Giáo án ngữ văn 12 _Đỗ Trọng Thuỷ - Giao Thuỷ

A- Mục tiêu bài học:

* Thấy được số phận vô cùng bi thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Vượt lên tất cả là sức sống kì diệu , niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.

* Tất cả đã được xây dựng bằng tình huống truyện độc đáo , nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, dựng cảnh và miêu tả tâm trạng nhân vật đặc sắc của tác giả.

B- Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Bài soạn

C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

D- Tiến trình lên lớp:

1- Kiểm tra bài cũ:

2- Giới thiệu bài mới:

 

doc258 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12 _Đỗ Trọng Thuỷ - Giao Thuỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ nhặt ( Kim lân ) A- Mục tiêu bài học: * Thấy được số phận vô cùng bi thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Vượt lên tất cả là sức sống kì diệu , niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. * Tất cả đã được xây dựng bằng tình huống truyện độc đáo , nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, dựng cảnh và miêu tả tâm trạng nhân vật đặc sắc của tác giả. B- Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Bài soạn C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi D- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt I- Đọc –tìm hiểu 1- Tiểu dẫn: H/ S đọc SGK -Nêu những nét chính về cuộc đời của Kim Lân? Nguồn gốc: - Sinh năm 1920 và mất năm 2007 -Tên khai sinh là Nguyễn văn Tài - Làng Phù Lưu-Xã Tân Hồng – Huyện Từ Sơn- Tỉnh Bắc Ninh. Quá trình tiến thân: -Do hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ được học hết bậc tiểu học. Năm 1941 bắt đầu sự nghiệp viết văn đăng ở tiểu thuyết thứ bảy Trung bắc chủ nhật năm 1944 , Kim Lân tham gia hội văn hoá cứu quốc. Từ đó lấy sự nghiệp văn học phục vụ kháng chiến và xây dựng Chủ Nghĩa Xã hội ( viết văn , làm báo , diễn kịch, đóng phim ) - Đặc điểm trong sáng tác của Kim Lân: Chuyên viết về truyện. Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh nông thônvà hình tượng người nông dân. - Ông viết rất hay về những thú chơi gọi là phong lưu đồng ruộng của người nông dân sau luỹ tre làng ( chó săn, đánh vật, chọi gà, chim bồ câu đang bay) - Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống và con người ở nông thôn mà ông hiểu sâu sắc về họ. Những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. - Kim Lân đã xuất bản tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955) và “con chó xấu xí” (1962) - Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. 2- Truyện ngắn “ Vợ nhặt” a- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác - “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được rút trong tập truyện “ Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962. - Truyện ngắn nguyên là truyện “ xóm ngụ cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in. Sau này (1962), tác giả cho in và lược đi một số đoạn. - Kể tả tiền thân cũng như sau này sửa đổi cho in, truyện ngắn “Vợ nhặt” nhằm tái hiện lại thảm hoạ mà “ con cháu ta đến năm 2000 vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình”. Vì nạn đói khủng khiếp và kết cục bi thảm của nó, hơn hai triệu người bị chết đói. Biết cái hôm qua để mọi người càng yêu cái hôm nay, càng gắn bó với cuộc sống trong tự do, độc lập, trong những ngày Miền bắc tiến lên trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đó là “ôn cố tri tân” (Ôn lại cái cũ để càng biết cái mới). Không chỉ ôn nghèo, nhớ khổ, truyện ngắn còn giúp con người vững niềm tin để vượt lên mọi sự đe doạ của cái đói và cái chết bằng khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương con người. Để từ đó khẳng định giá trị nhân văn, mối quan hệ giữa con người với con người và nội dung chủ nghĩa nhân đạo. b- Chủ đề H/S -đọc SGK -Nêu chủ đề của truyện? Miêu tả cái đói và cái chết đe doạ cuộc sống con người ở xóm ngụ cư. Đồng thời khẳng định khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào mối quan hệ của người nông dân với cách mạng. -Chủ đề đặt ra mấy nội dung ? -Chủ đề là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. ở tác phẩm này gồm ba nội dung + Cái đói, cái chết đe doạ cuộc sống conngười + Khát vọng hạnh phúc và tình thương con người + Niêm tin vào mối quan hệ của người nông dân với cách mạng c- Tình huống truyện - Em hiểu thế nào là tình huống truyện ? Kim Lân đã tạo được tình huống độc đáo ở chi tiết nào ? - Tình huống là tất cả những sự kiện, chi tiết xảy ra trong cuộc sống của con người. Nhà văn không thể miêu tả tất cả mà phải chọn lọc. Kim Lân đã tạo được tình huống độc đáo. Đó là anh Tràng con bà cụ Tứ ở xóm ngụ cư làm nghề kéo xe thuê vừa xấu, vừa dở hơi tự nhiên nhặt được vợ ( có người theo về làm vợ )giữa những ngày đói kém, cái chết đe doạ con người. Tình huống này chi phối cả nội dung truyện. II-Đọc –hiểu - Theo anh (chị) nên đọc hiểu theo cách nào ? (theo chủ đề hay tình huống độc đáo ) - Đọc- hiểu theo từng khía cạnh của chủ đề là việc thông thường khi tìm hiểu giá trị của một tác phẩm. Nếu đọc -hiểu theo chủ đề chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm dựa vào ba khía cạnh: + Cái đói và cái chết đang đe doạ con người ở xóm ngụ cư + Khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương của họ ( Bà cụ Tứ, Tràng và người con gái theo Tràng làm vợ ) + Niềm tin và mối quan hệ của người nông dân với cách mạng tháng Tám. - Đọc hiểu theo tình huống đọc đáo của truyện, chúng ta vừa làm rõ từng khía cạnh của chủ đề vừa làm nổi bật ý định của kim Lân dù trong cái đói, cái chết đe doạ, con người vẫn vươn lên đón nhận hạnh phúc bằng khát vọng, bằng tình thương, bằng cả niềm tin của con người. Vậy ta chọn đọc –hiểu theo tình huống truyện. 1- Tình huống truyện a- Rất tự nhiên - Tình huống tràng nhặt được vợ rất tự nhiên ở chỗ nào ? - Chỉ có hai lần gặp gỡ mà nên vợ, nên chồng. * Lần thứ nhất nghe Tràng hò bâng quơ khi kéo xe bò thóc lên dốc: “Muốn ăn cơm trắng với giò này Lại đây mà đẩy xe bò với anh này” (Mấy cô gái đùn đẩy, rồi một cô cười như nắc nẻ chạy lại chỗ Tràng “Có ối cơm trắng với giò đấy này nhà tôi ơi. Nói thật hay nói khoác đấy” * Lần thứ hai gặp lại, vẫn cô gái ấy, không khí câu chuyện cũng rất tự nhiên: - “Đấy người thế mà điêu ! Hôm ấy hẹn xuống mà mất mặt - Chẳng hôm ấy thì hôm nay vậy. Nhưng mà thôi hãy vào đây ăn miếng giầu đã nào - Có ăn gì thì ăn, chứ chẳng ăn giầu - Đấy muốn ăn gì thì ăn - Ăn thật nhá ! ừ ăn thì ăn chứ sợ gì” Thế là Thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Câu chuyện lại tiếp diễn - Hà, ngon ! về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng tưởng là nói đùa, ai ngờ Thị về thật. Hôm ấy hắn đưa Thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho Thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về. -Em có suy nghĩ gì về tình huống gặp gỡ tự nhiên này ? - Có cái gì rất vui mà cũng thật cám cảnh. Vui vì con người nên vợ, nên chồng. Đây cũng là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng cũng thật cám cảnh. Cái đói đa xlàm cho con người chẳng còn biết ý tứ, xấu hổ là gì. Chỉ có bốn bát bánh đúc lúc đói mà nhặt được vợ, giá trị con người thật rẻ rúng. Đây là điều thật tâm đắc. Con người tự suy nghĩ về số phận của chính mình - Mặt khác tình huống tự nhiên này cũng tạo ra sự ngạc nhiên. Ngạc nhiên ở người đọc và ngạc nhiên của cả những người trong cuộc. Vì vào cái thời buổi đến cái thân mình biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Kim Lân muốn đưa người đọc trở về với thực tế cuộc sống lúc ấy, từ tình huống này. Đó là cái đói, cái chết đang bủa vây con người. b- Tràng nhặt được vợ trong lúc cái đói và cái chết đang đe doạ con người. - Cái đói và cái chết được miêu tả như thế nào khi Tràng nhặt được vợ ? - Nhà văn thuật lại bằng những chi tiết, hình ảnh: “ Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, đi làm đồng không gặp ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” và” Ngã tư xóm chợ về chiều càng xơ xác heo hút. Từng trận gió ngoài cánh đồng thổi vào ngăn ngắt. Hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn lửa. Dưới gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi cứ gào lên từng hồi tha thiết”, “ Bữa cơm đón nàng dâu thật thảm hại chỉ có rau chuối thái rối ăn với cháo loãng và cháo cám nữa”. -Em có nhận xét gì về chi tiết này ? - Nhà văn không miêu tả nhiều, chỉ vài nét nhưng đã gợi ra được cái đói: + Những đoàn người rời bỏ quê hương đi cầu thực để mong kiếm được miếng ăn. Nét mặt họ “xanh xám” họ “bồng bế, dắt díu nhau” hẳn là có cả cụ già và trẻ em. Họ đói và mệt” Nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Không ánh sáng, không tiếng cười, nói gợi niềm vui. ánh lửa chiều bên bếp không có. Tất cả chìm trong bóng tối. Không phải tự nhiên, hai lần tác giả gợi lên bóng ma. Họ còn sống, một cuộc sống ngắc ngoải để rồi dự báo một thế giới của cô hồn ( Hồn người chết không nơi thờ cúng ) + Cái chết đã hiện ra “Người chết như ngả rạ”. Sự so sánh này diễn tả khắp nơi nhiều người chết nằm la liệt” Ba, bốn cái xác nằm còng queo”. Người đọc tưởng tượng không khỏi rùng mình. + Thiên nhiên cũng góp phần làm cho không gian, cảnh vật ảm đạm. Gió thì” ngăn ngắt” làm rõ cái đói và cái rét thấm vào tận xương. Đường làng, ngõ xóm thì “xơ xác, heo hút”. Chẳng ai còn đủ sức để đi lại, chơi bời. Tiếng quạ thì gào lên “thê thiết”. Loài chim này đã đánh hơi được xác người chết ở đâu đó. Nghe thật rùng rợn, thật buồn. + Nhà văn không hề tố cáo mà những trang, những dòng ấy tự nhiên là bản luận tội bọn Pháp vàNhật, thủ phạm chính gây lên nạn đói này. Tác phẩm vừa như cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người, vừa tố cáo những gì vô nhân đạo mà đế quốc pháp, Phát xít Nhật cùng chính quyền tay sai phong kiến lúc ấy gây ra. Gia trị của tác phẩm là ở chỗ ấy. Tình huống truyện đã góp phần làm rõ chủ đề. c- Tập trung hơn cả tình huống truyện thể hiện khát vọng hạnh phúc và tình thương con người - Bằng cách nào Kim Lân thể hiện rõ khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương ? Hãy phân tích ? -Bằng cách miêu tả tâm trạng của nhân vật trước hoàn cảnh thực tế: + Tràng và cô gái thật táo bạo và liều lĩnh. *Bản thân Tràng biết “mình cũng chưa chắc nuôi nổi mình mà còn đèo bòng”. Nhưng anh ta “ tặc lưỡi” và “mặc kệ”. Mặc kệ có nghĩa là liều lĩnh mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy. Tràng chẳng lo sợ gì, tính toán gì, miễn là mình có vợ. * Cô gái theo Tràng về làm vợ càng táo bạo hơn. Một người đàn ông xa lạ, không hề biết một tí gì về gốc tích, hoàn cảnh sống của anh ta mà chỉ vì bốn bát bánh đúc lúc đói đã liều lĩnh theo người ta để gọi bằng chồng. Ngưopừi ta lấy chồng phải có tiền cưới, tiền treo. Người con trai phải “ Năm lần ra ba lần vào” quen cả