Giáo án ngữ văn 11(GV: Lê Thị Kiều Anh)

A. Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sâu sắc của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm.

B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK

C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài.

D. Tiến trình bài dạy:

* Ổn định

* Kiểm tra

* Bài mới

Ở Việt Nam, thời trung đại có 2 danh y nổi tiếng đó là Tuệ Tĩnh (TK XV) và Lê Hữu Trác mang hiệu Hải thượng lãn ông (Ông già lười Hải Thượng, Thượng Hồng - Hải Dương) nhưng Hải thượng lãn ông không chỉ nổi danh là một lương y như từ mẫu mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ với tập ký sự đặc sắc: Thượng kinh ký sự

 

doc129 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11(GV: Lê Thị Kiều Anh), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24 tháng 7 năm 2009 Tiết 1 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (2 tiết) (Trích “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sâu sắc của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh. - Giáo dục ý thức trách nhiệm. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định * Kiểm tra * Bài mới Ở Việt Nam, thời trung đại có 2 danh y nổi tiếng đó là Tuệ Tĩnh (TK XV) và Lê Hữu Trác mang hiệu Hải thượng lãn ông (Ông già lười Hải Thượng, Thượng Hồng - Hải Dương) nhưng Hải thượng lãn ông không chỉ nổi danh là một lương y như từ mẫu mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ với tập ký sự đặc sắc: Thượng kinh ký sự I. Tìm hiểu chung: - Gọi h/s đọc tiểu dẫn. - Nêu những nét cơ bản về t/giả? 1. Tác giả: 1724-1791 - Hầu như suốt đời gắn với quê ngoại (Hương Sơn – Hà Tĩnh). - Tên hiệu: Hải thượng lãn ông (Ông già lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương). lười: vì không quan tâm đến danh lợi. - Ông vừa là một danh y tài cao, đức trọng, vừa là một nhà văn nhà thơ. - Là người khiêm tốn, nhân hậu. - Xuất xứ? - Tác phẩm ghi chép nội dung gì? - Nêu đặc điểm của thể ký? 2. Tác phẩm: Thượng kinh ký sự. - In ở phần cuối bộ “Y tông tâm lĩnh” như một phụ lục ghi chép lại chuyến đi từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho Trịnh Cán khoảng từ tháng Giêng 1782 → 2/11/năm ấy. 3. Đặc điểm thể ký: - Thể văn xuôi. - Quan sát, ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh. - Ghi lại cảm xúc chân thật của mình trước sự việc (xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII). II. Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” - Gọi h/s đọc. Yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, từ tốn. + Những đoạn trần thuật miêu tả đọc rõ ràng, nhấn mạnh chi tiết quan trọng. + Các đoạn đối thoại: theo giọng điệu nhân vật. - Lời quân lính: nhanh, gấp gáp. - Lời quan chánh đường: uy nghi. - Lời thế tử: giọng con trẻ. + Những lời bình thâm trầm, hóm hỉnh. Tóm tắt các sự việc: Sáng sớm ½ có thánh chỉ → vào cung → qua nhiều cửa → đại đường, gác tía, phòng trà → ăn cơm ở “Hậu mã” → vào cung hầu mạch dâng đơn → về nơi trọ. 1. Bố cục đoạn trích: 4 phần + Từ đầu → chầu ngay: Lý do vào phủ theo lệnh chỉ của Chúa. + Tiếp → cho thật kỹ: Cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ. + Tiếp → khác chúng ta nhiều: Khám bệnh và kê đơn. + Còn lại. → Bố cục mạch lạc, kể, tả theo trình tự thời gian và sự việc, chọn ngôi kể thứ nhất xưng Tôi, tái hiện những điều tự người viết chứng kiến và cảm nhận. - Khung cảnh phủ Chúa được miêu tả ntn? 2. Phân tích a/ Cảnh trong phủ Chúa: + Vào phủ Chúa phải qua nhiều lần cửa. + Cảnh ngoài: vườn hoa, quanh co hành lang, điếm hạ mã, ngôi nhà lớn Đại đường lộng lẫy, phòng trà, … các quan lại, khách khứa, người giúp việc, bảo vệ, phục dịch đi lại nườm nượp, thị vệ nghiêm trang cảnh giác. + Cảnh nội cung: trướng gấm, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ. + Nghi thức: Nhiều thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của t/giả ở điếm Hậu mã, cảnh mọi người chầu hầu thế tử, cảnh chào lạy và xem hầu mạch, khám bệnh cho thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn Chúa được gọi là thánh thượng, lệnh Chúa ban: thánh chỉ, người Chúa được gọi là ngọc thể. + Không khí trong phủ: ngột ngạt, tù đọng, chỉ thấy hơi người, phấn sáp, thiếu khí trời. → chốn uy nghiêm, sang trọng nhưng hết sức xa hoa. → cánh quan sát: tỷ mỷ, cụ thể, sống động, ghi chép trung thực (theo chân người dẫn đường → từ ngoài vào trong , từ xa tới gần) → trong con mắt Hải thượng lãn ông đó là nơi ngột ngạt, thiếu sinh khí. * Củng cố, dặn dò: Nắm nội dung đoạn trích, thuộc t/c tiêu biểu, c/bị tiếp bài. Ngày 24 tháng 7 năm 2009 Tiết 2 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (tiếp) (Trích “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sâu sắc của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh. - Giáo dục ý thức trách nhiệm. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định * Kiểm tra: p/tích cảnh sống trong phủ Chúa trong đoạn trích. * Bài mới II. Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” - Thế tử Trịnh Cán được miêu tả ntn? - Nhận xét cách miêu tả của tác giả. Bệnh nan y: thể trạng ốn yếu, suy kiệt về tinh thần. Chia 3 nhóm thảo luận: - khi vào cung? - khi thăm bệnh? - khi lựa chọn cách chữa bệnh? - Nhận xét nội dung, tâm trạng, thái độ của t/giả? - Thái độ qua lời đối thoại với ông lang đồng hương? - Trong và sau khi khám bệnh, hầu mạch, kê đơn có tâm trạng, thái độ ntn? - Chọn cách chữa bệnh ntn? - Nhận xét về con người Lê Hữu Trác?. - Thái độ của tác giả trước hiện thực?. 2. Phân tích a/ Cảnh trong phủ Chúa: (Tiết 1) b/ Thế tử Trịnh Cán: + Mới 5 tuổi Cán đã được mọi người cung phụng. + Nơi thế tử ngự: Sập vàng, ghế rồng…. nhưng không khí lạnh lẽo (kẻ hầu người hạ đông đúc qua lại âm thầm như những bóng ma). + Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng. + Thân thể: Cởi áo “tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gày gò…”. + Khen Lê Hữu Trác lạy khéo. → Vừa chân thực, vừa đậm chất hài ước kín đáo. → Cách miêu tả bằng con mắt của một vị lương y – 1 bệnh nhân thiếu sinh khí, âm dương đều tổn hại (cảnh sinh hoạt giàu sang, đài các của gia đình nhà Chúa, quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp thỏm của các thầy thuốc hầu hạ và thái độ kín đáo khách quan của người kể). → Giá trị hiện thực: Bức tranh chi tiết về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh, cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài nơi Chúa ở. Nhưng đó cũng là khung cảnh vàng son quyền quý nhưng thiếu dưỡng khí. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà Chúa vì thế đã tự phơi bày trước mắt người đọc. c/ Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả khi vào phủ. + Khi vào cung: - Ngạc nhiên, khâm phục trước cảnh giàu sang, phú quý tột bậc. Vốn là con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, biết, quen nhiều cảnh giàu có, sang trọng thế mà bước chân đến đây mới thấy sự giàu sang của chúa khác hẳn người thường. → Lời lẽ, hình ảnh miêu tả cảnh giàu sang trong phủ Chúa theo lời ước lệ, với thái độ ngợi ca, sùng kính, … + Khi thăm bệnh: - Câu trả lời ông lang đồng hương như lời giãi bày, nhũn nhặn → thái độ không xu nịnh, học đòi những kẻ quyền quý; tự hào về cách sống và nơi sống của mình, giữ kẽ, thận trọng mà vẫn lộ ra phẩm chất cứng cỏi. - Đầu tiên là thái độ sợ hãi (Tôi nín thở … mạch) → quỳ lạy một cách thành kính. - Suy nghĩ được bày trực tiếp: ý kiến chẩn bệnh của ông khác hẳn các thầy thuốc trong cung nhưng ông đúng, giỏi và sâu sắc hơn họ, hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nêu ra những luận giải hợp lý, thuyết phục và cách điều trị đúng nhưng ông băn khoăn chưa nói ngay, chưa muốn sử dụng cách đúng ấy vì sợ chữa hiệu quả ngay sẽ được Chúa tin dùng, phải ở lại kinh đo, không được sống như sở nguyện. → ái ngại cho cảnh sống của Trịnh Cán. + Khi lựa chọn cách chữa bệnh: - Cách chữa hòa hoãn: chi bằng ta dùng phương thuốc vô thưởng, vô phạt, cầm chừng. - Cách chữa khỏi bệnh: → Hai ý nghĩ trái ngược nhau cùng xuất hiện trong lòng ông. → Thái độ băn khoăn, mâu thuẫn. Dứt khoát lựa chọn cách chữa tốt nhất. → Ý thức nhà nho trung với Chúa, với nước, xứng với truyền thống cha ông. → Là một thầy thuốc quê mùa nhưng rất giỏi, rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn. → Một thầy thuốc có lương tâm, đức độ; một nhà nho chân chính, cứng cỏi. → Một con người khinh thường danh lợi, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm, giản dị nơi làng quê dù đang có cơ hội để có cuộc sống giàu sang, phú quý. → Gián tiếp cho thấy thái độ không đồng tình của tác giả trước hiện thực. III. Tổng kết: - Nêu giá trị cơ bản của đoạn trích? Củng cố. HDHB. - Giá trị nội dung: Vẽ lại được bức tranh chân thực và sinh động về quang cảnh và cảnh sống trong phủ Chúa Trịnh: xa hoa, quyền quý, hưởng lạc. - Con người và phẩm chất của tác giả, tài năng y lý, đức độ, khiêm nhường, trung thực, cứng cỏi, lẽ sống trong sạch, thanh cao, giản dị, không màng công danh phú quý. - Giá trị NT: kể, tả trung thực, giản dị. Thái độ, tâm trạng thể hiện kín đáo, đúng mực, có luận giải hợp lý. Giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, hài ước. → Hiểu thêm về tài năng, phẩm chất, nhân cách của Hải thượng lãn ông Ông Lười – Lãn ông chỉ là 1 cách đặt bút hiệu theo kiểu hài ước, dân dã nhưng cũng rất đúng khi nói ông lười trước thái độ thờ ơ với công danh, phú quý, trước lối sống tự do thanh cao nơi rừng núi làng quê. - Nắm ý cơ bản trong bài. - Tìm hiểu thêm về bài thuốc của Hải thượng lãn ông trong dân gian. Ngày 24 tháng 7 năm 2009 Tiết 3 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân nhất là của các nhà văn có uy tín. - Rèn kỹ năng hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy các phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. - Giáo dục: Ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định: * Kiểm tra: * Bài mới: I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội: - Đọc mục I – SGK - Chia 3 nhóm: - Các yếu tố chung về mặt âm thanh bao gồm những gì? - Các yếu tố chung về mặt từ ngữ gồm những gì? - Các yếu tố chung về mặt quy tắc và phương thức gồm những gì? - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. 