Giáo án Ngữ văn 12 - Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo)

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.

- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.

B.Phương pháp:

- Đọc diễn cảm kết hợp phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm

C. Phương tiện:

- Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ

D.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. KT bài cũ.

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA 41------------------------------------------------------------------------------------------------ThanhThảo A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại. B.Phương pháp: - Đọc diễn cảm kết hợp phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm C. Phương tiện: - Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ… D.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. KT bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:HD Hs tìm hiểu Tiểu dẫn (sgk). - GV yêu cầu 1 Hs đọc Tiểu dẫn (sgk). - GV: Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo. -GV: Bổ sung các kiến thức về Lor-ca; về trào lưu văn học siêu thực; về trào lưu văn học tượng trưng… -GV: Gọi 1 Hs đọc bài thơ. -GV: Cho hs xác định bố cục. -GV: Nhận xét cách chia bố cục của hs và điều chỉnh, bổ sung. -GV: Yêu cầu hs nêu cảm nhận về chủ đề của bài thơ. - Hs đọc Tỉểu dẫn. - Hs dựa vào Sgk trả lời. - Hs theo dõi, ghi chép. -Hs đọc bài thơ.(lưu ý cách đọc xúc cảm, luyến láy...như cung bậc đàn ghi ta) - Hs chia bố cục và lý giải về cách chia bố cục đó. -Hs tự ghi chép các ý chính. -Hs dựa vào định hướng ở bố cục để trả lời. I/ Giới thiệu chung: 1/ Tác giả: (Sgk) 2/ Sự nghiệp: a/ Tác phẩm: (Sgk) b/ Đặc điểm thơ: - Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. - Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần… 3/Bài thơ: a/ Xuất xứ: - Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”. - Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. b/ Bố cục: Gồm 4 phần: * Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN. * Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật. * Câu 19- 22: Niềm xót thương Lor-ca. * Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca. c/ Chủ đề: - Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. - Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca. *Hoạt động 2: HD Hs tìm hiểu bài thơ: - GV: đọc lại 18 dòng thơ đầu. -GV: Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp h/ả “Áo choàng đỏ gắt”, “ tiếng đàn ghi ta…?” -GV:Các h/ả “đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li la…” giúp ta liên tưởng đến điều gì? -GV dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờà số phận bi thương của Lor-ca. -GV:Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào? -GV: Cảm nhận của em về các bpnt được tác giả sử dụng trong bài thơ? (ý nghĩa của các bpnt đó?) GV: Nhận xét, giảng giải bổ sung và cho hs ghi vở những nét cơ bản. -Hs lắng nghe, nhập cảm. -Hs nêu cảm nhận. -Hs lý giải, phân tích các h/ả. -Hs theo dõi, nêu cảm nhận chung về hình tượng Lor-ca trên cơ sở định hướng của GV. -Hs dựa vào văn bản, tìm các h/ả, chi tiết liên quan. -Hs liệt kê các bpnt, thảo luận nhanh giữa các thành viên trong bàn về ý nghĩa của các bpnt và trình bày trước lớp. (Khuyến khích những cách hiểu riêng). -Hs theo dõi, ghi chép. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1/ Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca: a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN: - Áo choàng đỏ: + Gợi bản sắc văn hoá TBN. + H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ. - Tiếng đàn: + Ghi ta: nhạc cụ của người TBN. + Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật - Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la…: + Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do. + Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi. b/ Lor-ca và cái chết oan khuất: - Hình ảnh: + Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Tiếng ghi ta: . nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy. . xanh: thiết tha, hy vọng. . tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi. . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào. => Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể. - Biện pháp nghệ thuật: + Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ khát vọng >< hiện thực phũ phàng (giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tình yêu cái Đẹp và hành động tàn ác, dã man). + Nhân hoá: Tiếng ghi ta… máu chảy. + Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta àLor-ca. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động… * Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca. -GV: Đọc phần thơ còn lại. -GV: Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”? -GV: Cho hs nêu cảm nhận 4 câu thơ “Không ai chôn …cỏ mọc hoang”. -GV: Yêu cầu hs giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…”. -GV:Định hướng cách hiểu -Hs theo dõi sgk -Hs thảo luận nhóm và nêu cảm nhận. - Hs dựa vào văn bản, suy nghĩ, trả lời. (Khuyến khích những cách hiểu riêng). -Hs theo dõi, ghi chép. 2/ Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca: - Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết …cây đàn.” + Niềm đam mê nghệ thuật. + Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới. - “Không ai chôn cất… cỏ mọc hoang” + Nghệ thuật của Lor-ca (cái Đẹp): có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”. + Phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới. - Giọt nước mắt …trong đáy giếng: + Vầng trăng nơi đáy giếngàsự bất tử của cái Đẹp. - Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã. -... dòng sông, ghi ta màu bạc...à gợi cõi chết, siêu thoát. - Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn. * Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca. -GV: Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì? -GV: định hướng. -Hs tìm hiểu yếu tố âm nhạc trong bài thơ. Nêu ý nghĩa? -Hs ghi chép. 3/Yếu tố âm nhạc trong bài thơ: - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. - Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài. *Hoạt động 3: HD hs tổng kết, dặn dò. -GV: Yêu cầu hs tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật. -GV: Nhận xét, định hướng ý chính. -Hs dựa vào nội dung tìm hiểu văn bản để tổng kết. -Hs ghi lại những nét chính. III/ Tổng kết: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. - Sử dụng h/ả, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung. - Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc. 2/ Nội dung: Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật. 4. Dặn dò: Yêu cầu hs học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập và chuẩn bị bài mới 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

File đính kèm:

  • doc41 Đan_ghita.doc.doc