Giáo án ngữ văn 12 - Bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Tiết 49)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh hiểu được :

- Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

- Đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Tranh ảnh, đĩa nhạc, phiếu học tập

- Máy chiếu đa năng.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Đọc sáng tạo, đọc diễn cảm

- Thảo luận nhóm

- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học : Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, .

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- Kiểm tra bài cũ:

- Giới thiệu bài mới :

Ai đó đã từng nói: Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ hều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre , trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Tiết 49), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 49 : ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được : - Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. - Đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Tranh ảnh, đĩa nhạc, phiếu học tập - Máy chiếu đa năng... c. cách thức tiến hành - Đọc sáng tạo, đọc diễn cảm - Thảo luận nhóm - Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học : Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, ... d.Tiến trình dạy học - Kiểm tra bài cũ: - Giới thiệu bài mới : Ai đó đã từng nói: Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ hều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre…, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Tổ chức tìm hiểu chung I.Tìm hiểu chung ? Dựa vào Tiểu dẫn trình bày những nội dung cơ bản về tiểu sử, kể tên các tác phẩm chính và nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường ? - Mặc dù quê gốc ở Quảng Trị nhưng cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn liền với Huế nên tâm hồn và tình cảm mang đậm chất Huế ? Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bút kí : “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ? HS đã đọc tác phẩm và chuẩn bị bài ở nhà ? Để tìm hiểu đoạn trích trong SGK chúng ta nên chia đoạn trích thành mấy đoạn, nội dung từng đoạn? Hoạt động 2 - Tổ chức đọc- hiểu văn bản - GV cho HS quan sát bản đồ dòng sông Hương ? Đến với Huế dòng sông Hương đã trải qua một cuộc hành trình như thế nào? Để đến với Huế dòng sông Hương đã trải qua một cuộc hành trình từ thượng nguồn về đồng bằng, ngoại vi thành Huế, mới gặp Huế rồi chia tay Huế Gv tổ chức thảo luận nhóm (5 Phút) - Chia lớp thành 8 nhóm: +Nhóm 1-2:Tìm hiểu sông Hương ở thượng nguồn +Nhóm 3-4: Tìm hiểu sông Hương vùng đồng bằng +Nhóm 5-6: Tìm hiểu sông Hương khi gặp thành phố Huế +Nhóm 7-8: Tìm hiểu sông Hương khi rời Huế - Phát phiếu học tập : (Dành 5 phút thảo luận ) Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sông Hương ở thượng nguồn Cho HS nghe đọc đoạn văn :Từ đầu...chân núi Kim Phụng qua cat set ? Thượng nguồn sông Hương được tác giả diễn tả qua những hình ảnh nào nào? ? Giữa lòng Trường Sơn sông Hương mang vẻ đẹp gì? ? Khi ra khỏi rừng già sông Hương thay đổi như thế nào? - Ngay từ đầu trang viết, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường : tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông với vẻ đẹp phóng khoáng man dại nhưng cũng rất dịu dàng và trí tuệ .Sông Hương tiếp tục cuộc hành trình của mình đến vùng đồng bằng .Đến vùng đồng bầng sông Hương mang vẻ đẹp gì? - GV lưu ý HS câu văn :Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại . Bình: Dòng sông như người con gái đẹp ngủ mơ màng được người tình trong mộng đến đánh thức ? Đến với đồng bằng dòng chảy của Sông Hương chuyển động như thế nào? ? Sông Hương chuyển động trong dư vang của Trường Sơn toát lên vẻ đẹp gì? ? Những chuyển động của dòng sông Hương gợi cho em liên tưởng gì ? GV cho HS quan sát một số hình ảnh về lăng tẩm Huế: ? Sông Hương khi đi qua các lăng tẩm mang vẻ đẹp như thế nào? - Vẻ đẹp ấy của sông Hương gợi nhớ đến câu hát: “Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được nét dịu dàng pha lẫn trầm tư” - Sông Hương qua qua đồng bầng để đến với Huế ? Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì ? - Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào tính chất vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng: ? Em có nhận xét gì về tâm trạng của sông Hương khi gặp Huế, tâm trạng ấy gợi cho em liên tưởng gì? Bình: - Để đến với điểm hẹn của tình yêu sông Hương đã vượt qua một thuỷ trình đầy vất vả, gian truân, từ rừng già Trường Sơn đến vùng đồng bằng nên sông Hương không dấu nổi cảm xúc vui mừng, phấn khởi “vui tươi hẳn lên” nhưng cũng thẹn thùng, bẽn lẽn mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Cái phút ban đầu đến với “người tình” của sông Hương, thật lãng mạn và tình tứ. - Người con gái ấy khi đến với điểm hẹn của tình yêu đã bộc lộ những nét đẹp nào với người yêu của mình . ? Em hãy tìm các chi tiết nói đến vẻ đẹp của sông Hương giữa lòng thành Huế ? Những chi tiết ấy được tác giả cảm nhận thông qua những lĩnh vực nghệ thuật nào? - GV diễn giảng thêm về các chi tiết : điệu slow tình cảm, người tài nữ đánh đàn... ? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của sông Hương trong lòng thành Huế - Trong lòng Huế sông Hương đã bộc lộ vể đẹp của một người tình thuỷ chung “ngập ngừng như muốn đi muốn ở” nhưng mọi dòng sông cuối cùng cũng tìm ra biển . Vì vậy dù đắm say Huế nhưng sông Hương vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình . Vậy sông Hương đã chia tay Huế như thế nào? -GV cho HS nghe đọc đoạn văn “Rời khỏi kinh thành...xứ sở” qua catset ? Cuộc chia tay giữa sông Hương và Huế được tác giả tái hiện như thế nào? ? Khi rời xa Huế sông Hương mang sắc thái tâm trạng nào, gợi cho em liên tưởng đến điều gì? ? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường? ? Qua việc tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương em có suy nghĩ gì về tình cảm của tác giả giành cho sông Hương? - Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự : Tôi viết Ai đã đặt tên cho dòng sông chỉ trong 10 ngày nhưng tôi đã suy nghĩ và nghiền ngẫm về nó hơn nửa cuộc đời ( Khi ấy ông đã sống bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm).Tôi đã mang cả tâm huyết để vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có, với vẻ đẹp thật của thiên nhiên, nó có tính nhân văn .Đó là thứ tài sản tôi muốn gửi tới thế hệ mai sau với lời nhắn gửi. Sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó được trường tồn mãi Ngày nay Huế đẹp, Huế cổ kính, Huế thân thương mời gọi. Huế đã trở thành di sản văn hoá thế giới, là điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam. Và nói đến Huế không thể không nói đến dòng sông Hương Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Củng cố: Sử dụng phông chiếu : - Chiếu sơ đồ khai quát vẻ đẹp dòng sông Hương Để giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm cô mời các em nghe bài hát : Ai đã đặt tên cho dòng sông? Sáng tác: Trần Hữu Pháp Biểu diễn: Ca sĩ Vân Khánh Dặn dò : Các em về tiếp tục tìm hiểu đoạn 2: Dòng sông của lịch sử, thi ca và chuẩn bị baì đọc thêm “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” .Giờ sau chúng ta học tiếp. 1. Tác giả: - Tiểu sử: + Sinh năm 1937 tại Huế + Quê gốc: Làng Bích Khê, xã Triệu phong, tỉnh Quảng Trị + Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực + Ông chuyên viết về bút kí + Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Tác phẩm chính: Sgk Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí,...tất cả được diễn đạt trong lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa. 2. Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông? -Xuất xứ: Rút từ tập sách cùng tên -Hoàn cảnh sáng tác: 4-1-1981 -Bố cục: Gồm 3 phần +Văn bản SGK thuộc phần 1 * Hai đoạn : Đoạn 1: từ đầu ....quê hương xứ sở:Dòng sông của thiên nhiên Đoạn 2: còn lại: Dòng sông của lịch sử, thơ ca II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Dòng sông thiên nhiên +Thượng nguồn +Đồng bằng +Gặp thành phố Huế +Rời khỏi Huế a. Thượng nguồn sông Hương: ( Nhóm 1-2) * Giữa lòng Trường Sơn: +Hình ảnh so sánh: -Bản trường ca của rừng già: “Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” +Hình ảnh nhân hoá: -Như cô gái Di gan phóng khoáng và man dại: “bản lĩnh gan dạ”, “tâm hồn tự do và trong sáng” Giữa lòng Trường Sơn sông Hương mang một vẻ đẹp tràn đầy sức sống mãnh liệt, man dại và cá tính * Khi ra