Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Tây tiến của Quang Dũng

I. Mục đích yêu cầu

Giúp học sinh ôn tập - Thấy được đặc điểm của đoàn quân Tây Tiến?

Cảm hứng bao trùm (LM - BT)

Chân dung người lính chống Pháp

Rèn luyện kĩ năng làm văn.

II. Lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói ĐM là TNN thuật?

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Tây tiến của Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây Tiến Quang Dũng I. Mục đích yêu cầu Giúp học sinh ôn tập - Thấy được đặc điểm của đoàn quân Tây Tiến? Cảm hứng bao trùm (LM - BT) Chân dung người lính chống Pháp Rèn luyện kĩ năng làm văn. II. Lên lớp 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói ĐM là TNN thuật? 3. Bài mới Nhắc lại kiến thức về tác giả I .Tác giả - Tên thật: Bùi Đình Diệm - Sinh: 1921 - 1988 - Quê: Người tỉnh Hà Tây - Nét riêng: + Ngòi bút tài hoa + Con người hào hiệp Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh - Sáng tác trong những năm tháng không thể nào quên của đất nước và con người Quang Dũng. Đó là 1948 tại làng Phú Lưu Chanh, in lần đầu tại NXB vệ quốc liên khu VII (3) 1949. - Đơn vị: Thành lập Nhiệm vụ Địa bàn Thành phần - Lúc đầu: Nhớ TT. Sau in lại trong tập thơ "Rừng biển quê hương" cùng TW đổi tên thành Tây Tiến (1957). 2. Phân tích 1. Miền Tây hùng vĩ con người miền Tây phi thường. - Sông Mã xa rồi: + Tiếng gọi: Tiếng gọi tha thiết thân thương Là tiếng gọi một thời xa vắng Bao nhớ thương nuối tiếc Trong cụm từ "Sông Mã xa rồi", xa Sông Mã để nỗi nhớ trở thành chơi vơi. + "Chơi vơi" Bồng bềnh, mênh mông tác giả, cuộc sống. Tồn tại như sự ám ảnh. + Âm hưởng câu thơ ngân dài, lan toả - sau tiếng gọi ấy là hình ảnh một thời với núi rừng Tây Bắc. - Địa danh vang lên hiện hữu trong tâm hồn nhà thơ. + Sài Khao: Xa Ngái hoang sơ và sao gần gụi yêu thương với Quang Dũng. Khơi dậy từ tưởng tượng của người đọc về những bí mật đường rừng. + Mỗi địa danh gắn liền với những trạng thái khác nhau của đoàn quân Tây Tiến. Sài Khao sương lấp đ căng thẳng mệt mỏi Mường lát đ Nhẹ nhàng lung linh huyền ảo, câu thơ toàn thanh bằng tan đi mệt mỏi. Ngàn thước … đ Câu thơ bị bẻ đôi đứt gãy nửa chừng. Pha Luông đ Trải rộng bao la khoáng đạt đ Khung cảnh miền Tây hùng vĩ không kém phần hiểm trở, thử thách với đoàn quân. Với những từ láy: KK, TT… đ Nhạc điệu chuyển đổi linh hoạt , lúc gập ghềnh trúc trắc khi dàn trải êm đềm… như những mảng màu trong tay người hoạ sĩ Quang Dũng. - Trong bức tranh miền Tây đã hiện lên hình ảnh những con người miền Tây phi thường. + Những người lính hành quân trên núi cao súng như chạm tới trời. Ngửi: Độ cao chóng mặt (trước mây sau trời). Tinh nghịch đầy chất lính Chí cao hơn đèo, không một độ cao, không một khó khăn gian khổ nào có thể cản nổi bước chân anh "rất đẹp hình anh lúc nắng chiều" đ Sau chặng đường gian khổ người lính tạm dừng chân, nghỉ ngơi thả hồn vào cái thơ mộng của núi rừng phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy những ngôi nhà thấp thoáng trong mưa. - Cái nhìn của Quang Dũng thật nhiều chiều vựa hiện thực vừa lãng mạn: "Anh bạn dãi dầu …… bỏ quên đời" + Gục: là một cách nói lạ, vừa có tính tạo hình vừa có tính biểu cảm. + Kết hợp gục với bỏ quên đời với người lính Tây Tiến cái chết không đáng sợ, cái chết là chuyện nhỏ. - Bên cạnh cái chết nhẹ nhàng thanh thản giữa một không gian hoang dại chứa đầy nguy hiểm của rừng thiêng là một "Mai Châu… thơm nếp sôi". Khó khăn chiều chiều, đêm đêm không ngăn được bước chân rắn rỏi, ý chí kiên cường của người tráng sĩ Tây Tiến. "Mai Châu mùa em " là một cách nói đầy sáng tạo diễn tả cái êm dịu ngọt ngào ấm áp của tình quân dân. Nó giống với cách nói: "Mùa xanh xưa" trong bài thơ không đề của Quang Dũng. 2. Vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của những người lính Tây Tiến (15 đ 22) - Nhớ lại những kỉ niệm vui trong