ngõ, mòn cả lối cổng. Đằng này …Chao ôi! thật buồn cho sự liều lĩnh ấy. -Ngoài sự liều lĩnh, em đánh giá như thế nào về Tràng và người con gái theo Tràng ? -Để cho hoàn cảnh thực tế sai khiến, chỉ đạo là sự liều lĩnh, táo bạo. Nhưng có một điều nó quyết định sự liều lĩnh, táo bạo ấy của Tràng và cô gái là khát vọng hạnh phúc. Khát vọng hnạh phúc đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh của cái đói và cái chết để đến với nhau. Trước mắt họ không hề gợi ra một chút của cái đói và cái chết. Họ chỉ thấy có nhau. Vì thế trên đường trở về nhà trước bao cặp mắt của mọi người, “ Thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Còn tràng thì “ thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Họ nói với nhau những câu chuyện không đầu, không cuối. Nào là khoe “ dầu thắp đây này”. Nào là trách móc “ hoang nó vừa vừa chứ” và có cả những cử chỉ của tình yêu vừa bộc tuệch, vừa đậm đà. Chi tiết này góp phần làm cho gương mặt mọi người ở xóm ngụ cư “ Rạng rỡ hẳn lên”. -Tâm trạng bà cụ Tứ được miêu tả như thế nào ? - Sâu sắc nhất là miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ + Bắt đầu bằng những cử chỉ bên ngoài quan sát được: “ phấp phỏng bước theo con”. “ Đến giữa sân bà lão đứng sững lại. Bà lão ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ. Người đàn bà nào lại đứng ở ngay đầu giường thằng con mình thế kia. Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”. Từ “phấp phỏng” đến “đứng sững lại” rồi “ngạc nhiên” và hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nó bật lên thành câu hỏi. Đây là cách nhà văn dẫn người đọc dần đến với tâm trạng nhân vật. Ta như cảm thấy giữa nhà văn và nhân vật như không hề có khoảng cách. Sự hoà đồng ấy chỉ có ở nhà văn thực sự hiểu biết và cảm thông sâu sắc với cuọc sống con người. +Sau câu nói giãi bày của Tràng: “ Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau. Chẳng qua nó cũng là cái số cả …”, bà cụ Tứ cúi đầu nín lặng”. Bà cụ không nói. Nhưng lại có bao điều diễn ra trong tâm trạng: “ Thấy con mình có vợ, bà cụ Tứ thấy không biết nên buồn hay nên vui”. Vui vì con mình có vợ “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Bà cụ Tứ cũng buồn vì “hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà cụ buồn vì gia cảnh nhà mình: “ Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…còn mình thì không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cái đói khát này không”. Bà cụ nghĩ tới trách nhiệm của mình “ bổn phận bà làm mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con”. Bà cụ nghhĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình”. Bà cụ khóc “ Trong kẽ mắt kèm nhèm của mình rỏ xuống hai dòng nước mắt”. Đây là giọt nước mắt chảy ra sau bao suy nghĩ của bà mẹ nghèo. Đó là giọt nước mắt của cả cuộc đời chua cay, mặn chát. -Em có suy nghĩ gì về tâm trạng bà cụ Tứ ? -Đó là tâm trạng rất chân thật của bà mẹ nghèo lam lũ cả một đời. Tâm trạng ấy buồn nhiều hơn vui. Buồn vì gia cảnh nhà mình, buồn vì bổn phận làm cha, làm mẹ không lo nổi cho con, buồn vì người chồng mất từ lâu, đứa con gái phải lấy chồng xa …Bà cụ buồn cho cuộc đời. Buồn cho cuộc đời cũ thì bao giờ hết được. Nhưng trong nỗi buồn vẫn khắc khoải bao hi vọng. -Bà cụ Tứ hi vọng những gì ? Em có suy nghĩ gì về hi vọng đó ? -Bao nhiêu lần xuất hiện trong ý nghĩ của một niềm tin, hi vọng + “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống được qua cơn đói khát này không” + “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này” + “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”. -Từ niềm hi vọng mong