khỏi rừng già: +Dịu dàng và trí tuệ +Người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở +Đóng kín tâm hồn sâu thẳm ở của rừng Khi ra khỏi rừng già sông Hương đã thay đổi về tính cách trở nên dịu dàng và trí tuệ, sâu thẳm và bí ẩn Tóm lại: sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bí ẩn nhưng cũng rất dịu dàng và trí tuệ b. Sông Hương vùng đồng bằng: ( Nhóm 2-3 ) * Giữa cánh đồng Châu Hoá sông Hương mang vẻ đẹp nhuốm màu cổ tích - Dòng chảy chuyển động:Trong dư vang của Trường Sơn + Chuyển dòng liên tục + Vòng giữa khúc quanh đột ngột +Uốn mình theo những đường cong thật mềm +Đột ngột vẽ một hình cung thật tròn +Ôm lấy chân đồi thiên mụ +Vượt qua một lòng vực sâu +Trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách + Tạo nên những phản quang nhiều màu sắc:sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. *Chuyển động trong dư vang của Trường Sơn sông Hương toát lên vẻ đẹp mềm mại và nhiều màu sắc . Đó là một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê như người con gái đi tìm tình yêu *Khi qua các lăng tẩm sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi Tóm lại sông Hương đoạn chảy về đồng bằng mang vẻ đẹp thơ mộng, mềm mại, dịu dàng, trầm mặc, nhuốm màu cổ tích c. Sông Hương khi qua thành phố Huế: ( Nhóm 5-6 ) * Sông Hương khi gặp thành phố Huế: Sông Hương mang sắc thái tâm trạng + Vui tươi hẳn lên + Kéo một đường thẳng thực yên tâm + Nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non +Uấn mộy cánh cung rất nhẹ sang cồn Hừn + Mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu Tâm trạng mừng vui, phấn khởi, thẹn thùng, tình tứ như người con gái đến với điểm hẹn của tình yêu * Sông Hương giữa lòng thành Huế: + Trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh +Là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế + Ngập ngừng như muốn đi muốn ở +Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya Sông Hương trong lòng Huế được tác giả cảm nhận qua âm nhạc và hội hoạ Trong lòng thành Huế sông Hương như một người tình dịu dàng, say đắm, thuỷ chung với vẻ đẹp lững lờ, êm đềm, nó trầm lắng, nó bình thản, chậm rãi như tâm tình người Huế vậy. - Liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử, thơ Tố Hữu khi viết về sông Hương êm đềm thơ mộng. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay (Hàn Mặc Tử) Hương Giang ơi, dòng sông êm Qủa tim ta vẫn ngày đêm tự tình (Tố Hữu) d. Sông Hương khi rời khỏi kinh thành Huế: ( Nhóm 7-8 ) +Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói +nó đột ngột đổi dòng + rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối +Tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu +Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự +Sông Hương chí tình quay lại tìm Kim Trọng của nó để nói lời thề trước khi về biển cả Sông Hương rời xa Huế trong tâm trạng bồi hồi lưu luyến, nhớ nhung, gợi liên tưởng đến cuộc chia tay của nàng Kiều trong đêm tự tình. Cuộc chia tay giữa sông Hương với Huế như cuộc chia tay với người tình trong lưu luyến tiễn đưa trong lời thề chung thuỷ vang vọng thành điệu hò dân gian : Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ Sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp con người .Sông Hương đến với Huế như người con gái đến với tình yêu để dâng tặng những vẻ đẹp của mình cho người yêu ,để đắm mình trong tình yêu, để khám phá và hoàn thiện bản thân. Từ một dòng sông hoang dại bí ẩn sông Hương đã trở thành một dòng sông rất mực dịu dàng, mềm mại và thuỷ chung như con người xứ Huế vậy. Tình yêu sông Hương giành cho Huế là một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống, một tình yêu như một cuộc kiếm tìm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc . Tình cảm Hoàng Phủ Ngọc Tường giành cho Huế là tình cảm gắn bó máu thịt Và để viết được những câu văn như thế là nhờ sự tương giao giữa cảnh vật Huế với tâm hồn của nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế và ngòi bút tài hoa. SÔNG HƯƠNG *Mãnh liệt man dại đầy cá tính Vẻ đẹp con *Dịu dàng, mềm mại, trí tuệ người đất *Trầm mặc như triết lí, như cổ thi cố đô *Người tình say đắm, thuỷ chung

File đính kèm:

  • docAI DA DAT TEN CHO DONG SONG.doc
Giáo án liên quan