đêm liên hoan, kỉ niệm ùa về trong nỗi nhớ chơi vơi, phong cảnh Tây Bắc tươi đẹp, phong cảnh con người Tây Bắc tình tứ duyên dáng. Người đọc như lạc vào thế giới của ánh sáng, vũ điệu âm thanh vừa thực vừa hư đầy mộng và thơ. - Doanh trại như đang trong giấc ngủ im lìm bừng tỉnh dậy. Cuộc sống gian chuân vất vả của các chiến sĩ nay bỗng có những giờ phút tưng bừng nhộn nhịp trong tình quân dân: "Anh về cối lại vang rừng". - Trong ánh sáng niềm vui lãng mạn của hội đuốc hoa. Nhà thơ thốt lên ngỡ ngàng vui xướng, ngạc nhiên trước những người thiếu nữ Tây Bắc lộng lẫy, e ấp dịu dàng trong giáng điệu tài hoa trong lời ca tiếng nhạc. Thiên nhiên cũng duyên dáng, tình tứ như con người. Những cây lau không vô tri mà bỗng trở nên có linh hồn, chiều sương Châu Mộc bảng lảng, những bông hoa đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ. Những nét khơi gợi thanh mảnh cứ lần lượt trở về một cách tự nhiên theo dòng hồi tưởng. Những chi tiết những hình ảnh thơ trên đều khá đơn sơ và bình dị, tuy thế sự trạm khắc của nó trong thật lớn trong lòng người. - Hai câu kết đẹp hài hoà trong sự kết hợp thanh "Độc mộc" (T - T), đi với "đong đưa" (B - B), như những nốt nhấn vào nét duyên riêng của một vùng sông nước Tây Bắc. Một bức tranh về cảnh và người Tây Bắc dữ dội mà hùng vĩ, mĩ lệ mà mềm mại tươi mát. Trong sự pha tạp những mảng màu nhiều sắc Quang Dũng có cách diễn đạt rất riêng: "trôi dòng" chứ không phải "trên dòng", và cũng không phải "hoa đung đưa". Lũ trôi là cái mạnh mẽ cuộn xoáy còn hoa đong đưa là nét duyên dáng tình tứ. Bản thân ngôn từ đã bộc lộ cái tài hoa, bào hoa của nhà thơ Xứ Đoài. 3. Hình ảnh những người lính Tây Tiến - Bằng hệ thống từ thuần Việt tác giả lấy cái bình dị để làm nổi bật cái cao cả, lấy cái bình thường để diễn tả cái anh hùng. - Quang Dũng sử dụng triệt để những hình ảnh tương phản. Cơ thể xanh màu lá mà hào khí mạnh mẽ, chí rắn rỏi mà tình bâng khuâng trong giấc mơ lãng mạn. Cái nhìn lãng mạn đã giúp QD dựng lên bức tượng đài người lính TT không chỉ bằng dáng vẻ bên ngoài oai phong lẫm liệt. Mà còn thể hiện được thế giới tâm hồn đầy mộng mơ của những người lính. - Không chỉ có lãng mạn mà còn đầy bi tráng "rải rác biên cương…" + Khi viết về người lính TT Quang Dũng đã đề cập đến cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi luỵ. + Do những từ ngữ Hán Việt đã tạo ra màu sắc trang trọng cho thơ. Nhờ sắc màu của những ngôn từ ấy mà cái ảm đạm thê lương bị đẩy lùi. Những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lý tưởng quên mình vì tổ quốc của người lính TT. + Các anh hi sinh không có đến cả tấm chiếu để khâm niệm nhưng QD lại diễn tả cái chết của những người hùng miền Tây được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Chi tiết "áo bào" có khả năng làm đẹp làm sang áp đi một thực tế khắc nghiệt khiến chân dung đoàn binh TT hiện lên lẫm liệt oai hùng. - Sự hi sinh của người lính TT được nhà thơ miêu tả trang trọng. Dòng sông Mã đã đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc độc hành. Dòng sông thay lời tổ quốc, thay lời nhân dân cất lên tiếng hát trầm hùng tiễn biệt những đứa con ưu tú của quê hương đi vào cõi bất tử. 4. Hướng trọn về TT - TT người đi không hẹn ước - Không hẹn mà gặp, không hẹn mà làm thành đoàn quân TT kiêu hùng. - Tuổi xuân của các anh nguyện cộng hiến cho cách mạng. - Khổ thơ kết mang đậm tính sử thi. Kết luận: Bút pháp hiện thực lãng mạn hài hoà, QD đã góp thêm vào hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ một khuôn mặt chân thực, khuôn mặt của những thanh niên, học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng Pháp, hơn nửa thế kỉ qua đi bài thơ vẫn truyền lại vẹn nguyên tình cảm chân thực của mỗi lớp người ra trận “TT biên cương mờ lửa khói, Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”(Giang Nam).

File đính kèm:

  • docTay Tien(2).doc