Mục đích, yêu cầu
1. Giúp học sinh nắm được một số nét tổng quát về chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975; thấy được những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Học sinh biết vận dụng bài học như cơ sở lí luận vào việc tìm hiểu những tác phẩm cụ thể trong giai đoạn văn học này.
Phương pháp lên lớp
Vấn đáp + thảo luận nhóm + diễn giảng.
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số
2. Giới thiệu bài mới:
Trong bài “Tổng quan về VHVN”, SGK Ngữ văn 10 đã giới thiệu lịch sử VH viết VN cho đến nay đã trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
=> Giới thiệu tên bài “Khái quát VHVN từ CMT8 năm 1945 đến hết TK XX”
3. Nội dung bài giảng:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8599 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Mục đích, yêu cầu
1. Giúp học sinh nắm được một số nét tổng quát về chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975; thấy được những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Học sinh biết vận dụng bài học như cơ sở lí luận vào việc tìm hiểu những tác phẩm cụ thể trong giai đoạn văn học này.
Phương pháp lên lớp
Vấn đáp + thảo luận nhóm + diễn giảng.
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số
2. Giới thiệu bài mới:
Trong bài “Tổng quan về VHVN”, SGK Ngữ văn 10 đã giới thiệu lịch sử VH viết VN cho đến nay đã trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
=> Giới thiệu tên bài “Khái quát VHVN từ CMT8 năm 1945 đến hết TK XX”
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động
Nội dung bài
?Nền VHVN từ 1945 đến hết TK XX được SGK gọi tên là gì? Nền văn học mới.
? Nền văn học mới được chia thành mấy giai đoạn? 2 giai đoạn: 1945 – 1975; 1975 – hết TKXX.
?Yêu cầu học sinh giới thiệu vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội VN giai đoạn 1945 – 1975? CMT8 thành công, nước VN dân chủ cộng hoà ra đời; Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng về mọi mặt: chính trị, văn hoá, xã hội; 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
GV: Giải thích thế nào là kiểu nhà văn – chiến sĩ.
Giải thích, chứng minh hiện thực cuộc sống thời kì kháng chiến vừa khơi nguồn cảm hứng vừa là đối tượng phản ánh của văn chương bấy giờ.
Thảo luận nhóm: Lập bảng tóm tắt quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN qua các chặng đường phát triển.
Văn học VN trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào?
Vận động theo xu hướng cách mạng, văn học có nhiệm vụ gì?
GV giải thích câu nói của Nguyễn Đình Thi “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (“văn nghệ” ở đây chỉ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau. “sắt lửa” là ám chỉ đời sống chiến tranh. Hiện thực này như một lẽ tự nhiên đưa tất cả các nhà văn vào “guồng quay” chung của đất nước).
Văn học tập trung vào những đề tài nào?
Hình tượng chính mà văn học tập trung thể hiện đề tài Tổ quốc là ai?
Hình tượng chính mà văn học tập trung thể hiện đề tài xây dựng CNXH là ai?
Thế nào là nền văn học hướng về đại chúng?
GV chứng minh qua các tác phẩm Đôi mắt (Nam Cao), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Tâm nguyện (Xuân Diệu: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi – Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu”...)
Biểu hiện của tính nhân dân trong đời sống văn học như thế nào? (Lực lượng sáng tác? Nội dung sáng tác? Nghệ thuật?)
Trình bày những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong nội dung văn học?
“Còn một giọt máu tươi còn đạp mãi” (Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
Nếu con người được nói đến với cái riêng thì cũng phải hoà vào cái chung:
“Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi tối anh ăn”
(Nguyễn Đình Thi)
“Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần”
(Tố Hữu)
Nhấn mạnh: Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ.
Cảm hứng lãng mạn của văn học 1945 – 1975 thể hiện rõ nhất là ở điểm nào?
Trán cháy rực nghi trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
(Nguyễn Đình Thi)
“Từ trong đổ nát hôm nay
Ngày mai đã đến từng giây từng giờ”
(Tố Hữu)
Chứng minh qua nhân vật Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu)
Trình bày hoàn cảnh, lịch sử, văn hoá của văn học Việt Nam 25 năm cuối thế kỉ XX?
Đứng trước hoàn cảnh, lịch sử, xã hội, văn hóa như vậy văn học có sự vận động như thế nào?
Sự nảy sinh những đặc điểm tâm lí mới như: lối sống hưởng thụ, thực dụng, tư tưởng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội và can thiệp đời sống gia đình – tế bào của xã hội. Từ đó hình thành sự xung đột của các luồng tư tưởng cũ và mới.
Vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
Hoạt động nhóm: Hãy nêu những nét lớn về thành tựu theo từng thể loại.
Có thể đánh giá gì về văn học Việt Nam từ sau 1975?
