A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh hiểu được một số nội dung lớn sau đây:
-Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất tyrong lịch sử dân tộc của nước ta.
-Qua đó nhận thức được tầm quang trọng của nhân tài đới với quốc gia.
-Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại.
B.PHƯƠNG PHÁP
-Đọc hiểu văn bản.
-Câu hỏi phát vấn.
-Thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN
-sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách văn thơ thời Quang Trung-Nguyễn Huệ.
D.TIẾN TRÌNH
1/Ổn định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
-Hãy giải thích ý nghĩa của thành ngữ “nước đổ đầu vịt”.
-Giải thích điển cố “Sở Khanh”.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11cơ bản tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7, tiết 25-26-26,5-văn học.
CHIẾU CẦU HIỀN NGÔ THÌ NHẬM
(Cầu hiền chiếu)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh hiểu được một số nội dung lớn sau đây:
-Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất tyrong lịch sử dân tộc của nước ta.
-Qua đó nhận thức được tầm quang trọng của nhân tài đới với quốc gia.
-Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại.
B.PHƯƠNG PHÁP
-Đọc hiểu văn bản.
-Câu hỏi phát vấn.
-Thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN
-sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách văn thơ thời Quang Trung-Nguyễn Huệ.
D.TIẾN TRÌNH
1/Ổn định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
-Hãy giải thích ý nghĩa của thành ngữ “nước đổ đầu vịt”.
-Giải thích điển cố “Sở Khanh”.
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và rút ra những nội dung quang trọng về tác giả Ngô Thì Nhậm và tư tưởng có tầm vóc lịch sử của vua Quang Trung.
-Đặc điểm của thể chiếu.
?Em nào cho biết bài chiếu ra đời trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước như thế nào?
-Nước ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc (chế độ phong kiến vua Lê Chúa Trịnh ngày càng mâu thuẫn sâu sắc rồi đi đến sụp đổ hoàn toàn, đồng thời Nguyễn Huệ Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh quân xâm lược nhà Thanh)
-Nguyễn Huệ-Quang Trung lên ngôi mở ra một trang sử mới cho đất nước.
-Trong hoàn cảnh ấy nhiều kẻ sĩ thường chán nản lúng túng và không ít đã trốn tránh không tham gia vào chính sự.
-Nhiều nhà nho đã sáng suốt ủng hộ nhà Tây sơn. Nhưng không ít nhà nho do quan điểm đạo đức bảo thủ không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác thậm chí chống lại.
=>Trước tình hình đó, một nhiệm vụ có tầm quang trọng chiến lược đối với vua Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn đang dự kiến thực hiện, để họ ra cộng tác triều đại mới vì lí do đó nên vua Quang Trung giao nhiệm vụ cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu để kiêu gọi những người có tài có đức ra chung súc xây dựng đất nước.
GV:gọi học sinh đọc văn bản và cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của từng phần.
?Thái độ của vua Quang Trung trong bài chiếu cầu hiền như thế nào?
-Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự góp sức nhiều nhân tài, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn được công tác của các bậc hiền tài.
-Hình ảnh trẫm trong bài văn chiếu là một người lo lắng cho việc nước thực sự cần có những người hiền tài hộ trợ giúp đỡ.
?Nội dung chính của bài chiếu là gì?
-Viết chiếu cầu hiền là một hiện tượng khá phổ biến trong văn hóa chính trị phương đông thời cổ trung đại.
-Như năm 1429 Lê Lợi xuống chiếu hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu phải tiến cử người hiền tài và cho phép những người hiền tài tự tiến cử.
-So sánh bài chiếu này với chiếu cầu hiền của vua Quang Trung, có thể thấy mấy điểm chung của thể văn này:
+Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.
+Cho phép tiến cử người hiền.
+Cho phép người hiền tự tiến cử.
?Qua việc chiêu mộ người tài của vua Quang Trung cho ta thấy vua Quang Trung là người như thế nào?
?Về nghệ thuật, bài chiếu có những đặc điểm gì đặc sắc?
