Giáo án ngữ văn 12

A. PHẦN CHUẨN BỊ:

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức, kĩ năng, tư duy:

+Giúp HS:

-Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

-Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

2. Giáo dục tư tưởng, tình cảm:

+ Giáo dục HS:

-Ý thức tìm hiểu học tập về một giai đoạn văn học quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.

-Có thái độ tình cảm yêu mến, tự hào về giai đoạn văn học việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

-SGK, SGV.

- Tài liệu tham khảo.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- GV gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

*Ổn định tổ chức:

I.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Câu hỏi:

2.Trả lời:

II. DẠY BÀI MỚI:

*Lời vào bài: Các em đã biết lịch sử văn học nước ta hình thành và phát triển qua các giai đọan và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, tiếp theo lịch sử nước nhà bước sang một trang mới, văn học cũng đi theo để phản ánh lịch sử đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mĩ và công cuộc xây dựng hòa bình, chủ nghĩa xã hội hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta. Để thấy được điều đó, giờ học hôm nay

doc217 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Lớp dạy: Tên bài dạy: Khái quát văn học việt nam Từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX phần chuẩn bị: I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức, kĩ năng, tư duy: +Giúp HS: -Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học. -Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. 2. Giáo dục tư tưởng, tình cảm: + Giáo dục HS: -ý thức tìm hiểu học tập về một giai đoạn văn học quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. -Có thái độ tình cảm yêu mến, tự hào về giai đoạn văn học việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX. II. Phương tiện thực hiện: -SGK, SGV. Tài liệu tham khảo. III. Cách thức tiến hành: GV gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: I.Kiểm tra bài cũ: 1.Câu hỏi: 2.Trả lời: II. Dạy bài mới: *Lời vào bài: Các em đã biết lịch sử văn học nước ta hình thành và phát triển qua các giai đọan và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, tiếp theo lịch sử nước nhà bước sang một trang mới, văn học cũng đi theo để phản ánh lịch sử đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mĩ và công cuộc xây dựng hòa bình, chủ nghĩa xã hội hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta. Để thấy được điều đó, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. I.Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975. ( HS đọc SGK). -Em hãy cho biết trong phần này, SGK trình bày mấy nội dung? 1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. ( HS đọc SGK) - Em hãy cho biết những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975? GV lưu ý thêm 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. -Căn cứ vào SGK , em hãy cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn gồm những giai đoạn nào? a.Giai đoạn 1945-1954. -Em hãy trình bày những nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975? -Hãy kể tên một số thành tựu tiêu biểu thuộc các thể loại văn xuôi thơ ca, , kịch, lí luận, nghiên cứu phê bình văn học mà em bíêt? -Về truyện – kí biểu hiện cụ thể như thế nào? GV bổ sung thêm về thành tựu của văn xuôi kháng chiến. -Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào? GV nói thêm về thành tựu của thơ ca kháng chiến: -Về kịch? GV nói thêm về thành tựu của thể loại kịch: -Về lí luận phê bình văn học? -Em có kết luận gì về thành tựu văn học giai đoạn 1945-1954 trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật? b. Giai đoạn 1955-1964:( HS đọc SGK). -Em hãy nêu nội dung khái quát của văn học giai đoạn này? GV nói thêm về nội dung văn học: -Em hãy chứng minh ngắn gọn thành tựu của van học giai đoạn1955-1964? + Về văn xuôi? GV nói thêm về thành tựu của văn xuôi giai đoạn 1945-1954: + Thành tựu về thơ? GV nói thêm về thành tựu của thơ ca giai đoạn 1955-1964: + Thành tựu về kịch? c. Giai đoạn từ 1965 đến 1975: ( HS đọc SGK). -Em hãy nêu khái quát thành tựu của văn học giai đoạn này? -Hãy chứng minh một cách ngắn gọn những thành tựu của văn học giai đoạn này? + Về văn xuôi Truyện và kí có thành tựu như thế nào? -GV nói thêm về thành tựu của Truyện và Kí giai đoạn này: - Về thơ có thành tựu như thế nào? GV minh họa thêm về nội dung thơ Chống Mĩ: + Về kịch có thành tựu như thế nào? + Về lí luận có thành tựu như thế nào? D.Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975 ( HS đọc SGK). -Em hãy nêu nhận định chung về tình hình văn học? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu? 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. -Văn học Việt Nam trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm nào? Hãy phân tích từng đặc điểm? ( GV chia HS làm ba nhóm thảo luận- trả lời) a.Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.( HS đọc SGK). ( Nhóm 1). - Theo em thế nào là nền văn học chủ yếu theo hướng cách mạng hóa? Hãy giải thích? + Trước hết, em hiểu từ “chủ yếu” ở đây là như thế nào? + Cách mạng hóa văn học nghĩa là như thế nào? -GV giải thích câu nói của Nguyễn Đình Thi “ Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta” -Hai đề tài chính mà văn học tập trung thể hiện là gì? -Hình tượng chính được thể hiện trong từng đề tài là gì? -GV giải thích thêm nội dung đặc điểm trên: -Em hãy chứng minh những lí lẽ trên đây? b. Nền văn học hướng về đại chúng. ( HS đọc SGK)( Nhóm 2) -Em hiểu như thế nào là đại chúng và nền văn học hướng về đại chúng? Hãy giải thích và chứng minh? -Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc . Điều đó được biểu hiện trong đời sống văn học như thế nào? c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. ( HS đọc SGK). ( Nhóm 3) -Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học? - Giải thích và chứng minh đặc điểm này? -GV dẫn ra một số dẫn chứng. Nhận xét chung để HS dễ ghi nhớ trọng tâm của khuynh hướng trên. II.. Vài nét khái quát về văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX. 1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. ( HS đọc SGK). -Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của văn học Việt Nam 15 năm cuối thế kỉ XX? 2.Những chuyển biến và một số thành tựu. -Em hãy nêu nhận định về các bước đổi mới và các thành tựu của văn học giai đoạn1975-2000? -Trình bày diễn biến của sự đổi mới văn học: Dựa vào SGK, em hãy cho biết diễn biến đổi mới của văn hoc giai đoạn này? -Kể tên một số tác giả, tác phẩm thơ, văn xuôi tieu biểu cho sự thành công trong đổi mới? 3. Một số hạn chế:( HS đọc SGK) -Bên cạnh xu hướng tích cực như trên văn học sau 1975 còn có những hạn chế như thế nào? nguyên nhân? III. Kết luận: -Đại hội đảng lần thứ IVđã đánh giá thành tựu nền văn học 1945-1975 như thế nào? -GV cung cấp thêm một nhận xét của nhà thơ Viễn Phương về văn học thời kì này. *Củng cố: IV. Luyên tập: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập trong SGK -HS suy nghĩ-trả lời. * Hướng dẫn học bài, soạn bài: *SGK trình bày ba nội dung: 1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa. 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu. 3.Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. -Văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nên thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm. -Hình thành kiểu nhà văn mới: Nhà văn chiến sĩ. -Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn lao: + Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt + Chín năm kháng chiến chống chống thực dân pháp. + Hai mươi mốt năm kháng chiến chống mĩ. + Công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. +Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước( Liên xô, Trung Quốc, Cu ba, Bắc Triều Tiên, Cộng Hòa Dân Chủ Đức). Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa đó, văn học vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. *Nền văn học gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc- nhiệm vụ chính trị lớn lao và cao cả, gợi lại không khí sôi động của xã hội: “ xẻ dọc trường sơn đi cứu nước- mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu). Đây là điểm nhấn quan trọng -Văn học thời kì này chia làm ba giai đoạn phát triển. + 1945-1954. +1955-1964. + 1965-1975. -Nội dung: Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến. Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình; hình ảnh dân tộc trỗi dậy với niềm tự hào được biểu hiện qua các tác phẩm; dân khí miền Trung- Hoài Thanh, Huế tháng tám, Vui bất tuyệt- Tố Hữu, ngọn quốc kì, hội nghị non sông- Xuân Diệu… -Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, tinh thần lạc quan -Thể hiện đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng như “ văn hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa, “ cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt ,đưa văn nghệ thâm nhập đời sống thực tế… -Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân cùng với phẩm chất tốt đẹp như : tình cảm công dân( Yêu đất nước, tình đồng chí, đồng bào, chí căm thù giặc , tự hào dân tộc, tin tưởng vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến) -Thành tựu tiêu biểu phải kể đến truyện ngắn và kí: + Một lần tới thủ đô, trận phố ràng( Trần Đăng) + Đôi mắt, Nhật kí ở rừng( Nam Cao). + Làng( Kim Lân). + Thư nhà ( Hồ Phương)…. Đặc biệt từ năm 1950 xuất hiện những tác phẩm được giải thưởng truyện kí của hội văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952: Vùng mỏ- võ Huy Tâm, Xung kích- Nguyễn Đình Thi, Kí sự cao lạng- Nguyễn Huy Tưởng và các tác phẩm được tặng giải nhất truyện kí năm 1954-1955: Đất nước đứng lên- Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc- Tô Hoài, Con Trâu- Nguyễn Văn Bổng… * Về thành tựu của văn xuôi kháng chiến trước hết phải kể đến tác giả Trần Đăng với tác phẩm Một lần tới thủ đô, tác giả ghi lại một chuyển biến khá rõ trong tình cảm. Bấy giờ là tháng giêng năm 1946, cách mạng vừa mới thành công, nhưng cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của dân tộc vẫn diễn ra gay gắt. Hà Nội vẫn đầy rẫy một bọn sĩ quan ngoại quốc nghêng ngang và ngập trong một thứ ánh sáng lòe loẹt, phù hoa của đời sống tư sản trụy lạc đang cố sức trỗi dậy. Trần Đăng miêu tả những rác rưởi của Hà Nội qua cách nhìn dửng dưng khinh bỉ của bốn chiến sĩ từ chiến khu về. Họ đi hàng một, người sau dẫm lên vết chân người đi trước, hướng về một trường quân chính ở ngoại ô. Bấy nhiêu hình ảnh về con người mới đã được ghi lại qua con mắt nhìn âu yếm của nhà văn… về thàn tựu của văn xuôi kháng chiến còn phải kể đến Nam Cao với tác phẩm Đôi Mắt và Nhật kí ở rừng , tác phẩm Đôi mắt đặt ra vấn đề cách nhìn đời, nhìn người và thái độ đối với cuộc kháng chiến của dân tộc thông quan hai nhân vật Hoàng và Độ… truyện ngắn Làng của Kim Lân với lối viết đặc săc mang đậm sắc thái Nam Bộ đã nói về lòng yêu làng, yêu nước dặc biệt của nhân vật Ông Hai… với lối viết nhuần nhuyễn cả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Thư Nhà của Hồ Phương viết về vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ không phải trên nền cảnh chiến đấu mà trong những khó khăn của đời thường những mất mát của bản thân trong buổi đầu gian khổ của phong trào: làng quê bị tàn phá, gia đình tan nát, người yêu bị ức hiếp,, bố mẹ không còn nhưng bằng nghị lực của mình người lính vẫn vượt lên tất cả… đặc biệt phải kể đến những tác phẩm đạt giải thưởng của hội văn nghệ như Vùng mỏ của Võ Huy Tâm tác phẩm ra đời năm 1951 viết về đời sống của người thợ mỏ dưới ách thống trị của thực dân Pháp với những đường nét khá sinh động. Cảnh “ đi xe ,về xe uống nước chanh” mà bọn thực dân Pháp lừa mị công nhân ở đây thực chất là cảnh đi đẩy xe về đẩy xe tranh nhau uống nước. Có những người công nhân đã bị hộc máu mồm máu mũi vì đi “ trục” vì bị goòng bị “ cặm”. Trong những ngôi nhà ẩm thấp của họ đầy ruồi muỗi và rệp. Ngoài mỏ “ gió heo may thổi mạnh, đưa cát bụi từ những tầng trên xuống”. Toàn tác phẩm toát lên một bầu không khí nặng nề. Đó là hiện thân cuộc sống lam lũ đầu tắt mặt tối của người thợ mỏ…. Bên cạnh đó tác phẩm Xung kích của Nguyễn Đình Thi góp phần tạo nên một bước ngoặt mới cho văn xuôi kháng chiến. Tác phẩm đã xây dựng được bức tranh kháng chiến với một quy mô khá rộng , với một tập thể nhân dân đông đảo, có những hình tượng rõ nét và sinh động đó là Sản, Kha, chú liên lạc