manh còn nặng tin vào số mệnh, bà cụ nghĩ tới triết lí muôn thuở “ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Có ra thì đời con cái chúng mày về sau”. - Từ hi vọng chỉ là mong manh “ Bà lão khẽ đằng hẵng một tiếng nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới” “ Thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”. “Mừng lòng” nghĩa là bà cụ chấp thuận, vui vẻ nhận dâu, nhận con. Trong tâm trạng cử chỉ, lời nói mang những hi vọng cũng có nghĩa là khát vọng ở bà cụ Tứ. Niềm tin và khát vọng ấy là một phát hiện sâu sắc ở Kim Lân. Sống bên cái chết, sống giữa cái chết, cái chết hàng ngày đang thò bannnf tay gân guốc đến từng nhà, mẹ con Tràng vẫn tin ở sự sống. Chỉ có nguồn sống hết mình mới có niềm tin như thế. -Niềm khao khát hạnh phúc của người mẹ có được từ yếu tố nào ? -Bắt nguồn từ khát vọng của vợ chồng Tràng và sâu xa hơn từ lòng yêu thương con người. Với người con gái xa lạ, bà cu Tứ thật thiện cảm + “ Các con lấy nhau” + “ Con cái chúng mày sau này” + “ Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” + “ Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà này rồi” + “Thấp giọng xuống thân mật: Nhà mình thì nghèo con ạ … cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi … Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Bà cụ tứ vui vẻ nhận dâu, nhận con. Đó là xuất phát từ lòng yêu thương con người, từ khát vọng hạnh phúc. Điều mà nhà văn muốn khẳng định. -Niềm khao khát hạnh phúc còn được thể hiện ở chi tiết nào ? - Tình yêu thương và nhu cầu xây dựng cho mình tổ ấmgia đình là bản chất của nhân tính. Buổi sáng, ngày đầu tiên Tràng có vợ không khí gia đình trở nên khác hẳn. Sự có mặt của vợ Tràng, gia đình này mới thật sự là một tổ ấm. Mọi người cảm thấy gắn bó hơn với gia đình của mình. “bà mẹ thì lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” Vợ Tràng “ quét lại cái sân”. “ Nhà cửa sân vườn hôm nay dược quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mờy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Ta nhận ra dường như mẹ con Tràng trước đó chỉ sống tạm bợ, sống cho qua ngày đoạn tháng. Nhặt được vợ gia đình khác hẳn. Thay đổi nhất là Tràng “ Tràng thương yêu và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng. Một niềm vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng” -Em có nhận xét gì về tâm trạng của Tràng sau ngày có vợ ? -Ta rất cảm động vì tâm trạng ấy có được ở một người như Tràng. Tràng lấy được vợ, nhặt được vợ là cả một ước mơ lớn tưởng chừng không bao giờ thực hiện được. Giá trị nhân văn của truyện là sự phát hiện, đồng cảm và sự trân trọng niềm vui sướng rất Người này ở tầng lớp nông dân nghèo trong xã hội thối nát. -Qua các phần a, b, c, em hãy rút ra kết luận ? - Tình huống truyện ( Tràng nhặt được vợ ở giữa những ngày đói kém ) đã giúp người nông dân vượt lên cả cái đói, cái chết, khơi dậỷơ mỗi nhân vật trong truyện những ý nghĩ tâm trạng mà mỗi người một khác. Tình huống truyện bộc lộ khát vọng hạnh phúc, niềm tin và tình yêu thương của con người. Tình huống truyện đã làm rõ chủ đề của truyện. -Qua đọc hiểu em nghĩ như thế nào là “ vợ nhặt” -Nhặt không phải là một động tác. Vợ nhặt đã khơi dậy bao điều sâu sắc của cuộc đời + Cái đói, cái chết đang đe doạ con người. Những chi tiết tiếng hờ khóc, mùi khói đống rấm, mùi ẩm thối của rác rưởi và xác người … + Khát vọng hạnh phúc, niềm tin vào cuộc đời, lòng yêu thương con người cũng được khẳng định qua tâm trạng mỗi con người trong truyện + Tràng nhặt được vợ góp phần thức tỉnh ý thức của mọi người và của chính