1. Các yếu tố chung về mặt âm thanh + Các âm: - Nguyên âm: Khi phát âm, luồng hơi đi ra tự do, nhẹ nhàng không bị cản trở, bộ máy phát âm điều hòa: i, e, ê, u, o, a,... - Phụ âm: Khi phát âm, luồng hơi đi ra không tự do, phải cọ xát hoặc phá cản mới thoát ra được, bộ máy phát âm lúc căng, lúc chùng: m, n, ng, p, t, k, v, h, d, tr, s, r, … + Các thanh: có sáu thanh (không, hỏi, ngã, huyền, sắc, nặng) luôn gắn liền với các tiếng (âm tiết). VD: xa, xả, xã, xá, xà, xạ + Các tiếng: Sự kết hợp của các âm và thanh (theo những quy tắc nhất định). VD: phụ âm nh + nguyên âm a + thanh huyền = nhà 2. Các yếu tố chung là từ ngữ. + Các từ đơn: trời, đồi, biển, cỏ, cây, sông, nước, … + Các từ phức: quần áo, điện máy, thuốc ho, cà chua, … + Các thành ngữ: mẹ tròn con vuông, chó ngáp phải ruồi, … + Các quán ngữ: nói tóm lại, một mặt là, nhanh như cắt, … 3. Các quy tắc và các phương thức a. Quy tắc kết hợp âm + âm = tiếng (mục 1). b. Quy tắc kết hợp từ + từ = cụm từ (ngữ). VD: cụm từ đẳng lập: giáo viên và học sinh cụm từ chính phụ: những cái bàn xanh bằng gỗ này (cụm danh từ) đẹp bằng ánh trăng mới mọc (cụm tính từ) đang chạy về phía bờ sông (cụm động từ). kết hợp từ với cụm từ bằng câu đơn, câu ghép: Anh Nam đi Hà Nội Vì trời mưa nên đường ướt. c. Các phương thức chuyển nghĩa của từ: VD: Mũi: nghĩa gốc chỉ một bộ phận của cơ thể người, động vật có thuộc tính “có đỉnh nhọn nhô ra phía trước”. → nghĩa chuyển: mũi dùi, mũi dao, mũi kim, …. (đồ dùng) mũi tàu, mùi thuyền, mũi canô, …. (phương tiện) mũi giáo, mũi gươm, … (vũ khí) mũi Nai, mũi Né, mũi cà Mau, … (lãnh thổ) II. Lời nói - Sản phẩm riêng của cá nhân - Lời nói cá nhân là gì? Nó tồn tại dưới những dạng nào? - Các phương diện thể hiện đặc điểm riêng của lời nói cá nhân ntn? 1. Khái niệm: - Lời nói cá nhân là sự vận dụng ngôn ngữ chung của xã hội vào từng tình huống giao tiếp cụ thể để đạt được mục đích giao tiếp. 2. Các dạng: Dạng nói (phát ra âm thanh) Dạng viết ( cố định hóa thành văn bản) 3. Các phương diện: a. Giọng nói cá nhân: Thể hiện sự khác nhau về cao độ, trường độ, âm sắc, ngữ điệu khi nói → nhận biết trực tiếp bằng thính giác. b. Vốn từ ngữ cá nhân: Thể hiện năng lực, trình độ của mỗi người khi vận dụng vốn từ vựng chung của cộng đồng dân tộc và hoạt động giao tiếp (sinh động, hấp dẫn hoặc nghèo nàn). c. Khả năng chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc. VD: Khi viết về cái chết có nhiều cách diễn đạt khác nhau, với những hình ảnh, cảm xúc khác nhau: Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Lê Anh Xuân) Máu thắm cỏ, lời ca bay vào đất (Nguyễn Đức Mậu) Một dòng máu đỏ lên trời (Tố Hữu) d. Việc tạo ra các từ ngữ mới. e. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung VD: Cạn lòng chằng biết nghĩ sâu/ Để cho trăng tủi hoa sầu vì đâu? III. Luyện tập - Chia làm 2 nhóm làm bài tập 1 và 2 - SGK Bài 1 (Tr.13) Gợi ý: 2 câu thơ của Nguyễn Khuyến, không có từ nào là từ mới, nhưng từ “thôi” thứ 2 được tác giả dùng với nghĩa mới. → Thôi: nghĩa chung chấm dứt, kết thúc của một hoạt động nào đó (thôi học, thôi ăn, thôi làm, …) → Thôi: trong bài chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống Bài 2 (Tr.13) Gợi ý: cái mới chính là sự sắp xếp trật tự từ của tác giả “Từng đám rêu xiên ngang mặt đất. Mấy hòn đá đâm toạc chân mây” → còn lời XH: “xiên ngang … hòn” VN (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) trước CN (……..) → cách làm riêng của tác giả tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ. * Củng cố * HDBM Quan hệ ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân Hoàn thành bài tập SGK, học và chuẩn bị viết bài số 1 (1 tiết) Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Tiết 4 Làm văn: VIẾT BÀI SỐ 1 (Nghị luận xã hội) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kỳ II của lớp 10. - Viết được bài Nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế và học tập của học sinh THPT. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Giáo viên ra đề, học sinh làm bài. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định: * Kiểm tra: * Bài mới: I. Đề bài: Câu 1: (2đ) Chép lại đáp án đúng nhất. a/ Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện ai? a. Lưu Bị b. Tào Tháo c. Quan Công d. Gia Cát Lượng b/ Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt? a. Hòe lục b. Thạch lựu c. Hồng liên d. Tịch dương c./ Điều đặc biệt trong hình thức, thể loại trong bài thơ “Cảnh ngày hè” là gì? a. Số tiếng ở mỗi câu thơ đều khác nhau. b. Câu thơ đầu chỉ có 6 tiếng. c. Câu thơ cuối chỉ có 6 tiếng. d. Hai ý b và c đều đúng. d/ Bài thơ “Thuật hoài” ra đời trong hoàn cảnh nào? Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Câu 2: (8đ) Đọc bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Trích bài ký dề danh tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba), em có suy nghĩ gì về trọng dụng người tài trong xã hội xưa và nay. hoặc: Đọc truyện “Tấm Cám”, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. II. Đáp án - Biểu điểm: Câu 1: Trả lời đúng cho 2đ. a/ đúng d b/ đúng a c/ đúng d d/ đúng b Câu 2: + Yêu cầu về kiến thức: cần xác định được vấn đề cần nghị luận, các luận điểm, luận cứ của đề bài. + Yêu cầu về kỹ năng: biết viết được bài nghị luận xã hội và lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp. Biêu điểm: Điểm 8: Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ Văn viết có hình ảnh, có cảm xúc Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt Trình bày sạch sẽ Điểm 6: Văn viết sâu, có cảm xúc Lập luận tương đối chặt chẽ Trình bày sạch, hầu như không có câu sai Điểm 4: Nội dung được, đủ ý nhưng có ý sâu, ý nông Bố cục khá chặt chẽ Mắc không quá 3 lỗi Điểm 2: Nội dung sơ lược, chưa nắm chắc vấn đề Kết cấu bài chưa chặt Còn nhiều câu sai, trình bày yếu, chữ xấu Các điếm khác: Dựa vào thang điểm trên để cho * Củng cố: Nhận xét giờ làm bài * Dặn dò: Soạn bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương Ngày 26 tháng 7 năm 2009 Tiết 5 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân nhất là của các nhà văn có uy tín. - Rèn kỹ năng hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy các phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. - Giáo dục: Ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định: * Kiểm tra: * Bài mới: I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội: - Đọc mục I – SGK - Chia 3 nhóm: ? Các yếu tố chung về mặt âm thanh bao gồm những gì? ? Các yếu tố chung về mặt từ ngữ gồm những gì? ? Các yếu tố chung về mặt quy tắc và phương thức gồm những gì? - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. 