Giáo án ngữ văn 12 (chương trình cơ bản) - Tiết 25, 26, 27 - Trường THPT Hùng Vương

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến

- Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam

- Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng.

II- CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 (chương trình cơ bản) - Tiết 25, 26, 27 - Trường THPT Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10 /08 Tiết: 25-26 Bài dạy: Đọc văn Tố Hữu MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: 1.Phân tích những nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? 2.Làm bài luyện tập số 1/SGK Tr.90 Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 50’ 5’ 10’ Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung -Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt ý chính về tác phẩm -Trình bày những hiểu biết của em về địa danh Việt Bắc, Việt Bắc và con người Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp? -Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? -Phát biểu chủ đề của bài thơ ? -Kết cấu của bài thơ có gì đặc biệt? Em đã gặp lối kết cấu này ở đâu? Phân tích ý nghĩa của lối kết cấu đó? -Xác định vị trí đoạn trích? GV giới thiệu về bố cục bài thơ Hoạt động 2: H/dẫn HS phân tích đoạn thơ -H/dẫn cách đọc theo kiểu phân vai (hai em đối đáp: một em đọc lời người ra đi, một em đọc lời người ở lại) và gọi HS đọc bài thơ. -Những người ở lại xưng hô như thế nào? Cho một số ví dụ về kiểu xưng hô như thế trong văn học? Nêu cảm nhận về lối xưng hô đó (mình – ta ở đây là ai, sự chuyển hoá của 2 từ đó)? -Người ở lại đã nhắc tới những kỉ niệm gì? Qua đó nêu cảm nhận về Việt Bắc? -GV giảng bình: Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “mười lăm năm ấy”, có biết bao nhiêu kỉ niệm ân tình, từng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi nay gợi lại qua những hồi ức đẹp đẽ. Thực ra bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người đã từng tham gia kháng chiến ở Việt Bắc. -Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà Tố Hữu đã sử dụng trong đoạn thơ “Tiếng ai….hôm nay…”? Phân tích giá trị ? -Qua đó tác giả thể hiện tâm trạng người ra đi như thế nào? -Đây là lời đồng vọng, hô ứng: người VB nói “Nhìn cây…sông nhớ nguồn” thì người về xuôi cũng đáp lại “Nguồn bao nhiêu…bấy nhiêu” -Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? Em nhận ra cảm xúc ấy qua những yếu tố nào? -Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào? -Con người Việt Bắc hiện lên trong đoạn thơ này như thế nào? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người ra đi với đồng bào Việt Bắc? GV h/dẫn HS thảo luận nhóm và sử dụng bảng phụ để phát biểu. -GV giảng bình: Con người VB hiện lên chỉ là những con người bình dị, nhưng họ thật cao cả vì họ đã thầm lặng góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến -Đẹp và ấn tượng nhất có lẽ là bức tranh tứ bình? Tại sao lại gọi như vậy? Phân tích đoạn thơ “Ta về, ……ân tình thuỷ chung”? Cách thể hiện của tác giả có gì đặc sắc? Qua đó, thử trình bày lại sự hình dung của mình về Việt Bắc? -GV hướng dẫn để HS miêu tả lại theo trí tưởng tượng về bức tranh 4 mùa (cảnh-người) -GV giảng bình qua vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người VB, ta càng thấy rõ nỗi nhớ sâu sắc của tác giả, sự gắn bó giữa cán bộ cách mạng và đồng bào VB -Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao? -Nhịp điệu của đoạn thơ được mô tả như thế nào? Em có cảm nhận gì về không khí, ánh sáng, giọng điệu và hình ảnh của đoạn thơ này? Hoạt động 3: H/dẫn HS tổng kết bài thơ -Đánh giá chung về đoạn thơ? Hoạt động 4: H/dẫn HS làm bài luyện tập. Bài 1. -Đại từ xưng hô ta - mình hay được dùng trong ca dao ở bài thơ này, Tố Hữu dùng hai đại từ ấy để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được Tố Hữu sử dụng rất biến hoá: Mình về mình (ta: người cán bộ; mình: người Việt Bắc), mình đi mình lại nhờ mình (mình, hai chữ đầu: người cán bộ.; chữ cuối: cả người cán bộ và người Việt Bắc),... Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hoà quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, son sắt thuỷ chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất nước. