I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biét phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Gv cung cấp các ngữ liệu thực tế ngoài ngữ liệu sgk để từ đó nắm nội dung bài học.
Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7
Trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác VC của HCM.
Nêu phong cách ngệ thuật của Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 20820 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12: giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 2
TIẾT CT: 5
NGÀY DẠY:
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biét phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Gv cung cấp các ngữ liệu thực tế ngoài ngữ liệu sgk để từ đó nắm nội dung bài học.
Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7’
Trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác VC của HCM.
Nêu phong cách ngệ thuật của Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh.
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
8’
6’
6’
5’
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hướng dẫn HS đọc mục I sgk .
Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua những phương diện nào?
Gv cho HS đọc các ngữ liệu a, b, c va øchỉ ra và cho biết các câu đã đạt tính trong sáng chưa? Em hãy chữa lại cho đảm bảo tính trong sáng.
Cho HS thảo luận cùng bàn
HOẠT ĐỘNG 2:
GV hướng dẫn Hs tìm hiểu mục 2.
Việc lạm dụng tiếng nước ngoài như thế sẽ làm tổn hại sự trong sáng của tiếng ta.
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần nghi nhớ.
Đọc mục I, chia lớp thảo luận các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm tranh luận, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
Hs tìm trong cuộc sống để trả lời.
Suy nghĩ, trả lời.
Hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
I/ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:
1/ Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và các qui tắc đó.
VD: Câu a không rõ nội dung- không trong sáng. Câu b, c diễn đạt rõ nội dung – đạt sự trong sáng.
- Khi giao tiếp phải tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc chung của TV.
- Mặc khác, không phủ nhận những linh hoạt, sáng tạo.
VD : SGK
So sánh 2 VD xác định câu nào đạt được sự trong sáng:
Hãy bóp cổ những nương cằn bãi cọc
Bắt nhả ra hàng triệu tấn lương khô.
(2) Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
2/ Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng:
- Không tùy tiện sử dụng những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Khi cần thiết có thể vay mượn để làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc.
Vd: Chính trị, cách mạng, dân chủ, độc lập, cácbon…góp phần làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
Vd: Sgk.
Vd: Cô ấy rất thích những kiểu model.
Vd 2: Các supertar thích dùng mobile phone loại xịn.
* Tuy nhiên, vẫn dung hôp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.
3/ Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói:
Vd: Đoạn văn giữa lão Hạc và ông Giáo: thể hiện sự tôn trọng, lễ phép.
4/ Ghi nhớ: (Sgk).
10’
4. Củng cố:
Qua bài học, các em cần nắm được:
Cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Có nhận thức đúng đắn từ đó rèn luyện kĩ năng để sửng dụng tiếng Việt vưà đúng vừa mang tính nghệ thuật.
Luyện tập:
Bài tập 1:
Kim Trọng: Rất mực chung tình.
Thuý Vân: cô em gái ngoan.
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
Thúc Sinh: sợ vợ.
Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
Tú Bà: màu da nhờn nhợt.
Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi.
Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng.
Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét.
3’
5. Dặn dò:
Về nhà:
Làm bài tập 2, 3 theo gợi ý của SGK tiết sau sẽ nộp tập để chấm điểm.
Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Đọc phần yêu cầu cần đạt, đọc văn bản để năm được những nét khái quát về hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nội dung, giá trị tác phẩm.
File đính kèm:
- GIU GIN SU TRONG SANG CUA TIENG VIET.doc