1. Các yếu tố chung về mặt âm thanh + Các âm: - Nguyên âm: Khi phát âm, luồng hơi đi ra tự do, nhẹ nhàng không bị cản trở, bộ máy phát âm điều hòa: i, e, ê, u, o, a,... - Phụ âm: Khi phát âm, luồng hơi đi ra không tự do, phải cọ xát hoặc phá cản mới thoát ra được, bộ máy phát âm lúc căng, lúc chùng: m, n, ng, p, t, k, v, h, d, tr, s, r, … + Các thanh: có sáu thanh (không, hỏi, ngã, huyền, sắc, nặng) luôn gắn liền với các tiếng (âm tiết). VD: xa, xả, xã, xá, xà, xạ + Các tiếng: Sự kết hợp của các âm và thanh (theo những quy tắc nhất định). VD: phụ âm nh + nguyên âm a + thanh huyền = nhà 2. Các yếu tố chung là từ ngữ. + Các từ đơn: trời, đồi, biển, cỏ, cây, sông, nước, … + Các từ phức: quần áo, điện máy, thuốc ho, cà chua, … + Các thành ngữ: mẹ tròn con vuông, chó ngáp phải ruồi, … + Các quán ngữ: nói tóm lại, một mặt là, nhanh như cắt, … 3. Các quy tắc và các phương thức a. Quy tắc kết hợp âm + âm = tiếng (mục 1). b. Quy tắc kết hợp từ + từ = cụm từ (ngữ). VD: cụm từ đẳng lập: giáo viên và học sinh cụm từ chính phụ: những cái bàn xanh bằng gỗ này (cụm danh từ) đẹp bằng ánh trăng mới mọc (cụm tính từ) đang chạy về phía bờ sông (cụm động từ). kết hợp từ với cụm từ bằng câu đơn, câu ghép: Anh Nam đi Hà Nội Vì trời mưa nên đường ướt. c. Các phương thức chuyển nghĩa của từ: VD: Mũi: nghĩa gốc chỉ một bộ phận của cơ thể người, động vật có thuộc tính “có đỉnh nhọn nhô ra phía trước”. → nghĩa chuyển: mũi dùi, mũi dao, mũi kim, …. (đồ dùng) mũi tàu, mùi thuyền, mũi canô, …. (phương tiện) mũi giáo, mũi gươm, … (vũ khí) mũi Nai, mũi Né, mũi cà Mau, … (lãnh thổ) Ngày 24 tháng 7 năm 2009 Tiết 6 Đọc văn: TỰ TÌNH (Bài II) (Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng ngôn từ thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK (Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, chân dung Hồ Xuân Hương) C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định * Kiểm tra: Vì sao nói đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” có giá trị hiện thực sâu sắc. * Bài mới I. Tìm hiểu chung: - Nêu những hiểu biết cơ bản về t/giả? 1. Tác giả: - Chưa rõ năm sinh, năm mất, sống vào cuối TK XVIII đầu TK XIX, bạn với các danh sỹ Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ. - Quê ở Nghệ An nhưng sống ở Thăng Long, bên bờ Hồ Tây, chủ quán Cổ Nguyệt Đường. - Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người. - Cuộc đời và duyên phận gặp nhiều éo le, trắc trở (hai lần lấy lẽ Tổng Cóc và tri phủ Vĩnh Tường, cả hai lần chồng chết); cuối cùng sống cô đơn, du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa và di dưỡng tính tình.. - Để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, Đường luật và tập thơ chữ Hán “Lưu hương ký”. - Hiện tượng độc đáo của VHTĐ VN. Thơ vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa thanh, vừa tục là tiếng nói tâm hồn người phụ nữ tài sắc, bạc mệnh, khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, quyền được hưởng tình yêu và hạnh phúc. → Mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. - Xuất xứ? - Thể thơ và bố cục? 2. Tác phẩm: - Nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện bằng chữ Nôm. - Đề tài: tự tình, bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm. - Bố cục: 4 phần đề - thực - luận - kết II. Đọc hiểu - Tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? - Nhận xét cách kết hợp từ “trơ” với “hồng nhan”? - Nhận xét 2 câu thơ? - Liên hệ? 1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương - Xác định, thông báo hoàn cảnh tự tình: đêm khuya - Nhịp gấp gáp liên hồi của tiếng trống canh vừa là thể hiện bước đi dồn dập của thời gian vừa thể hiện sự rối bời của tâm trạng. + Văng vẳng: từ xa vẳng lại + Dồn: nhanh, liên tiếp → Cảm nhận của nhà thơ về dòng thời gian xô đuổi - “Trơ”: còn lại, không sắc, bẽ bàng, cô