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm - Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt ý chính và phát biểu -Dựa vào kiến thức SGK và kiến thức về lịch sử, địa lý về địa danh này để trả lời. . -Theo dõi SGK và phát biểu -Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác theo dõi và bổ sung. -Dựa vào tiểu dẫn SGK để xác định Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết đoạn thơ -Đọc diễn cảm bài thơ, cảm nhận và phát biểu (chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi). -Mình là người ra đi (ngôi thứ 3), ta là người ở lại (ngôi thứ nhất), nhưng có lúc mình và ta chuyển hoá cho nhau (mình đi, mình có nhớ mình)(vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ 3, 2 nhân vật là một) -HS tìm ví dụ về lối xưng hô đó trong ca dao (Mình về mình có nhớ chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười) -Theo dõi SGK tìm chi tiết trong đoạn in nghiêng và trả lời. HS nêu cảm nhận, HS khác bổ sung. -HS làm việc theo nhóm, liệt kê các biện pháp nghệ thuật TH đã khai thác và phát biểu -Nêu cảm nhận chung về tâm trạng người ra đi. -HS đọc lại đoạn thơ, chú ý các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để cảm nhận và phát biểu (Lời người ra đi đồng vọng cùng người ở lại, người ở lại ân tình thuỷ chung, người ra đi cũng bịn rin, thương nhớ -Theo dõi văn bản, chú ý nghệ thuật điệp từ “nhớ”với mật độ dày đặc ở toàn bài thơ. -Tìm các chi tiết, hình ảnh và nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc -Chia thành 2 nhóm : tìm dẫn chứng trong đoạn thơ, từ đó nêu nhận xét về con người Việt Bắc, ghi lại trong bảng phụ, dán lên bảng, sau đó so sánh và rút ra nét chung. -Đọc lại đoạn thơ, chú ý về hình ảnh, thời gian, kết cấu câu lục tả cảnh, câu bát tả người và phát biểu. -HS miêu tả theo h/dẫn của GV. -Theo dõi văn bản và cảm nhận -Theo dõi văn bản, chú ý về khung cảnh, khí thế, từ ngữ chỉ số lượng, giọng điệu và các biện pháp tu từ, cảm nhận và phát biểu -Tìm các chi tiết thể hiện niềm tin cách mạng, VB là đầu não kháng chiến Hoạt động 3: Tổng kết về bài thơ -HS nêu nhận xét, đánh giá của mình về đoạn thơ Hoạt động 4: HS làm bài luyện tập. Bài 2: -HS có thể chọn hai đoạn tiêu biểu.: -Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc (từ câu “Ta về mình có nhớ ta” đến câu “Nhớ ai Tiếng hát ân tình thuỷ chung”). -Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu (từ câu: “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”). I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1.Giới thiệu về Việt Bắc: -Việt Bắc không chỉ là cái nôi của cách mạng Việt Nam trong những năm tiền khởi nghĩa mà còn là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. -Đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, cho chính phủ, cho bộ đội từ những ngày gian khổ đến ngày toàn thắng vẻ vang. 2. Hoàn cảnh sáng tác: -Tháng 10 -1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung Ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.Tố Hữu sang tác bài thơ bày tỏ tình cảm thuỷ chung của những người cách mạng đối với chiêếnkhu Việt Bắc - chiếc nôi của cuộc kháng chiến chống Pháp. 3.Chủ đề Truyền thống ân nghĩa, đạo lý của những người cán bộ cách mạng. 4.Kết cấu: Theo lối hát giao duyên (đối đáp) của hai nhân vật trữ tình mình – ta trong ca dao nhưng thể hiện nội dung mới, diễn tả tình cảm của những người kháng chiến. 5.Vị trí đoạn trích: Đoạn mở đầu và phần 1 II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.Lời người ở lại: -Xưng hô: mình – ta àlối xưng hô quen thuộc trong ca dao nghe như lời đôi lứa yêu nhau. Mình –ta có lúc chuyển hoá làm một “mình-mình”-thể hiện sự gắn bó, hoà quyện. -Điệp ngữ: “mình có nhớ” àkhắc sâu nỗi nhớ của người Việt Bắc đối với cán bộ kháng chiến. -Gợi lại những kỉ niệm: +“Mười lăm năm”-15 năm xây dựng căn cứ địa CM-thời gian gắn bó +Nhìn cây nhớ núi…sông nhớ nguồn-truyền thống đạo kí “uống nước nhớ nguồn”. +“Mưa nguồn suối lũ”, “miếng cơm chấm muối”-gian khổ nhưng căm thù giặc sâu sắc. +Nhớ sản vật, hình ảnh rừng núi +“Hắt hiu lau xám”><“đậm đà lòng son”-tình cảm thuỷ chung với cách mạng +Tân Trào, Hồng Thái…-nhớ địa danh lịch sử. ðViệt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật đắng cay, gian khổ nhưng người Việt Bắc tình nghĩa mặn nồng 2.Lời người