mình, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm. + Tràng nhặt được vợ còn làm chonhững khuôn mặt ở xóm ngụ cư u tối “ bỗng rạng rỡ hẳn lên”. Nhặt là tính từ chứ không phải là động từ như người ta nhặt cái rơm cái rác. Nhặt mang tư tưởng nhân văn và ý nghĩa xã hội d- Đoạn kết - Em có suy nghĩ gì ? - Cũng chỉ có ba nhân vật. Thêm vào đó là tiếng trống thúc thuế từ đình vọng vào tạo không khí căng thẳng. Vợ Tràng giữ vị trí quan trọng trong đoạn kết. Vợ Tràng kể một cách rất tự nhiên “ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Vô hình lời nói ấy của vợ Tràng đã khơi dậy những gì rất lớn lao của thực tế đời sống. Nhất là câu hỏi của Tràng “Việt Minh phải không” và lời đáp của người vợ “ ừ, sao nhà biết” Hình ảnh cuối truyện dù chỉ là hiện lên trong suy nghĩ của Tràng: “ Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm… Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” - Chi tiết cuối truyện có được cũng là nhờ vợ nhặt. Tình huống truyện có ảnh hưởng suốt từ đầu đến cuối truyện. - Vợ chồng Tràng có tham gia Việt minh hay không, ta không thể khẳng định được. Nhưng ta tin rằng mối quan hệ giữa người nông dân nghèo khổ với cách mạng tháng Tám là một điều chắc chắn III- Củng cố Phần ghi nhớ SGK IV-Luyện tập Câu 1-SGK -Đoạn văn gây ấn tượng sâu sắc nhất là câu chuyện của ba mẹ con bà cụ Tứ vì: + Thấy được tâm trạng của mỗi nhân vật gắn với khát vọng hạnh phúc, tình yêu thương và niềm tin mãnh liệt của con người vào cuộc sống tương lai. + Cái tài miêu tả tâm trạng. + Suy cho cùng là cái tình của Kim Lân. Đó là sự cảm thông và gắn bó của nhà văn với cuộc sống người lao động nghèo khổ. Câu 2-SGK - Đoạn kết cả ba nhân vật ( ba mẹ con bà cụ Tứ ) đều xuất hiện. + Tiền trống thúc thuế tạo không khí căng thẳng, nơm nớp lo sợ + Câu hỏi của người con dâu với mẹ chồng, cách kể tự nhiên những gì vợ Tràng thấy đã khoiư dậy hiện thực lớn lao. Bão táp cáhc mạng của quần chúng nổi dậy. Tình huống truyện chỉ đạo suốt từ đầu đến cuối truyện. + Cách hỏi của Tràng và nhớ lại sự việc đã chứng kiến như là sự ủ nén những gì của khát vọng con người để chờ dịp vùng lên. + Hình ảnh lá cờ đỏ tung bay với đoàn người đi trên đê Sộp như là sự vẫy gọi. bài viết số 5 (nghị luận văn học ) Chọn một trong ba đề –sgk nhân vật giao tiếp A- Mục tiêu cần đạt: - Nắm vững các đặc điểm và vai trò trong hoạt động giao tiếp, cùng tac sđộng chi phối lời của các nhân vật. - Có kĩ năng nói và viết phù hợp với vai trò giao tiếp trong từng ngữ cảnh thích hợp. B- Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Bài soạn C- Cách thức tiến hành:Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi D- Tiến trình lên lớp: 1- kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt I- Đọc –hiểu 1-Phân tích ngữ liệu H/S đọc SGK Đoạn trích thứ nhất phần a - SGK - Đoạn văn của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” + Có hai nhân vật giao tiếp chủ yếu + Có lứa tuổi ngang nhau + Một trai, một gái + Đều là những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ Phần b-SGK -Hai nhân vật chuyển vai lúc nói, lúc nghe người kia nói. - Lời đầu tiên của Thị hướng tới mấy cô gái cùng tỏng lúc đi làm thuê. Sau đó hướng tới Tràng. Phần c-SGK Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị thế trong xã hội Phần d-SGK -Với mấy cô gái đi làm thuê cùng với mình thì Thị ( người con gái theo Tràng làm vợ ) thân thuộc gần gũi. Nhưng với Tràng thì xa lạ. Phần e-SGK -Tuổi tác, thân, sơ, vị trí xã hội, nghề nghiệp đã quyết định chi phối lời nói của nhân vật + Nói đùa vẻ tán tỉnh trêu trọc “ Nhà tôi ơi !” + Câu thiếu chủ ngữ ( thường xảy ra ở người