3.
Gợi ý:
Bài thơ sử dụng nhiều biện tu từ:
- Cách nói giảm: Bác dương thôi đã thôi rồi !
-Biện pháp nhân hoá: Nước mây man mác…
- Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương .
- Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết về tấm lòngcủa bài thơ với bạn.
đọc thêm: vịnh khoa thi hương
Trần Thế Xương
Hướng dẫn đọc thêm
Câu hỏi 1
Gợi ý:
Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. Mới đọc câu thơ thấy không có gì đặc biệt; kì thi mở theo đúng thông lệ “ba năm mở một khoa”. Nhưng đến câu thơ thứ hai thì sự bất bình thường đã bộc lộ rõ trong các tổ chức; “Trường Nam thi lẫn trường Hà”. Từ “lẫn” đã thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử.
Câu hỏi 2
Gợi ý:
Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. Tác giả chú ý miêu tả được hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: Sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi). Biện pháp đảo ngữ “lôi thôi sĩ tử”, tác giả vừa nhấn mạnh đến sự luộn thuộm, không gọn gàng, vừa khái quát được những hình ảnh sĩ tử trong kì thi ấy. đó là hình ảnh khái quát được sự sa sút về “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại.
Hình ảnh quan trường “ậm ẹo miệng thét loa” gợi lên cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ “ậm ẹo” biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai “vờ” của quan trường. Biện pháp đảo ngữ “ậm ẹo quan trường” cũng đã rút người đọc thấy được tính chất lộn xộn của kì thi.
Câu hỏi 3
Gợi ý:
Đối lập lại với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “cờ cắm rợp trời”. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay: Cờ trước người sau, váy trước, người sau. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ đối “váy” bà đầm tạo nên một tiếng cười nhưng ân trong đó cũng không ít nỗi đau sót xa.
Câu hỏi 4
Gợi ý:
Hai câu kết chuyển đổi giọng điệu từ mỉa mai châm biến sang trữ tình. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ “nhân tài đất bắc nào ai đó” không chỉ hướng tới các tu sĩ tử thi năng đó mà còn là những người được xem là “nhân tài đất Bắc” hay “Ngoảnh coỏ mà trông cảnh nước nhà”. Từ một khoa thi nhưng bức tranh hiện thực xã hội năm Đinh Dậu đã được hiện lên. Bên cạnh đó còn là nỗi nhục mất nước, là sự tác động đến tâm linh người đọc.
Tiếng việt: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nh
A. mục tiêu cần đạt
1. Nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói của từng cá nhân.
2. Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gin và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Có ý thức sử dụng lời nói của cá nhân phù hợp với yêu cầu của ngôn ngữ chung trong xã hội.
B. Tiến trình lên lớp
1. ổn định, kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Anh (chị) hãy tìm một số ví dụ thể hiện được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
2. Vào bài mới
Lời vào bài: Ngôn ngữ là sản phẩm riêng của từng cá nhân. Tuy nhiên, giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân lại có mối quan hệ hai chiều, tác động, bổ sung cho nhau. Để hiểu rõ mối quan hệ này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua tiết học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1(Xem SGK)
Gợi ý:
Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du:
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
Từ nghĩa thực “mặt dưới cánh tay nối với ngực”, từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du đã mang một ý nghĩa mới: Khoảng không gian chật hẹp giữa hai bức tường nhằm tạo nên sự ngăn cách giữa hai nhà. Thế mà giữa khoảng không gian chật hẹp ấy lại xuất hiện một bông liễu “bay sang láng giềng” làm cho hai khoảng không gian ngăn cách không còn giá trị. Cái đẹp của thiên nhiên vẫn tìm ra được nơi tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất.
Bài tập 2 (Xem SGK).
Gợi ý:
Từ Xuân được dùng với ý nghĩa khác nhau, thể hiện sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ:
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Hồ Xuân Hương, Tự Tình)
Câu thơ xuất hiện hai từ xuân. Xuân ở câu thơ này mang hai ý nghĩa: vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân qua đi nhưng rồi mùa xuân còn trở lại với thiên nhiên, nhưng với
File đính kèm:
- Giao An Ngu Van 11BCB Full.doc