ra đi: a,Tâm trạng: -“Bâng khuâng…bồn chồn” – từ láyàgợi tả chính xác tâm trạng lúc chia tay - Hình ảnh “Áo chàm”-nghệ thuật hoán dụ chỉ con người Việt Bắc giản dị, chân tình. -“Cầm tay …biết nói gì”àdấu chấm lửng cuối câu, nhịp cách quãng ngập ngừng tạo ra khoảng lặng lắng đọng đầy cảm xúc vấn vương. -“Lòng ta sau trước…đinh ninh”, “Nguồn bao nhiêu…bấy nhiêu”à khẳng định tình yêu thuỷ chung. ðNgười ra đi bịn rịn, luyến lưu với bao nỗi niềm thương nhớ. b, Nỗi nhớ Việt Bắc: -Bài thơ là hồi ức về những kỉ niệm: điệp từ nhớ, nhớ sao, nhớ gì…xuyên suốt bài thơ *Nhớ núi rừng Việt Bắc: vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc hiện lên đa dạng trong nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau: -“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”-gợi cảm, nên thơ. -Những bản làng ẩn hiện trong sương khói. -Ánh lửa hồng đêm khuya. -Những tên núi, tên rừng, tên sông, tên suối quen thuộc, thân yêu àCảnh đẹp có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà thơ mộng, ấm áp. *Nhớ con người Việt Bắc: -Giàu tình nghĩa, gắn bó với cách mạng, cùng mối thù nặng vai, cùng chia sẻ ngọt bùi: “Thương nhau…đắp cùng”. -Nghèo khổ, cơ cực nhưng đậm đà tấm lòng son: “Nhớ người mẹ…bắp ngô”. -Cảnh sinh hoạt trong kháng chiến vui tươi, lạc quan dù còn nhiều gian khổ, thiếu thốn: “nhớ sao lớp học …núi đèo”. -Cuộc sống của đồng bào VB êm ả, bình dị, tiếng mõ, tiếng chày hoà trong tiếng suối xa xa: “Nhớ sao tiếng mõ…suối xa” àCon người Việt Bắc nghèo khổ, cần cù, thuỷ chung và sâu nặng ân tình. *Bộ tranh tứ bình: -Mùa đông:“Rừng xanh..thắt lưng” +Sự đối chọi hai màu xanh-đỏ làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già và xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông vùng cao. +“Nắng ánh…thắt lưng”- điểm sáng khiến con người nổi bật trở thành trung tâm của bức tranh. -Mùa xuân: “Ngày xuân...sợi giang” +Sắc trắng tinh khiết, mênh mang gợi sức xuân đang dâng ngập núi rừng VB. +Từ “chuốt” là động từ vừa gợi lên được sự khéo léo, vừa thể hiện sự cần mẫn của người lao động. -Mùa hạ:“Ve kêu…một mình” +Khúc nhạc ve sầu rất sống động, từ “đổ” biểu thị sự chuyển màu đồng loạt, cả rừng phách được phủ vàng rực rỡ. +Hình ảnh cô gái hái măng một mình không hề lẻ loi, cô đơn mà chịu khó tận tuỵ với công việc. -Mùa thu:“Rừng thu…thuỷ chung” +Câu thơ giàu tính tạo hình, vừa gợi tả được vẻ đẹp của thiên nhiên nên thơ, vừa thể hiện được niềm vui hoà bình. +Tiếng hát ân tình hoà quyện với ánh trăng vang lên thật ấm lòng. ðVới kết cấu đan xen đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà giữa thiên nhiên và con người: thiên nhiên VB tươi đẹp, con người bình dị, chịu thương, chịu khó, đầy tình nghĩa. *Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng: -Cảnh rộng lớn, kì vĩ “Núi giăng…một lòng” - bền vững, ngăn chặn, vây hãm quân thù. -Khí thế sôi dộng của cuộc kháng chiến “Những đường VB…ngày mai lên”. -“Rầm rập như là đất rung”, “Bước chân nát đá”-so sánh, khoa trương. -Từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: điệp điệp trùng trùng, từng đoàn, muôn. -Không khí rực rỡ ánh sáng: đuốc lửa dân công, ánh sao đầu súng, đèn pha bật sáng... -Nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, sôi nổi, náo nức. àHùng vĩ, tráng lệ -Niềm tin các mạng: +Cuộc họp cấp cao-giản dị, gần gũi. +Uy tín của Bác Hồ đối với toàn dân. +VB-cội nguồn, lịch sử. àGiọng điệu trang trọng, đĩnh đạc, hình ảnh kì vĩ, đậm chất sử thi ðKhung cảnh chiến đấu, hoạt động khẩn trương, sôi động của cuộc kháng chiến. III/Tổng kết: -Việt Bắc là khúc ca ân tình, thuỷ chung về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến qua tiếng lòng của nhà thơ. -Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, giàu tính dân tộc. IV/Luyện tập: Bài 1. Nghệ thuật sử dụng sáng tạo: ta - mình Minh về mình có nhớ ta (mình: người về xuôi, ta: Việt Bắc), Ta về mình có nhớ ta (ta: người về xuôi ,mình:Việt Bắc), Mình đi mình lại nhớ mình (2 mình: người cán bộ, mình: cán bộ +Việt Bắc) Bài 2: Phân tích đoạn thơ baûn thaân yeâu thích Củng cố- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Củng cố: Nỗi nhớ VB và tình cảm thuỷ chung của những người cán bộ cách mạng. Bài tập về nhà: Làm bài tập SGK Chuẩn bị bài: Phát biểu theo chủ đề RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 16/10 /08 Tiết: 27 Bài dạy: Đọc văn I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. Kĩ năng: Luyện cho HS kĩ năng nói theo chủ đề. Tư tưởng: Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp . II/CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. 