A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ trong tình yêu thủy chung bất diệt
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh,nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
2.Kĩ năng : Đọc hiểu và phân tích một bài thơ .
3.Thái độ : Khát vọng tình yêu là khát vọng chân chính của con người .
B.Trọng tâm và Phương pháp:
I.Trọng tâm:
-Hình tương sóng va tâm hồn người phụ nữ+Nghệ thuật bài thơ
II.Phương pháp: Đàm thoại(Phát vấn phát hiện,lí giải minh hoạ tìm tòi-Trao đổi,thảo luận nhóm)(theo câu hỏi SGK)
C.Chuẩn bị:
1.Công việc chính:
@.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ :
@.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới
2.Nội dung tích hợp: Ca dao tình yêu,Tôi yêu em(Puskin),Bài thơ số 28(Tagor),thơ Xuân Diệu,Các phép tu từ ngữ âm-cú pháp,”Thuyền v Biển”
D.Tiến trình:
1.On định ,sỉ số:
2.Bài cũ:
3.Bài mới: Tình yêu!!!Thơ tình!!!
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh) - Trường Yersin Đà Lạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ,Tiết 35,36, Ngày soạn:25.9, Ngày dạy:30.9.08, Gv Trần Công Hân,Yersin Đà Lạt
Đọc văn: Sĩng (Xuân Quỳnh)
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ trong tình yêu thủy chung bất diệt
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh,nhịp điệu và ngơn từ của bài thơ.
2.Kĩ năng : Đọc hiểu và phân tích một bài thơ .
3.Thái độ : Khát vọng tình yêu là khát vọng chân chính của con người .
B.Trọng tâm và Phương pháp:
I.Trọng tâm:
-Hình tương sĩng va tâm hồn người phụ nữ+Nghệ thuật bài thơ
II.Phương pháp: Đàm thoại(Phát vấn phát hiện,lí giải minh hoạ tìm tòi-Trao đổi,thảo luận nhóm)(theo câu hỏi SGK)
C.Chuẩn bị:
1.Công việc chính:
@.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ :
@.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới
2.Nội dung tích hợp: Ca dao tình yêu,Tôi yêu em(Puskin),Bài thơ số 28(Tagor),thơ Xuân Diệu,Các phép tu từ ngữ âm-cú pháp,”Thuyền và Biển”
D.Tiến trình:
1.Oån định ,sỉ số:
2.Bài cũ:
3.Bài mới: Tình yêu!!!Thơ tình!!!
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và thơ của Xuân Quỳnh ?
GV:- 1988 mất do tai nạn giao thông cùng với con và chồng là nhà thơ Lưu Quang Vũ , “Thuyền và Biển”
“ Đó tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn” .
Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ bài thơ Sóng ?
Gv gọi 3 học sinh đọc bài thơ .
Gv đọc(Chú ý vấn đề đọc-qua nghe âm thanh bài thơ HS đã có cảm nhận về cái hay của bài thơ)
Sau khi nghe bạn đọc bài thơ, em có cảm nhận chung về bài thơ này như thế nào ?
HS trả lời câu hỏi 1 Phần hướng dẫn học bài
(Nhịp điệu,âm thanh của bài thơ giống như nhịp điêu âm thanh nào trong thiên nhiên)?
-Nhịp điệu của sóng biển cũng chính là nhịp điệu,là âm thanh gì của con người!?
*Yếu tố nàotạo nên nhịp điệu bài thơ như sóng biển?
@Nếu bài thơ được viết theo thể thơ lục bát hoặc thể thơ khác thì sẽ thế nào?Đọc những câu thơ thể hiện rõ nhịp điệu của bài thơ?
HS trả lời câu hỏi 2 Phần hướng dẫn học bài(hình tượng nổi bât trong bài thơ)?
-Phân tích nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình tượng sóng?
HS trả lời câu hỏi 3 Phần hướng dẫn học bài?
Người phụ nữ đang yêu đang tìm thấy sự tương đồng
giữa tâm trạng mình với con sóng . Hãy chỉ ra sự tương đồng đó ?
Học sinh thảo luận nhóm!!!
Các nhóm trả lời!!
.
GV diễn giảng các ý bên!!
Nhu cầu lí giải nhận thức về tình yêu, người yêu luôn là ẩn số thú vị .
HS trả lời câu hỏi 4 Phần hướng dẫn học bài(hình tượng nổi bât trong bài thơ)?
Em hiểu như thế nào về đoạn thơ :
Cuộc đời tuy dài thế
…………
Mây vẫn bay về xa .
Nêu nhận xét chung của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?
HS đọc Ghi nhớ SGK!!
HS về sưu tầm những câu thơ tình yêu có hình tượng sóng!!
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả :.
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh( 1942 – 1988 ), quê ở Hà Đông.