trong cuộc ) “Thật đấy … lên” + Từ ngữ linh hoạt từ “ nhà tôi” đến “ đằng ấy” + Lếc mắt đưa tình, cười tít. Đoạn trích thứ hai Phần a-SGK -Đoạn trích trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. + Đoạn trích có nhiều nhân vật giao tiếp. Nhưng chủ yếu có hai nhân vật Bá Kiến và Chí Phèo. Còn chủ yếu chỉ nghe Bá Kiến. + Nói với những bà vợ là cho nhiều người nghe để chứng tỏ mình công minh. chính trực. Nói với một người nghe là Bá Kiến nói với Chí Phèo. Phần b-SGK - Vị thế xã hội chênh lệch. Cụ Bá là bề trên, tất cả mọi người đều sợ, đều nể. Điều đó chi phối cáhc dùng từ ngữ trong giao tiếp của Bá Kiến - Với các bà vợ thì quát, đuổi gọi “ các bà” tỏ vẻ mình không thiên lệch - Để giãn người đến xem (không có lợi cho mình ) và cũng muốn cô lập Chí Phèo cụ Bá hạ thấp giọng và dùng lời có vẻ bình đẳng “ Cả các ông, các bà nữa” Phần c-SGK - Đối với Chí Phèo, Bá Kiến đã thực hiện được ý định trong giao tiếp: kết hợp tất cả các phương án trả lời: A-B-C-D A- Đuổi hết mọi người chỉ để đối thoại riêng với Chí Phèo ( đuổi như thế nào - đuổi khéo. Đuổi để cô lập Chí Phèo ) B- Bá Kiến hạ nhiệt cơn tức giận của Chí Phèo bằng cả hành động này Chí Phèo dậy, giong nói Anh Chí ơi ! cười nhạt, cái anh này. Cụ đổi giọng C- Nâng vị thế của Chí Phèo ngang với mình bằng cách nói trổng thiếu chủ ngữ “ Về bao giờ thế ? sao không vào nhà chơi? Đi vào nhà uống nước”. Còn nhận Chí Phèo là họ hàng thân thiện. Cụ ra vẻ bình đẳng: khổ quá giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Người lớn cả chỉ một câu với nhau là đủ. D-Bá Kiến kết tội Lí Cường và yêu cầu Lí Cường sai người nhà đun nước để tiếp đón Chí Phèo. Mục đích của việc làm này là để xoa dịu mâu thuẫn, vô hiệu hoa sChí phèo, dần dần dùng cáhc chinh phục Chí Phèo, biến chí phèo thành tay sai cho Bá Kiến. Phần d-SGK -Với cáhc giao tiếp như trên, bá kiến đã đạt được mục đích. Người như Chí Phèo dễ mắc lừa. Người hiểu biết thì cho bá Kiến là kẻ lọc lõi, khôn ngoan nên cảnh giác. II-Củng cố Phần ghi nhớ SGK III- luyện tập Câu 1-SGK - Vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp khác nhau. Một người có chức quyền là ông Lí. Một người cùng đinh là anh Mịch. Vì thế đã chi phối cách sử dụng ngôn ngữ của họ. Một người trước sau chỉ một lạy ông, hai lạy ông, cắn rơm cắn cỏ nghìn lạy ông mớ lạy, gọi ông, xưng con. Còn ông Lí dậm doạ kệ mày xưng tao. Câu 2-SGK -Vị thế xã hội đều là người dân nhưng do tuổi tác, nghề nghiệp, bản chất nên có sự hiểu biết khác nhau +Tuổi tác khác nhau ( già có, trẻ có ) + Nghề nghiệp khác nhau (Trí thức, người làm ruộng, cu lơ xe có ) + văn hoá khác nhau (Người có học sinh viên, nhà nho, người không có học ) Câu 3- SGK Phần a-SGK -Bà lão láng giềng và Chị Dâu có vị thế như nhau nên gắn bó, chia sẻ, yêu thương nhau. Điều đó thể hiện ở ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như thái độ và giọng điệu. + Gọi bác trai ( khi nói với vợ ) người vắng mặt + Gọi anh ấy ( khi nói với vợ) người vắng mặt Tỏ thái độ gần gũi thân tình. - Kết hợp với ngôn ngữ là giọng giục và lật đật chạy sang, chạy về với vẻ băn khoăn. Phần b- SGK Bà láng giềng thể hiện sự quan tâm +Bác trai đã đỡ rồi chứ + Này bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn Chị Dậu đáp lại sự quan tâm ấy + Cám ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo + Vâng cháu cũng nghĩ như cụ Phần c-SGK -Cách giao tiếp của những người bình dân mộc mạc nhưng có lối sống văn hoá lịch sự đáng kính trọng và làm theo. Vợ chồng a phủ (tô hoài ) A- Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và qu

File đính kèm:

  • docTap2 co ban.doc