2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Thực hiện yêu cầu bài tập cho ở tiết trước. Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1’ 10’ 15’ Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước chuẩn bị phát biểu -Gọi HS đọc đề bài SGK, hướng dẫn HS thực hiện các bước để thực hành phát biểu. -Theo anh (chị), chủ đề của cuộc hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung cụ thể nào? -Anh (chị) chọn nội dung nào để phát biểu? Tại sao? -Lời phát biểu gồm những nội dung nào? Các nội dung đó được sắp xếp ra sao? -GV h/dẫn HS lập đề cương cho đề tài mình chọn. -Ngoài việc chuẩn bị đề cương, cần phải làm gì để có thể phát biểumột cách chủ động, đạt hiệu quả? Hoạt động 2: H/dẫn HS cách thức phát biểu ý kiến -GV chỉ định hoặc cho HS xung phong phát biểu ý kiến của mình. Hoạt động 3: H/dẫn HS làm bài luyện tập -H/dẫn HS chọn chủ đề đã gợi ý qua các ý kiến để phát biểu -GV có thể căn cứ vào gợi ý SGK để h/dẫn HS thực hiện bài tập Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước chuẩn bị phát biểu - Đọc đề tài phát biểu trong SGK, nghe hướng dẫn của GV và thực hiện theo yêu cầu để nắm các thao tác phát biểu -Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác theo dõi và bổ sung. -Mỗi HS chọn cho mình một đề tài để phát biểu -Dự kiến nội dung, sau đó sắp xếp để lập đề cương về đề tài mình đã chọn. -Theo dõi h/dẫn của GV và lập đề cương cho đề tài mình chọn. -Tìm hiểu thêm đối tượng tham gia hội thảo, hình dung trước một số tình huống, dự kiến giọng điệu, cử chỉ phù hợp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thức phát biểu ý kiến. -HS theo dõi phần h/dẫn của GV, sau đó phát biểu ý kiến theo đề cương đã chuẩn bị trước. Tập thể lớp nhận xét, bổ sung cho các ý kiến phát biểu. -Thảo luận tập thể để rút ra cách phát biểu theo chủ đề được nêu ở phần ghi nhớ ở SGK. Hoạt động 3: Làm bài luyện tập SGK -Làm theo h/dẫn của GV -Theo dõi phần h/dẫn của GV và thực hiện yêu cầu của bài tập I/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ PHÁT BIỂU Chi đoàn tổ chức hội thảo “Thanh niên, học sinh cần làm gì đẻ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến tham gia hội thảo. 1.Xác định nội dung cần phát biểu -Xác định vấn đề phát biểu thuộc phạm vi chủ đề: “Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?” -Một số nội dung: +Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta. +Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại. +Nguyên nhân của tai nạn giao thông. +Các giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thong. 2.Dự kiến đề cương phát biểu: Nếu chọn đề tài: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”, có thể lập đề cương sơ lược như sau: -Mở đầu: +Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng, đe doạ đến tính mạng, tài sản và sự phát triển của đất nước ta. +Đi ẩu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thô -Nội dung: +Những biểu hiện của đi ẩu +Những tai nạn giao thông do đi ẩu +Những biện pháp chống hành vi đi ẩu để bảo đảm an toàn giao thông. -Kết luận: Thanh niên và học sinh cần gương mẫu chấm dứt hành vi đi ẩu nhằm bảo đảm an toàn giao thông , mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. II/PHÁT BIỂU Ý KIẾN: -Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu -Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến -Nói lời kết thúc và cảm ơn. -Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục. III/LUYỆN TẬP: Bài tập 1: -Nêu ý kiến phản bác các quan niệm sai lầm về hạnh phúc. -Tán đồng và phân tích sâu sắc một ý kiến. -Phát biểu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc. Bài tập 2: HS thực hiện bài tập theo gợi ý SGK và h/dẫn của GV 4/Củng cố- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Củng cố: Các bước chuẩn bị và phát biểu ý kiến Bài tập về nhà: Làm bài tập SGK Chuẩn bị bài: Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an 12tuan 9.doc