-Bài văn nghị luận này có tính mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và lô gic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết.(và người có tư tưởng chỉ đạo).
-Các từ ngữ nói về không gian đáng chú ý là:
+Trời, trời đất,
+Sao, gió mây.
=>Diễn tả được không gian vũ trụ, đồng thời hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền tài theo triếc lí tam tài: thiên- địa –nhân.
-Một nhóm từ cũng cần nhác tới là:
+Triều đường, triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ…
=>Hàm nghĩa không gian xã hội, nơi cần người hiền tài thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình và đất nước, nhân dân. Các từ ngữ diễn tả không gian nói trên tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kiêu gọi người hiền tài của bài chiếu.
?Số lượng điển cố trong bài chiếu được tác giả sử dụng nhiều hay ít? Cách sử dụng điển cố của Ngô Thì Nhậm trong bài chiếu có tác dụng gì?
?Qua cách sử dụng điển cố cho người đọc thấy người viết và vua Quang Trung là những con người như thế nào?
?Vì sao vua Quang Trung lại cầu hiền như vậy? Ông nghĩ gì về đất nước, về nhân dân trong bài chiếu này? Những hứa hiện của
vua Quang Trung thể hiện tầm tư tưởng và nhân cách của ông như thế nào?
GV dặn dò học sinh những vấn đề quang trọng trước khi kết thúc bài học này.
-Học sinh về nhà học bài nắm vững nội dung tư tưởng của bài chiếu.
-Hiểu được vua Quang Trung là một con người hiền biết trọng dùng người tài để xây dựng đất nước.
I/Tìm hiểu chung
1/Tểu dẫn
(Sách giáo khoa)
2/Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu
-Nước ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc
-Nguyễn Huệ-Quang Trung lên ngôi mở ra một trang sử mới cho đất nước.
-Trong hoàn cảnh ấy nhiều kẻ sĩ thường chán nản lúng túng và không ít đã trốn tránh không tham gia vào chính sự.
-Nhiều nhà nho đã sáng suốt ủng hộ nhà Tây sơn. Nhưng không ít nhà nho do quan điểm đạo đức bảo thủ không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác thậm chí chống lại.
=>Trước tình hình đó, một nhiệm vụ có tầm quang trọng chiến lược đối với vua Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn đang dự kiến thực hiện, để họ ra cộng tác triều đại mới vì lí do đó nên vua Quang Trung giao nhiệm vụ cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu để kiêu gọi những người có tài có đức ra chung súc xây dựng đất nước.
3/Đọc văn bản
II/Phân tích
1/Thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung
-Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự góp sức nhiều nhân tài, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn được công tác của các bậc hiền tài.
-Hình ảnh trẫm trong bài văn chiếu là một người lo lắng cho việc nước thực sự cần có những người hiền tài hộ trợ giúp đỡ.
2/Nội dung chính của bài chiếu:
- Viết chiếu cầu hiền là một hiện tượng khá phổ biến trong văn hóa chính trị phương đông thời cổ trung đại.
-Như năm 1429 Lê Lợi xuống chiếu hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu phải tiến cử người hiền tài và cho phép những người hiền tài tự tiến cử.
-So sánh bài chiếu này với chiếu cầu hiền của vua Quang Trung, có thể thấy mấy điểm chung của thể văn này:
+Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.
+Cho phép tiến cử người hiền.
+Cho phép người hiền tự tiến cử.
=>Vua Quang Trung là một người biết trọng dụng người tài người đức. Đây là một trong những chiến lược quang trọng cùa sự phát triển của đất nước, của dân tộc trong bất cứ thời đại nào.
3/Nghệ thuật viết văn nghị luận
-Bài văn nghị luận này có tính mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và lô gic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết.(và người có tư tưởng chỉ đạo).
-Các từ ngữ nói về không gian đáng chú ý là:
+Trời, trời đất,
+Sao, gió mây.
=>Diễn tả được không gian vũ trụ, đồng thời hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền tài theo triếc lí tam tài: thiên- địa –nhân.
