Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ II

. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

B- CHUẨN BỊ

1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập .

2. Thiết bị: tranh chân dung Tô Hoài

3 . Phương pháp : thuyết trình, trao đổi thảo luận, vấn đáp

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Lời giới thiệu bài mới

Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút từ trước Cách mạng Năm 1952, ông đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với thế mạnh của một nhà văn phong tục, Tô Hoài đã nhanh chóng nắm bắt được hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, H'mông và ông đã viết liền một hơi 3 tác phẩm gộp lại thành tập "Truyện Tây Bắc" dày dặn trong đó tiêu biểu nhất là Vợ chồng A Phủ.

 

doc95 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : vợ chồng a phủ (Tô Hoài) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh : - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: tranh chân dung Tô Hoài 3 . Phương pháp : thuyết trình, trao đổi thảo luận, vấn đáp C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Lời giới thiệu bài mới Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút từ trước Cách mạng Năm 1952, ông đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với thế mạnh của một nhà văn phong tục, Tô Hoài đã nhanh chóng nắm bắt được hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, H'mông …và ông đã viết liền một hơi 3 tác phẩm gộp lại thành tập "Truyện Tây Bắc" dày dặn trong đó tiêu biểu nhất là Vợ chồng A Phủ. Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 1. HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về: - Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài. - Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. - Quê quán: Kim bài- Thanh Oai- Hà Đông (Nay là Hà Nội) - Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại “Dế mèn phiêu lưu kí .- Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận với một số lượng lớn (gần 200 đầu sách) đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. * Một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967),… 2. Tác phẩm - Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc. - Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955 Hoạt động 2: Đọc hiểu VB Gọi hs tóm tắt văn bản II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc 2. Chú giải 3. Tìm hiểu văn bản GV: Em hãy đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị, cảnh ngộ của Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. 3.1. Nhân vật Mị a Mị qua cách giới thiệu của tác giả - Trẻ trung, xinh đẹp - Tài hoa - Cần cù lao động - Hiếu thảo => Mị trở thành niềm mơ ước của nhiều chàng trai b Số phận - Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ -> thực chất là tôi tớ nô lệ - Bị bóc lột tàn nhẫn về sức lao động: sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", ( thậm chí khổ hơn cả con trâu, con ngựa) Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau". - Bị chà đạp về thể xác -Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết… Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" -> Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau. => Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương. GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và nhận xét. Nêu khái niệm sức sống tiềm tàng? GV gợi ý: Hình ảnh một cô Mị khi còn ở nhà? Phản ứng của Mị khi về nhà Thống lí? - HS làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến. c Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: * Khái niệm : sức sống tiềm ẩn , khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa mãnh liệt * Biểu hiện : - Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc", Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầm than, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật. GV tổ chức cho HS phát biểu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi… Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác". "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo", "tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo",… - Sự trỗi dậy lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc của nhân vật Mị: + Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị: / Khung cảnh Hồng Ngài ăn tết : "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác". "Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà" cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị. / Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo. / Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. => Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đống lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn "lấp ló", "lửng lơ" đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo. + Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân: / Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". / Suy nghĩ : "nếu có nắm lá ngón t rong tay Mị sẽ ăn cho chết". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. - Hành động: + "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. + "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". - Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". => Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp. bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên. GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói. GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây trói của Mị? HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - Suy nghĩ và hành động của Mị trước cảnh A Phủ bị trói + Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". + Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ". Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu. + Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình. Qua tất cả những điều đã tìm hiểu, HS rút ra nhận xét tổng quát về nhân vật Mị HS phát biểu tự do. GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính e) Tóm lại Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy đã trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hành động quyết liệt, táo bạo. Điều đó cho thấy Mị là cô gái có đời sống nội tâm âm thầm mà mạnh mẽ. Nhà văn đã dụng công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Qua đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân vật A Phủ (sự xuất hiện, thân phận, tính cách,…). HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. 3.2 Nhân vật A Phủ a)A Phủ qua lời giới thiệu của tác giả + Cha , mẹ, anh chị em chết cả trong trận dịch đậu mùa. + A Phủ là một thanh niên nghèo. + Tính cách: ham chuộng tự do, sức sống mạnh mẽ, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". => A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác, niềm mơ ước của các cô gái HS phát biểu cảm nhận về cảnh xử kiện A Phủ quái đản, lạ lùng trong tác phẩm. HS phát biểu tự do. GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính b. Số phận - Nguyên nhân Do APhủ đánh A Sử con quan -Cuộc xử kiện +Địa điểm : tại nhà thống lí Pá Tra + Thành phần : đông đủ, nằm dài hút thuốc phiện + Nhân chứng : trở thành tay sai để đánh đập, chửi bới A Phủ, hút thuốc phiện + Quan tòa đồng thời là nguyên cáo + Bị cáo : quì im như tượng đá chịu đòn + Diễn biến / Không khí hỗn loạn : "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". / Bản án : A Phủ chịu một bản án vô lí , nặnh nề: 100 đồng bạc trắng => A Phủ trở thành đứa ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà Thống lí Pá Tra. - Cảnh A Phủ bị trói khi bị mất bò => Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân. GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. 3.3 Giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm a) Giá trị hiện thực - Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi. - Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian. - Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp. - Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi. b) Giá trị nhân đạo: - Cảm thông sâu sắc đối với người dân. - Phê phán gay gắt bọn thống trị - Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người. - Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người. - Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm. GV tổ chức chia nhóm cho HS thảo luận và nhận xét về những nét đặc sắc nghệ thuật. Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung. GV nhấn mạnh những ý cơ bản. 3.4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật. - Xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn,… với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn) - Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết Gv gọi hs đọc ghi nhớ ( Sgk). Hs tự viết phần tổng kết. III. Ghi Nhớ ( Sgk) 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ chuẩn bị bài mới : viết bài số 5 * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : Viết bài làm văn số 5: nghị luận văn học A. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Vận dụng được các tri thức, kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. -Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. B. Phương pháp giảng dạy: -Thực hành. C. Chuẩn bị giáo cụ: * Giáo viên : Soạn giáo án- Ra đề và đáp án. * Học sinh : Soạn bài. D. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho việc viết bài. Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học. Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không nhìn bài bạn. Giáo viên giám sát quá trình làm bài của học sinh. -Thu bài. I. Một số đề bài: 1. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến sau đây của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời thơ còn là thơ nữa". 2. Bình luận ý kiến sau của Nam Cao: "Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một ấi gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn" (Nam Cao-Đời thừa).. II. Gợi ý: Đề 1. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Thơ là hiện thực cuộc đời. - Thơ là cuộc đời. - Mối quan hệ giữa thơ và hiện thực với hiện thực cuộc đời. - Thơ còn là thơ nữa, Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng của cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu Đề 2. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Tác phẩm văn học vượt lên trên tất cả không gian, thời gian. -" Một tác phẩm văn học có giá trị "đ Đây là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác động giáo dục của tác phẩm văn học. III Biểu điểm - Điểm 9-10 Bài làm hoàn thiện , xuất sắc , lập luận thuyết phục, văn sỏng sủa mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục - Điểm 7-8 :Bài làm khỏ, ý mạch lạc, hành văn trụi chảy, có mắc một số sai sót nhỏ. - Điểm 5-6 : Bài làm tương đối rừ ý, tuy nhiờn phõn tớch lớ giải chưa sõu sắc, cũn mắc lỗi diến đạt, chớnh tả - Cỏc biểu điểm khỏc giỏo viờn linh hoạt 4. Củng cố - Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt : nhân vật giao tiếp Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : Nhân vật giao tiếp A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định. B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: 3. Phương pháp : vấn đáp, thảo luận, thuyết trình C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình gì? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Nhân tó nào là quan trọng nhất? 3. Bài mới: * Lời giới thiệu bài mới Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp giữ vai trò quan trọng nhất. Vậy những đặc điểm nào của nhân vật giao tiếp chi phối hoạt động giao tiếp? Nhân vật giao tiếp cần lựa chọn chiến lược giao tiếp như thế nào để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về điều đó. Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Phân tích các ngữ liệu GV: gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 (SGK) và nêu các yêu cầu sau (với HS cả lớp): a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội? b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới ai? c) Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không? d) Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp? e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào? - GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức. - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai. I. Phân tích các ngữ liệu 1. Ngữ liệu 1 a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm : - Về lứa tuổi : Họ đều là những người trẻ tuổi. - Về giới tính : Tràng là nam, còn lại là nữ. - Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghẹ đói. b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau: - Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe. - Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe. - Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe. - Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe. - Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe. Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng. c) Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ). d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ. e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã. HS đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi (SGK). - GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức. - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai. 2. Ngữ liệu 2 a) Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo. Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo). b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe: + Với mấy bà vợ- Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát". + Với dân làng- Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?). + Với Chí Phèo- Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng. + Với Lí Cường- Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo. c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp: + Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo. + Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí. + Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục. Hoạt động 2: Tổ chức rút ra nhận xét II.Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. GV nêu câu hỏi và gợi ý: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, anh (chị) rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. Hs đọc ghi nhớ (sgk trang 21) 1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói. 2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,… ) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ). 3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. 4. Củng cố, hệ thống bài học: Nhắc lại các kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị tiết sau luyện tập * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : Nhân vật giao tiếp (Tiếp) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định. B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: 3. Phương pháp : thực hành, trao đổi thảo luận, thuyết trình C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Các em có nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? 3. Bài mới: * Lời giới thiệu bài mới Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về nhân vật giao tiếp, đặc biệt đi sâu tìm hiểu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt tuổi, giớ tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trường xã hội), chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ) của nhân vật giao tiếp, tìm hiểu về chiến kược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp. Tiết học này chủ yếu dành thời gian luyện tập để rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng. Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Luyện tập I. Luyện tập Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích (mục 1- SGK). - HS đọc đoạn trích. - GV gợi ý, hướng dẫn phân tích. - HS thảo luận, trình bày. - GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản. Bài tập 1: Anh Mịch Ông Lí Vị thế xã hội Kẻ dưới- nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng. Bề trên- thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng. Lời nói Van xin, nhún nhường (gọi ông, lạy…) Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh…) Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích (mục 2- SGK). - HS đọc đoạn trích. - GV gợi ý, hướng dẫn phân tích. - HS thảo luận, trình bày. - GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản. Bài tập 2: Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp: - Viên đội sếp Tây. - Đám đông. - Quan Toàn quyền Pháp. Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người: - Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh. - Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú. - Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 12 KII CUA HOAI.doc
Giáo án liên quan