- Tác phẩm tiêu biểu : Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, …
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn trắc ẩn, hồn hậu, chân thực luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
-Xuân Quỳnh là một trong số nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ
2. Văn bản :
a. Hoàn cảnh sáng tác : 1967chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điềm(Thái Bình) .
b. Xuất xứ : Bài thơ “Sóng” in trong tập “ Hoa dọc chiến hào” .
II. Đọc hiểu bài thơ :
1. Đọc bài thơ :
2. Tìm hiểu bài thơ :
a.
*Nhịp điệu,âm điệu bài thơ
-Nhịp điệu,âm điệu của những con sĩng ngồi biển cả
-Nhịp của sĩng lịng:nhiều cảm xúc,cung bậc,sắc thái trong trái tim,tâm hồn nữ thi sĩ.
Þ Luận cứ:Dữ dội và dịu êm…
*Yếu tố tạo nên nhịp điệu bài thơ
-Thể thơ năm chữ
-Phương thức tổ chức từ ngữ hình ảnh
+Dữ dội-Dịu êm
+Sĩng-emà sóng biển,sóng lòng lúc dịu êm,nhẹ nhàng khi dồn dập dữ dộiàThể hiện chiều sâu tâm hồn con người trong tình yêu .
b. Hình tượng sóng:
-Lớp nghĩa thực: là sóng biển cụ thể,sinh động,với nhiều trạng thái mâu thuẫn,trái ngược nhau:
+Dữ dội,dịu êm,ồn ào,lặng lẽ…
-Lớp nghĩa biểu tượng:Sóng như có linh hồn,có tính cách,tâm trạng,biết bộc bạch giải bày.Đó là ẩn dụ về sóng tâm hồn của người phụ nữ đang yêu:khi bồng bột sôi nổi,lúc kín đáo sâu sắc,vừ đắm say vừa tỉnh táo,vừa nồng nhiệt vừa âm thầm…
Þ Khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, tình yêu đẹp vượt qua mọi thử thách.
c. Nét tương đồng của hình tượng sóng và em:
-Tâm trạng người con gái khi yêu cũng như trạng thái của sóng:Dữ dội-Dịu êm…
-Trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp luôn vươn tới cái cao cả,tìm sự đồng điệu tâm hốn giống như sóng muốn tìm ra biển lớn (Sông không hiểu nổi mình-Sóng tìm ra tận bể)
-Nỗi khát vọng tình yêu trong trái tim của người phụ nữ là muôn đời cũng như sóng mãi mãi trương tồn cùng thời gian (Oâi con sóng ngày xưa -Và ngày sau vẫn thế-Nỗi khát vọng tình yêu-Bồi hồi trong ngực trẻ
-Em trong tình yêu cũng giống như sóng biển làm sao mà hiểu hết được.Nó cũng tự nhiên hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu bất ngờ như thiên nhiên(Sóng bắt đầu từ gió…Em cũng không biết nữa-Khi nào ta yêu nhau)
-Nỗi nhớ của em trong tình yêu cũng giống như sóng biển cuồn cuộn vô hối,triền miên vô hạn(Con sóng dưới lòng sâu….Cả trong mơ còn thức)
-Sóng khao khát nhớ bờ cũng giống như em khao khát có anh(Con nào chẳng tới bờ…)
d.Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu
-Sự chân thành,tha thiết,mãnh liêt trong tình yêu
-Tâm hồn của người phụ nữ rất phong phú:khát vọng,suy tư,nhớ nhung,chung thủy
-Luôn vươn tới sự cao đẹp trong tình yêu,tin tưởng vào sự bất tử của tình yêu
III. Tổng kết-Luyện tập:
1.Tổng kết - Nghệ thuật : + Thể thơ 5 chữ, âm hưởng nhịp nhàng, đắp đổi luân phiên bằng trắc khắc hoạ nhịp sóng .
+ Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh mượn hình tượng sóng để diễn tả cõi lòng người con gái đang yêu .
- Nội dung : tình cảm chân thành tha thiết mà tự nhiên hồn hậu .
2.Tìm những câu thơ tình yêu có hình ảnh sóng
Ví dụ:Sóng chẳng đi đến đâu
Nếu chiều nay em không đến-Dù sóng có làm anh nghiêng ngã vì em (Hữu Thĩnh) ,
4. Củng cố :
-Vì sao Xuân Quỳnh dùng hình tượng sóng để thể hiện tâm hồn phụ nữ trong tình yêu!?
5. Dặn dò :
- Học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị bài : Đò Lèn của Nguyễn Duy
@Câu hỏi
1.Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Sóng”?
2.Yếu tố nào tạo nên nhịp điệu,âm điệu ấn tượng của bài thơ?
a.Thể thơ năm chữ b.Hình tượng sóng c.Hình tượng em d.Từ láy
D.Rút kinh nghiệm
Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ
Sóng-Hồn Trương Ba da hàng thịt
File đính kèm:
- Songmoi rat khac cu.doc