-Một nhóm từ cũng cần nhác tới là:
+Triều đường, triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ…
=>Hàm nghĩa không gian xã hội, nơi cần người hiền tài thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình và đất nước, nhân dân. Các từ ngữ diễn tả không gian nói trên tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kiêu gọi người hiền tài của bài chiếu.
-Cách sử dụng nhiều điển cố trong bài chiếu còn cho thấy ý thức tinh tế của người viết, chiếu về đối tượng cần thuyết phục là những tri thức có học vấn uyên bác.
-Bằng những điển cố rút ra từ văn học Trung Quốc, chứng tỏ người viết có trình độ học thức uyên bác, đủ khả năng thuyết phục một đối tượng như thế.
-Nói cách điển cố đã tạo một ấn tượng tốt về vua Quang Trung, một con người tài ba văn võ song toàn.
-Các điển cố chuyển tải nột dung một cách hàm súc, cô động tạo ấn tượng trang trọng.
4/Củng cố:
Vua Quang Trung là một người biết trọng dụng người tài người đức. Đây là một trong những chiến lược quang trọng cùa sự phát triển của đất nước, của dân tộc trong bất cứ thời đại nào.
5/Dặn dò:
Đọc thêm, văn học-tiết 27(khoảng 20 phút).
XIN LẬP KHOA LUẬT Nguyễn Trường Tộ
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh nắm được nội dung tư tưởng của bài văn nghị luận:
-Sự cần thuyết phải có luật trong cuộc sống, đây là một tư tưởng có tầm thời đại.
-Luật gồm những lĩnh vực trong hoc\ạt động của đời sống xã hội.
-Thái độ của vua, quan và nhân dân phải tôn trọng luật.
-Mối quan hệ giữa luật và đạo đức.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Đọc hiểu văn bản.
-Câu hỏi phát vấn.
-Thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN
-sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ.
D.TIẾN TRÌNH
1/Ổn định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
a/Em hãy cho biết bài chiếu viết nhằm vào đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì?
b/Qua bài chiếu anh/chị hãy nhận xét tư tưởng tình cảm của vua Quang Trung.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và rút ra những nội dung cơ bản về tác giả và tác phẩm.
-Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830-1871
-Người quê ở Hưng Nguyên-Nghệ An.
-Trí thức Hán học và cả Tây học.
-Ông có tầm tư tưởng xa rộng, ông viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước.
-Những bản điều trần không những thể hiện tình yêu nước của tác giả mà còn thể hiện một con người tài năng.
-Hiện nay các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được gần 60 bản di thảo của Nguyễn Trường Tộ.
-Tác phẩm xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ trích từ bản điều trần sồ 27 trong tế cáp bát điều. Văn bản này bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
GV: gọi học sinh đứng lên đọc văn bản. Khi đọc chú ý những nội dung sau đây:
-Theo Nguyễn Trường Tộ luật bao gồm những lĩnh vực nào?
-Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp của các nước phương Tây ra sau?
-Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
-Theo Nguyễn Trường Tộ Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
-Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
-Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
? Theo Nguyễn Trường Tộ luật bao gồm những lĩnh vực nào?
? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp của các nước phương Tây ra sau?
? Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
?Theo Nguyễn Trường Tộ Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
? Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
? Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
GV: học sinh học nắm các vấn đề cơ bản theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Nên hiểu đúng tầm tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ.
-Hiểu rõ vai trò củ luật đối với xã hội.
-Tìm những lập luận trong bài văn để chứng minh cho tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ.
-Về nhà chuẩn bị bài mới.
I/Tìm hiểu chung
1/Tểu dẫn
-Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830-1871
-Trí thức Hán học và cả Tây học.
-Ông có tầm tư tưởng xa rộng, ông viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước.
-Tác phẩm xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ trích từ bản điều trần sồ 27 trong tế cáp bát điều. Văn bản này bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
2/Đọc văn bản
II/Tìm hiểu nội dung
1/ Luật bao gồm những nội dung:
-Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia.
-Tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ.
