Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Ôn tập làm văn - Nghị luận xã hội

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học về nghị luận xã hội .

Kĩ năng:

Thực hành tìm hiểu đề bài, phân tích đề, lập dàn ý,viết đoạn bài văn nghị luận XH.

Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận XH

Thái độ:

Tích cực tìm hiểu tài liệu và có thái độ phù hợp về các tư tưởng và hiện tượng nổi cộm trong xã hội

II/. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo.

III/. Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5152 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Ôn tập làm văn - Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: ÔN TẬP LÀM VĂN - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I/ Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học về nghị luận xã hội . Kĩ năng: Thực hành tìm hiểu đề bài, phân tích đề, lập dàn ý,viết đoạn bài văn nghị luận XH. Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận XH Thái độ: Tích cực tìm hiểu tài liệu và có thái độ phù hợp về các tư tưởng và hiện tượng nổi cộm trong xã hội II/. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo. III/. Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng... IV/. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: 1’ side 1- lời chào Bài mới và kết hợp kiểm tra bà cũ: 1’ Hoạt động 1: GTBM –Làm văn , đặc biệt là văn nghị luận xã hội quả thật không dễ đối với các em, bởi kiểu bài này không chỉ đòi hỏi kỹ năng lập luận mà còn là thể hiện vốn sống, ý thức quan tâm đến xã hội. Bản lĩnh tư duy độc lập và thế giới tâm hồn phong phú, nhạy cảm, chân thành. Vì vậy để giúp các em chuẩn bị tốt cho kì thi TN THPT, hôm nay chúng ta cùng ôn về phương pháp làm văn NLXH. Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy 8’ 1’ 12’ 10’ 7’ 3’ Hoạt động 2: Ôn tập củng cố kiến thức ? Để làm tốt bài văn NLXH ta cần tìm hiểu những yêu cầu gì? Câu hỏi gợi mở: 1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì? Khi tìm hiểu đề HS cần xác định trọng tâm nd yêu cầu của đề bằng cách gạch chân dưới các từ then chốt của đề bài. 2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì? là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận 3/. Sử dụng dẫn chứng ở đâu? ? Các dạng đề NLXH thường gặp? ? Gọi HS trình bày khái niệm và bố cục làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí? Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trong đối với con người, cuộc sống. Side 2 – bố cục bài văn NL về một tư tưởng đạo lí GV nhận xét chốt ý. ? Gọi HS trình bày khái niệm và bố cục làm bài văn NL về một hiện tượng đời sống? Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.(VD: môi trường, TNGT, BLHĐ…) Side 3 – bố cục bài văn NL về một HTĐS Gv nhận xét chốt ý Gv nhắc nhở HS dạng thứ ba: * NLXH về một vấn đề trong một tác phẩm văn học - > Sẽ tìm hiểu và thực hành ở tiết sau Hoạt động 3: luyện tập side 4 Do thời gian có hạn nên hôm nay chúng ta sẽ thực hành lập dàn ý cho dai dạng đề NLXH về một tư tưởng đạo lí và một hiện tượng đời sống. Trên cơ sở bài tập đã cho Gv hướng dãn học sinh hoàn thành dàn ý và thực hành viết đoạn Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Gv kết hợp chiếu máy đề 1 – cho học sinh tìm hiểu đề - xác định nội dung yêu cầu của đề và thao tác lập luận chính. Đề 1: Phải chăng “ Đời người cũng như bài thơ. Giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà tuỳ thuộc vào nội dung” (Sênêca – theo Những vòng tay âu ếm – NXB trẻ) - Nội dung: tìm hiểu giá trị của đời người qua giá trị bài thơ. - Thao tác: “phải chăng” -> CM và BL (side 5) ? Trình bày nội dung luận điểm của phần MB? Gv kết hợp phần trả lời và điều chỉnh phù hợp để ghi bảng ? Vậy với đề bài đã cho để làm sáng tỏ vấn đề em cần giải thích những từ ngữ, hình ảnh nào? ? Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vậy em cần lí giải điều gì để giúp người khác đồng tình với ý kiến của em? Gv có thể chỉ HS liên hệ đến quan điểm sáng tác của HCM để làm rõ ? Để trình bày vấn đề một cách thuyết phục ta cần phải làm gì? Con người trong thực tại: chị Trương Thị Hồng Tâm – Tâm si đa. (side 6 – giới thiệu về chị Tâm) “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.” (Xukhômlinski ) (side 7) ? Vậy qua câu nói em rút ra được bài học gì về nhận thức và hành động? Gv hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cho đề hai. Kết hợp chiếu máy bố cục chung cho bài văn NLXH về một hiện tượng đời sống. ? Trình bày nội dung phần MB? Lưu ý HS đối với đề HTĐS ở phần MB hs nên nói được tính cấp thiết của HT Gv kết hợp phần trả lời của HS và điều chỉnh để ghi bảng ? Trình bày các LĐ chính của phần TB? Sau khi HS trình bày xong các LĐ phần TB, Gv nêu nhận xét và bổ sung làm rõ cho từng nội dung. (UDCNTT) Sau khi HS trình bày luận điểm – Gv GT thêm Side – 8,9: Giaỉ thích vấn đề Side 10 ->15: Thực trạng – VN và TG hưởng ứng GTĐ Side 16 – kết quả Side 17 ,18– GP tiếp tục hưởng ứng giờ trái đất Mười hành động thân thiện để bảo vệ môi môi trường sống mà mỗi người có thể hành động ngay từ bây giờ: 1. Tận dụng đồ tái chế khi có thể. Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm đóng gói quá nhiều. 2. Hạn chế túi nilon chỉ dùng một lần. 3. Rút các ổ cắm điện khi ra khỏi nhà hoặc ban đêm. 4.  Mùa hè nên để điều hòa thấp nhất là 26 độ. 5. Tắt động cơ xe máy khi đèn chờ giao thông lâu hơn 16 giây. 6. Sửa chữa ngay ống nước hoặc vòi nước bị rò rỉ nhằm tránh lãng phí nước sạch. 7. Sử dụng các phương tiện di chuyển xanh như đi bộ, đi xe đạp và xe buýt. 8. Vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. 9. Tích cực trồng cây xanh khi có thể- tại nhà, công sở và nơi bạn tới du lịch. 10. Tích cực sử dụng hàng hóa nội địa để tránh phát sinh khí thải trong quá trình vận chuyển hàng từ nước ngoài. HD HS kĩ năng viết đoạn (Mở bài) Gv gọi hs trình bày đoạn văn MB Gv nhận xét sữa chữa và cho HS xem đoạn MB mẫu cho từng đề (side 19, 20) Hoạt động 4: củng cố kiến thức Để giúp HS ghi nhớ cách làm bài NLXH – Bố cục bằng từ khoá và câu hỏi tìm luận điểm cho phần TB MB: Gợi – đưa – báo TB: Giải – phân – chứng – bình KB: Tóm – rút – phấn UDCNTT cho HS xem câu hỏi tìm luận điểm (side 21) Những lưu ý cho HS khi làm văn NLXH Yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội (side 22) - Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề -> Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục. - Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề nghị luận -> chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, -> tác động từ vấn đề đến bản thân người viết. - Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng phép tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng. I/. Ôn tập phương pháp làm văn NLXH 1/ Tìm hiểu đề: - Nội dung - Phương pháp - Phạm vi tư liệu 2/ Lập dàn ý: * NLXH về một tư tưởng đạo lí: Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu MỞ BÀI Giíi thiÖu vấn đề cÇn nghÞ luËn. Nêu nội dung luận đề cần nghị luận ® Viết một đoạn văn. THÂN BÀI (Viết nhiều đoạn văn tương ứng với luận điểm) - Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý cần nghị luận (giải thích từ ngữ, cụm từ, vế câu..) - Phân tích + Mặt đúng của tư tưởng + Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lý - Bình luận về tư tưởng đạo lý + Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lý trong đời sống. + Bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lý. Giải thích. Phân tích. Chứng minh (Chọn các nhà khoa học, bậc danh nhân, anh hùng dân tộc…). Bình luận. KẾT BÀI - Khái quát lại vấn đề cần nghị luận - Liên hệ bản thân ® Viết một đoạn văn. * NLXH về một hiện tượng đời sống: Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu MỞ BÀI Giôùi thieäu chung veà söï vaät, hieän töôïng coù vaán ñeà. ® Viết một đoạn văn. THÂN BÀI Giải thích thực trạng. Nêu thực trạng của hiện tượng (số liệu, sự kiện…). Nêu nguyên nhân, tác động ảnh hưởng của hiện tượng. Hậu quả/ kết quả Giải pháp nào hiệu quả/phương hướng phấn đấu. Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân. Giải thích Chứng minh. Phân tích. Bình luận. KẾT LUẬN Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. ® Viết một đoạn văn. II/. Luyện đề: Nhóm dãy tổ 1,3: Đề 1: Phải chăng “ Đời người cũng như bài thơ. Giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà tuỳ thuộc vào nội dung” (Sênêca – theo Những vòng tay âu ếm – NXB trẻ) Nhóm dãy tổ 2,4: Đề 2: Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân em về: Giờ trái đất 1. Lập dàn ý: Gợi ý Đề 1: A. MB: - Gợi vấn đề về giá trị của cuộc đời con người. (Từ một câu danh ngôn, lời hát, câu chuyện…) - Dẫn câu nói “….” - Đặt câu hỏi thống báo vấn đề. B. TB: 1.GT: * Bài thơ - Số câu là độ dài ngắn của một bài thơ - Nội dung: tình cảm, tư tưởng được gửi gấm qua bài thơ đó. * Trong tương quan với đời người: - Số câu : là những năm tháng sống, là tuổi thọ của một con người. - Nội dung: chính là cách sống, chất lượng sống, ý nghĩa cuộc sống. =>giá trị của bài thơ ở ND- vậy giá trị cuộc sống của một con người được quyết định chủ yếu ở ý nghĩa của nó. 2. Bình luận và chứng minh: “ phải chăng” - Lí giải: Tại sao giá trị của bài thơ lại phụ thuộc vào nội dung? + Đặc trưng của văn học là nội dung TP quyết định hình thức TP. + Nội dung làm người đọc xúc động. * Chứng minh: có những bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng tư tưởng lớn lao, ngược lại có những bài thơ rất dài nhưng không nói đươc gì - Lí giải: Tại sao giá trị của đời người lại phụ thuộc vào chất lượng sống? + Sống lâu, sống thọ cũng là điều quý giá, nhưng nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố không phải ai muốn cũng được. + Cái quyết định giá trị của đời người chính là cách sống, lối sống, điều mà mọi người hoàn toàn có thể tự mình làm được. * Chứng minh: - Những tấm gương LĐ, CĐ và học tập, dù có thể họ k còn nữa nhưng vẫn để lại tiếng thơm cho đời như: chị Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, hay người anh hùng của đất nước TBN Lorca…. - Những câu nói nổi tiếng gần nghĩa để tăng sức thuyết phục. 3. Bình luận giá trị của câu nói : Bài học: cho mình và cho mọi người - Nhắc nhở chúng ta phải sống có ích, có ý nghĩa. - Bài học để con người tu dưỡng nhân cách lẽ sống cho bản thân. - Còn đối với những ai sống hoài, sống phí thì đó sẽ là lời cảnh tỉnh giúp con người nhìn lại chính mình và sống tốt hơn. C. KB: - Đánh giá lại ý nghĩa và giá trị của câu nói. - Rút ra bài học về lẽ sống và phương hướng phấn đấu cho bản thân và mọi người. Đề 2: * MB: - Nêu thực trạng BĐKH toàn cầu – hành động của chúng ta. - Dẫn yêu cầu của đề: Giờ trái đất – Bạn sẽ là gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. * TB: 1. Giải thích hiện tượng: Giờ trái đất là gì? 2. Thực trạng của vấn đề: Tại sao có giờ trái đất? Mục đích? Nước ta và thế giới đã hưởng ứng giờ trái đất ra sao? 3. Kết quả: Giờ trái đất đã giải quyết được điều gì và có ý nghĩa gì đối với chúng ta? => Những quan niệm và hành động sai lầm về giờ trái đất. 3. Giải pháp / phương hướng tới: Em và mọi người sẽ làm gì để hưởng ứng giờ trái đất cho có hiệu quả nhất. * KB: - Khẳng định lại ý nghĩa của hiện tượng. - Bài học kinh nghiệm của bản thân qua hiện tượng. 2/. Viết đoạn: * Đoạn văn mẫu: MB Đề 1: Đã 18 năm có mặt trong cuộc đời này có bao giờ bạn ngoái đầu nhìn lại và tự hỏi : “Mình đã sống như thế nào?”. Tôi chắc rằng chúng ta sẽ rất khó khăn để tìm ra đâu là giá trị thật của cuộc đời mình. Vậy phải chăng “ Đời người cũng như bài thơ. Giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà tuỳ thuộc vào nội dung” (Sênêca – theo Những vòng tay âu ếm – NXB trẻ) Đề 2: Tháng 3/2011 thảm hoạ kép động đất và sóng thần ở Nhật đã cướp đi hơn 10.000 sinh mạng con người. Toàn bộ vùng Miyagi, Onagawa, miền bắc Nhật Bản thành đống đổ nát. Đến tháng 5/2011 trận lũ lụt trên sông Missisippi ở Mĩ khiến ngập 3 triệu acre đất nông nghiệp của Mỹ. (1 acre = 4.047m. Đó là những hệ luỵ do sự biến đổi khí hậu toàn cầu tạo ra. Nhiệm vụ cấp thiết của toàn thế giới là phải làm sau để ngặn chặn sự biến đổi khí hậu của trái đất và một trong những giải pháp đó là thế giới kêu gọi hưởng ứng “ Giờ trái đất”. Vậy bạn biết gì về “ Giờ trái đất ”? Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học (2’) 1/. Bài cũ: HS về xem lại kĩ năng làm văn NLXH 2/. Bài mới: Chuẩn bị tiết sau luyện đề NLXH về một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học.(side 23) Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân sinh, trong lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích. "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn". Đề 2: Qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh chị có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình những vùng quê nghèo hiện nay.

File đính kèm:

  • docbai son day HĐBM ôn thi NLXH vè HTĐS.doc
Giáo án liên quan