Lũy và cả bộ ba Thông, Cốc, Mẫn. Họ đã để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc. Cảnh dân công đi phục vụ chiến trường, cảnh bộ đội hành quân và đánh đồn cũng như cảnh chiến thắng nói lên được không khí phấn khởi, nhộn nhịp của những ngày chuẩn bị vào chiến dịch và khi chiến dịch đã kết thúc thành công. Tác phẩm Con Trâu của Nguyễn Văn Bổng được viết vào năm 1953 nói lên một cách phong phú về đời sống của người nông dân vùng địch hậu vừa sản xuất vừa chiến đấu. đối với người nông dân “ con Trâu là đầu cơ nghiệp” nó gắn bó mật thiết với đời sống và tình cảm của người nông dân nên họ âu yếm coi Trâu như người thân trong nhà. Ông Đẩu, sau trận giặc càn khi tìm thấy Trâu đã “ chạy ùa đến ôm choàng lấy cổ nó”, Em Sơn ,13 tuổi bị trúng đạn giặc , máu chảy ròng ròng nhưng vẫn chỉ lo cho trâu… trong cuộc họp huyện người ta cũng nêu vấn đề con trâu, giặc pháp ra sức bắn trâu, giết trâu nhằm phá hoại sản xuất nhưng người nông dân đã ra sức bảo vệ trâu, bảo vệ sản xuát… tác phẩm Kí sự cao lạng của Nguyễn Huy Tưởng là một sáng tác đậm đà hơi thở thời đại và chan chứa nhiệt tình ca ngợi .Đặc biệt là thành tựu của văn xuôi kháng chiến cón phải kể đến tác phẩm Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc với lối viết đậm đà màu săc Tây Nguyên tác giả đã thể hiện khả năng sáng tạo trong tác phẩm của mình với nguyên mẫu là người anh hùng Núp, với những chân lí giản dị “ Muốn đánh pháp lâu năm thì phải thương yêu, không ghét nhau. Phải làm rẫy nhiều, lúa tốt, ăn no.Phải tổ chức lũ làng lại” “ ăn tro tranh khổ lắm nhưng khổ một đời mình thôi . Còn ăn muối pháp thì khổ hết đời mình, đời con mình, đời cháu mình khổ nữa”. Với nhận thức đúng đắn và sâu sắc về kẻ thù như vậy anh Núp đã quyết tâm lãnh đạo đân làng đứng lên tranh đấu “ Đánh đến khi hơn Pháp, hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. đánh đời mình chưa xong thì đánh đến đời con. đời cháu mình nữa”… như vậy nét đặc sắc của tác phẩm chính là ở chỗ Nguyên Ngọc từ đời sống cách mạng của dân tộc mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng giúp ta hiểu dân tộc và thời đại. Nhắc đến thành tựu của văn xuôi kháng chiến còn phải kể đến tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài đây là tập truyện ngắn xuất sắc được giải nhất về tiểu thuyết năm 1954-1955 của hội văn nghệ Việt Nam tác phẩm gồm ba truyện ngắn: Cứu đất, cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng a Phủ Tập truyện phản ánh chung cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân các dân tộc miền núi chống chế độ áp bức của bọn phong kiến thực dân đồng thời ca ngợi cách mạng giải phóng cho nhân dân với các nhân vật chính như bà Âng trong Cứu đất cứu mường là hiện thân của hai cuộc đời đối lập… hình ảnh lớp trẻ như Sạ. Aphủ, ính, Mị. ính trong Mường Giơn được miêu tả như một người phụ nữ tiên tiến dám đi đầu trong công cuộc giải phóng Mường Giơn. Thành công của truyện Tây Bắc còn là ở sự miêu tả những khung cảnh mang đậm săc thái miền núi những chuyện sinh hoạt như tục lệ đi cuông , đi ở rể,đi tắm suối nước nóng, chơi hang, cưới vợ hoặc những cảnh sinh hoạt vui chơi như chơi xuân, đánh pao, thổi sáo, thổi kèn tất cả khung cảnh đó đều làm nền cho tính cách nhân vật và đem lại cho người đọc một cảm giác thoải mái , tin cậy. -Thơ ca kháng chiến chống pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: Tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống, con người kháng chiến là cảm hứng chính. Hình ảnh quê hương và con người kháng chiến ( Anh vệ quốc,bà mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc…) được thể hiện một cách chân thực và cảm động. -Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau. Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi, cách tân thơ ca ( Hướng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn anh hùng. -Những tác phẩm xuất sắc của thơ ca kháng chiến là : Việt bắc- Tố Hữu, Dọn về Làng- Nông Quốc Chấn, Bao giờ trở lại- Hoàng Trung Thông, Tây Tiến- Quang Dũng, Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm…. Một số bài thơ: Nguyên Tiêu, Báo tiệp, Đăng Sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh… *Về thơ ca kháng chiến cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc đã thể hiện thành công cuộc sống và hình ảnh con người kháng chiến như hình ảnh Anh vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu: Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế. Hình ảnh bà bầm, bà bủ trong thơ Tố Hữu là những bà bà mẹ hết lòng thương yêu đàn con chiến sĩ : Bà Bủ nằm ổ chuói khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời… Hay hình ảnh người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà: Em là con gái Bắc giang Rét thì mặc rét nước làng em lo… Em cũng theo chồng đi phá đường quan. Hình ảnh em bé giao liên trong thơ Lê Đức Thọ : Nhìn em đôi mắt long lanh Căm hờn đã bén tuổi xanh những ngày… Ngày mai trên quãng đường trường Có em bé lại dẫn đường bên anh Miệng cười chân bước nhanh nhanh Như con chim nhỏ trên cành vui tươi. Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau thơ Tố Hữu giàu tính đại chúng, đậm đà màu sắc dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống như thơ Lục bát, thơ năm chữ, bảy chữ… áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Tác giả Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho hướng tìm tòi, cách tân thơ ca đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do: ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều. Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu ( đất nước) Việt Nam đất nắng chan hòa Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh. Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung. ( VN quê hương tôi). Còn thơ Quang Dũng tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng: Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai pha luông mưa xa khơi… Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ( Tây Tiến). Nhắc đến thành tựu của thơ ca kháng chiến chống pháp chúng ta phải nhắc đến những tấc phẩm xuất sắc như thơ Hồ Chí Minh ( nguyên Tiêu, cảnh khuya) ; Dọn về làng- Nông Quốc Chấn: Mẹ! Cao -Lạng hoàn toàn giải phóng Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn Vệ Quốc quân chiếm lại các đồn Người đông như kiến, súng dày như củi Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai… Bên cạnh đó là các tác phẩm như Bên kia sông Đuống( Hoàng Cầm) ,Nhớ (Hồng Nguyên)… đặc biệt là tập thơ Việt bắc của Tố Hữu, tập thơ ra đời năm 1954 là bản anh hùng ca tổng kết 9 năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng vẻ vang…. -Một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và cuộc sống kháng chiến: Bắc Sơn, Những người ở lại- Nguyễn Huy Tưởng.Chị Hòa- Học Phi. * Về thành tựu của thể loại kịch kháng chiến trước hết ta phải nhắc đến vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Trong vở kịch tác giả đẫ cố gắng phản ánh cuộc sống của đồng bào Bắc Sơn, vạch rõ mâu thuẫn giữa nhân dân và đế quốc quan lại, mo tả tinh thần đấu tranh kiên cường của đồng bào. Tính cách các nhân vật được xây dựng một cách chững chạc . Hình ảnh những con người mới của Bắc Sơn hùng vĩ như Phương, Sáng, Thơm gây được xúc động cho người xem. Không khí căng thẳng thu hút được sự chú ý của mọi người. Đối thoịa sôi nổi nghiêm trang thích hợp với một vở kịch có tính chất hùng ca. Bắc Sơn đã chứng minh đường lối văn nghệ dân tộc,khoa học, đại chúng của Đảng là đúng đắn . -Lí luận: Chủ nghĩa mác và vấn đề văn hoá Việt Nam, mấy vấn đề nghệ thuật- Nguyễn Đình Thi; Tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc( 1949); Nói chuyện thơ ca kháng chiến và quyền sống con người trong Truyện Kiều- Hoài Thanh; Giảng văn Chinh Phụ Ngâm- Đặng Thai Mai. -Từ truyện kí đến thơ ca và kịch đều làm nổi bật hình ảnh quê hương đất nước và những con người mới trong lao động, sản xuất, và chiến đấu. Khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn dân. thể hiện chân thực và gợi cảm. -Một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân ( Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi). - Văn học giai đoạn này có hai nhiệm vụ là phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội ở Miền bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Văn học tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới với cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui và lạc quan tin tưởng. Thể hiện tình cảm gắn bó với Miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. *Văn học giai đoạn này tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. đó là những con người: Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng Của đời ta chập chững buổi đầu tiên Tập làm chủ, tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên. Cảm hứng chung của văn học là ca ngợi sự đổi thay của đất nước bằng xu hướng lãng mạn tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm sâu đậm với miền nam ruột thịt( thơ Tố Hữu, Tế Hanh…) -Văn xuôi mở rộng đề tài bao quát nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: + Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời của con người tiêu biểu như: Đi bước nữa- Nguyễn Thế Phương, Mùa lạc – Nguyễn Khải, Anh Keng- Nguyễn Kiên. -Một số tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng- Hữu Mai, Trước giờ nổ súng- Lê Khâm. -Một số tác phẩm viết về hiện thực đời sống trước cách mạng: Vợ nhặt- Kim lân, Tranh tối tranh sáng- Nguyễn Công Hoan, Mười năm- Tô Hoài, Phất- Bùi Phổn, Vỡ bờ- Nguyễn Đình Thi, Cửa Biển- Nguyên Hồng. -Một só tác phẩm viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc: Sông Đà- Nguyễn Tuân, Bốn năm sau- Nguyễn Huy Tưởng, Mùa lạc- Nguyễn Khải, Cái sân gạch- Đào Vũ. - Tuy nhiên vẫn còn một số tác phẩm thể hiện cuộc sống, con người một cách đơn giản, phẩm chất nghệ thuật còn non yếu. *Văn xuôi giai đoạn 1955-1964 phải nói đã thành công trên rất nhiều đề tài, nhiều phạm vi của đời sống khác nhau về sự đổi đời của con người nhờ cách mạng phải kể đến tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải với nhân vật trung tâm là chị Đào từ một người phụ nữ bất hạnh đến với nông trường Điện Biên trong một môi trường lao động mới với những con người mới chị đã thấy cuộc đời thực sự được hồi sinh nhừ cách mạng. Về đề tài kháng chiến chống pháp thành công nhất phải nói đến tác phẩm Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, trong tác phẩm nhà văn đã đi thẳng vào cuộc kháng chiến của Hà Nội. Một Hà Nội phong phú phức tạp, muôn màu vẻ, Hà Nội phù hoa, Hà Nội lao động, Hà Nội lầm than… Miêu tả Hà Nội trong vẻ phức tạp và toàn vẹn tác giả cố gắng mở rộng thế giới nhân vật của mình miêu tả nhiều tầng lớp nhân dân lao động Hà Thành Như cô gái bán hoa Ngọc Hà, Mẹ Thắng bán xôi chè, Dân –thợ nguội, Quý – tài xế, Hai- chữa xe đạp… những con người thuộc các thành phần khác nhau đó họ đã tham gia vào cuộc kháng chiến của Hà Nội một cách khỏe khoắn, tự nhiên vì cuộc đời họ phải trải qua nhiều cực khổ thăng trầm. Nguyễn Huy Tưởng chú ý những công nhân ưu tú, những cán bộ lãnh đạo phong trào như Dân, Quốc Vinh, Nguyễn Gia Định là lực lượng nòng cốt, tiêu biểu cho tinh thần sống chết với Thủ đô, chèo chống cho cuộc kháng chiến ở Thủ đô. Những trang viết của tác giả rạo rực một không khí hùng tráng của sử thi. Về đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng phải nhắc đến bộ tiểu thuyết Cửa Biển của Nguyên Hồng đã dựng lên một bức tranh hoành tráng của lịch sử cách mạng Việt Nam phản ánh hiện thực đau thương và anh dũng của dân tộc từ thời kì mặt trận dân chủ đến cách mạng tháng tám 1945. Nhà văn tỏ ra thông thuộc về cuộc sống của lớp dân nghèo xóm thợ đó là mẹ La cực khổ và cùng quẫn một mình đị làm nuôi ba con nhỏ bị người chồng nghiện rựơu hành hạ… Ông Dâng bị cảnh sát bắt vì khám thấy trong nhà có mấy mảnh vải bao con chim mà Gái đen vừa mua lại được cho ông chắc là của bọn ăn cắp. ông đã bị đánh đập, ức quá cắn lưỡi tự tử chết trong nhà giam. Gia đình cụ Cam cũng trải qua một bi kịch đau lòng .Gái đen chết vì sự phản bội lúc đầu là một cô gai đáng yêu về sau bị sa ngã và kết quả dẫn đến cái chết bên cạnh cái chết của người cha ngoài Côn Đảo. Người cha chết vì hi sinh cho cách mạng., còn người con lại chết vì xa dời lí tưởng đó…. -Thơ tập trung thể hiện cảm hứng: Sự hòa hơp giữa cái riêng và cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội với cuộc sống mới, con người mới, nỗi

File đính kèm:

  • docgaio an nu van 12.doc
Giáo án liên quan