2/Ông giới thiệu việc thực thi luật của các nước phương Tây
(Từ câu: bất cứ một hình phạt nào….Bởi vậy nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết).
3/Tác giả chủ trương vua quan và dân phải phải học luật nước và bổ sung thêm những luật mới. Ai giỏi luật sẽ được làm quan.
(Tất cả phải học luật và hiểu luật, quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn).
4/Theo Nguyễn Trường Tộ Nho học truyền thống chỉ nói về luật một cách suông trên giấy. Không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm? Cho nên Khổng Tử nói: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”.
5/Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp
-Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ
- “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị, chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời…”
III/ Củng cố dặn dò
Nguyễn Trường Tộ là một con người có tầm hiểu biết hơn người biết nhìn xa trông rộng.
-Một người tri thức có thái độ đúng đắng đối với dân với nước, hiểu đúng sự công bằng xã hội.
-Một người có nhiều cống hiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và nhà nước Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
Tiết 28, Tiếng Việt
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.
-Có ý thức và kỉ năng chuyển nghĩa của từ, lụa chọn từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Đọc hiểu văn bản.
-Câu hỏi phát vấn.
-Thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN
-sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thực hành Tiếng Việt – Diệp Quang Ban.
D.TIẾN TRÌNH
1/Ổn định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
a/Em cho biết, theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những nội dung nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp của các nước phương Tây ra sao?
b/Tác giả chủ trương vua quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sdao ông lại chủ trương như vậy?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV:cho học sinh đọc bài câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và suy nghĩ theo câu hỏi và trả lời
-Nghĩa gốc là nghĩa có đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và hình thức thức âm thanh của từ có mối quan hệ không lí do:
+Không giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để biểu hiện nghĩa đó.
+Trong bài câu cá mùa thu tất cả các từ đều được dùng với nghĩa gốc, không có từ nào dùng theo nghĩa chuyển.
a/Trong câu “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
-Từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa chỉ bộ phận của lá, thường ở trên cành cây, thường có màu xanh, có hình dáng mỏng. Nghĩa này đã được hình thành từ khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt.
b/Các trường hợp chuyển nghĩa của từ lá:
-Dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể của con người.
-Dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
-Dùng với các từ chỉ vật bằng vải.
-Dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ.
-Dùng với các từ chỉ kim loại.
=>Tuy trong các trường hợp trên từ lá dùng để chỉ các trường hợp khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
-Khi dùng với các nghĩa đó từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau tương đồng, đều là các vật có hình dáng nhỏ mỏng dẹp như chiếc lá cây.
GV: cho học sinh thảo luận nhóm bài tập số 2 khoản 5 phút sau đó đại diện nhóm lên bảng làm.
GV: cho học sinh thảo luận nhóm bài tập số 3 khoản 5 phút sau đó đại diện nhóm lên bảng làm.
GV: cho học sinh thảo luận nhóm bài tập số 4 khoản 5 phút sau đó đại diện nhóm lên bảng làm.
Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa, chúng có sự giống nhau về nghĩa:
+Bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó.
+Nhưng từ cậy khác với từ nhờ ở nét nghĩa là: dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vao sự giúp đỡ của người khác.
+Do đó Thúy Kiều dùng từ cậy thể hiện sự tin tưởng vao Thúy Vân trong sự thay thế mình.
-Từ chịu có các từ đồng nghĩa: nhận, nghe, vâng…đều chỉ sự đồng ý sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thay thế các từ đó nhưng vẫn có sắc thái khác nhau:
+Nhận: chỉ sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+Nghe, vâng: đồng ý chấp thuận của kẻ dưới đối với kẻ trên, thể hiên thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+Chịu: thuận theo lời của người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có lẽ không ưng ý. Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế có thể Thúy Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị mà nhận lời.
VG: học sinh về nhà làm bài tập còn lại và nắm vững cách chuyển nghỉa của tùng trường hợp trong mỗi văn cảnh.
I/Tổ chức học sinh làm bài tập
Bài tập 1:
Nghĩa gốc là nghĩa có đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và hình thức thức âm thanh của từ có mối quan hệ không lí do:
+Không giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để biểu hiện nghĩa đó.