đơn, tủi hổ - “Hồng nhan”: nhan sắc người phụ nữ đẹp (hồng nhan đa truân) - “Cái”: cụ thể hóa khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai - “Nước non”: cách dùng từ trang trọng, ước lệ, ngoại cảnh → Từ “trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh + hồng nhan + cái → rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan trơ với nước non thật cay đắng. => Thể hiện tâm trạng cô đơn, bối rối trước thời gian, cuộc đời → Cô đơn trong bẽ bàng của duyên phận nhưng cũng thể hiện bản lĩnh, sự thách thức, thách đố của cá nhân trước thời cuộc. + Đá cũng trơ gan cùng tuế, nguyệt (Bà huyên Thanh Quan) + Đuốc hoa nằm đó, mặt nàng nằm trơ (Nàng Kiều bị bỏ rơi không chút đoái thương) - Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì? - Ngoại cảnh và tâm cảnh có mối quan hệ gì? (Liên hệ tự tình I và II) 2. Hai câu thực: Thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương - Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới vầng trăng lạnh, ngắm trăng ngẫm duyên phận mình càng thêm buồn chán. → Vầng trăng và lòng người hòa hợp đồng nhất. Trăng xế (sắp lặn), vầng trăng khuyết và duyên phận hẩm hiu, chẳng ra sao? - Uống để quên thực tại và hoàn cảnh nhưng “say lại tỉnh” → gọi cái vòng quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nỗi đau thân phận. → Hương rượu thành đắng chát, hương tình thoảng qua còn phận hẩm duyên ôi → tâm cảnh của Hồ Xuân Hương Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người: Trăng sắp tàn → không tròn, tuổi xuân qua → duyên không trọn. - Hình tượng TN góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận ntn? - Nghệ thuật đảo ngữ? 3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất + Gợi cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang tâm trạng phẫn uất của người. + Đám rêu mềm yếu → mọc xiên ngang mặt đất để vươn lên + Đá rắn chắc → rắn chắc hơn thành nhọn hoắt “đâm toạc chân mây” + Nghệ thuật đảo ngữ: → sự phẫn uất của thân phận đá, cỏ cây cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. + Động từ “xiên, đâm” kết hợp bổ ngữ “ngang, toạc” → thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không chịu an phận, muốn phản kháng. Tóm lại: Tâm trạng, nỗi niềm phẫn uất, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương 4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi + Ngán: chán ngán, ngán ngẩm → XH ngán lắm rồi cảnh đời éo le, bạc bẽo, tuổi xuân cứ trôi qua không phải là đêm đêm, ngày ngày mà là xuân xuân, năm năm. Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Tiết 17 Đọc văn: LẼ GHÉT THƯƠNG (2 tiết) (Trích “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc, vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ. - Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + TLTK C. Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, chia nhóm thảo luận tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình bài dạy: * Ổn định * Kiểm tra: Phân tích tâm trọng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát. * Bài mới I. Tìm hiểu chung: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn. Nêu nét chính về Nguyễn Đình Chiểu ? 1. Tác giả: 1822 – 1888 - Nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu trong lòng nhân dân miền Nam. - Là ngọn cờ đầu trong VH yêu nước Việt Nam TK XIX. - Là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng bút để đâm gia

File đính kèm:

  • docvan hoc dan gian.doc