+Trong bài câu cá mùa thu tất cả các từ đều được dùng với nghĩa gốc, không có từ nào dùng theo nghĩa chuyển.
=>Tuy trong các trường hợp trên từ lá dùng để chỉ các trường hợp khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
-Khi dùng với các nghĩa đó từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau tương đồng, đều là các vật có hình dáng nhỏ mỏng dẹp như chiếc lá cây.
-Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung(chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như chiếc lá cây).
Bài tập số 2:
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể con người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người, thường dùng nhất là các từ:
-Tay, chân, tim, đầu, miệng, lưỡi, mặt.
Vd:
-Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi.(ý nói bắt được một tù binh để khai thác thông tin bí mật của đối phương cái lưỡi là cơ quan để nói của con người).
-Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của huyện.
-Nhà ông ấy có năm miệng ăn (Có 5 người)
-Đó là những gương mặt mới trong làng thơ ca Việt Nam.
Bài tập 3:
-Các từ chỉ vị giác là: (mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi…trong đó các từ này có sự chuyển nghĩa để chỉ:
-Đặc điểm của âm thanh lời nói:
+Tiếng ngọt lọt đến xương.
+Một câu nói chua chát.
+Những lời mời mặn nồng thắm thiết.
-Mức độ của tình cảm, cảm xúc:
+Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
+Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.
+Anh ấy đang mãi mê nghe câu chuyện bùi tai.
Bài tập 4:
-Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa, chúng có sự giống nhau về nghĩa:
+Bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó.
+Nhưng từ cậy khác với từ nhờ ở nét nghĩa là: dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vao sự giúp đỡ của người khác.
+Do đó Thúy Kiều dùng từ cậy thể hiện sự tin tưởng vao Thúy Vân trong sự thay thế mình.
-Từ chịu có các từ đồng nghĩa: nhận, nghe, vâng…đều chỉ sự đồng ý sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thay thế các từ đó nhưng vẫn có sắc thái khác nhau:
+Nhận: chỉ sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+Nghe, vâng: đồng ý chấp thuận của kẻ dưới đối với kẻ trên, thể hiên thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+Chịu: thuận theo lời của người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có lẽ không ưng ý. Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế có thể Thúy Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị mà nhận lời.
III/ Củng cố dặn dò
-Nghĩa gốc là nghĩa có đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và hình thức thức âm thanh của từ có mối quan hệ không lí do:
-Không giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để biểu hiện nghĩa đó.
-Tùy theo từng trường hợp sử dụng người nói sử dụng cách chuyển nghĩa.
Tuần 7, từ 22/10-27/10/2007.
Kí duyệt của tổ trưởng
Bám sát, tuần 7
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.
-Có ý thức và kỉ năng chuyển nghĩa của từ, lụa chọn từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Đọc hiểu văn bản.
-Câu hỏi phát vấn.
-Thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN
-sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thực hành Tiếng Việt – Diệp Quang Ban.
D.TIẾN TRÌNH
1/Ổn định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: cho học sinh thảo luận nhóm các bài tập sau trong sách giáo khoa và lên bảng trình bày:
Bài tập số 4
- Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa, chúng có sự giống nhau về nghĩa:
+Bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó.
+Nhưng từ cậy khác với từ nhờ ở nét nghĩa là: dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vao sự giúp đỡ của người khác.
+Do đó Thúy Kiều dùng từ cậy thể hiện sự tin tưởng vao Thúy Vân trong sự thay thế mình.
-Từ chịu có các từ đồng nghĩa: nhận, nghe, vâng…đều chỉ sự đồng ý sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thay thế các từ đó nhưng vẫn có sắc thái khác nhau:
+Nhận: chỉ sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+Nghe, vâng: đồng ý chấp thuận của kẻ dưới đối với kẻ trên, thể hiên thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+Chịu: thuận theo lời của người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có lẽ không ưng ý. Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay
File đính kèm:
- Ngu van 11 cb tuan 7(1).doc