Giải thích: dân chủ hóa, tính nhân bản, nhân văn của văn học thời kì đổi mới.
Chứng minh văn học thời kì sau 1975 đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách tiếp cận con người và hiện thực qua một số tác phẩm như Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh).
Học sinh tự rút ra những kết luận sau khi đã tìm hiểu bài học. (Có tểh tham khảo kết luận trong SGK).
I. Khái quát VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
- Đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 30 năm vừa là hiện thực đời sống khơi nguồn cảm hứng vừa là đối tượng phản ánh của nhà văn.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
(Xem bảng tóm tắt)
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1845 đến 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Nhiệm vụ của văn học:
* Lực lượng sáng tác: Hình thành một lớp nhà văn mang trong mình máu thịt của tinh thần cách mạng: nhà văn – chiến sĩ.
* Nội dung: phản ánh hiện thực cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
® mang đến cho văn học những phẩm chất mới: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nguyễn Đình Thi – Nhận đường)
* Đề tài: hai đề tài lớn
- Đề tài Tổ quốc: hình tượng chính là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những lực lượng khác nhau như: dân quân, du kích, TNXP, dân công hoả tuyến, giao liên...tất cả đều dược thể hiện trong các bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Giang Nam, Thanh Hải, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm...
- Đề tài xây dựng CNXH: Hình tượng chính là cuộc sống mới, con người mới mối quan hệ giữa những người lao động...Những tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Đào Vũ, Chu Văn, những bài thơ của Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông...là những sáng tác tiêu biểu.
b. Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động, những con người bình thường đang “làm ra đất nước”
- Để có được thái độ ấy , đầu tiên là nhà văn phải có nhận thức đúng đắn về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Biểu hiện trong đời sống văn học:
+ LLST: Bổ sung những cây bút từ trong nhân dân
+ Nội dung sáng tác: Phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hộ cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất con người lao động. Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng
+ Nghệ thuật: Giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Khuynh hướng sử thi:
- Nội dung: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân.
- Cách khám phá con người: con người được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống và tình cảm lớn.
- Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
* Cảm hứng lãng mạn:
- Tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai.
- Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.
- Đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, lich sử dân tôc ta lại mở ra một thời kì mới – thời kì đọc lập tự do và thống nhất đất nước.
- Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985 đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới do hậu quả chiến tranh để lại.
® Tình hình trên đòi hỏi “Đảng và nhân dân ta kịp thời đổi mới để thoát khỏi lạc hậu và chậm phát triển”. Đây là “yêu cầu bức thiết” và “có ý nghĩa sống còn”...
+ Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có chuyển biến, đó là nền kinh tế thị trường.
+ Nền văn học nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hoá nhiều nước trên thế giới ở thời “mở cửa”.
+ Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnh có tính chất đối thoại. Người đọc mong chờ những khám phá mới của văn học và đáp ứng được nhiều nhu cầu phong phú trong đó có nhu cầu giải trí và thể nghiệm tâm linh ® Văn học phải đổi mới
2. Những chuyển biến và một số thành tựu
- Văn xuôi: đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. Thể loại có nhiều thành tựu: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí.
- Thơ: thể loại trường ca nở rộ, nhiều tập thơ của các nhà thơ ra đời; tuy nhiên tư duy thơ vẫn chưa có bước đột phá.
- Kịch: phát triển mạnh mẽ, gây được nhiều tiếng vang ở những năm 80 của TK XX.
- Lí luận phê bình: xuất hiện thêm nhiều cây bút trẻ, tiếp cân được nhiều nguồn thông tin trên thế giới, nhiều tiêu chí đánh giá mới nên hệ thống các khái niệm trong nghiên cứu – phê bình được hoàn thiện hơn.
* Đánh giá về văn học Việt Nam sau 1975:
- Có thể chia thành 2 chặng phát triển:
+ Chặng 1: Từ 1975 – 1985: chặng đường văn học chuyển tiếp.
+ Chặng 2: Từ sau 1986: Chặng đường văn học đổi mới.
- Văn học từ sau 1975 vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
- Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; phong phú, mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật.
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn; đổi mới cách tiếp cận hiệnn thực và nhìn nhận về con người.
III. Kết luận
BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU
CỦA VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
Các chặng đường phát triển
Nội dung / Đề tài trung tâm
Thành tựu về các thể loại
Văn học vùng địch tạm chiếm
Văn xuôi
Thơ
Kịch
Lí luận phê bình
1945 - 1954
Ca ngợi Tổ quốc, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Có những tập truyện, kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến khá dày dặn.
- Một số tác phẩm được tặng giải thưởng truyện – kí của Hội văn nghệ Việt Nam: Vùng mỏ (Nguyễn Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài).
- Cảm hứng: tình yêu QHĐN, lòng căm thù giặc, ca ngơi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
- Nghệ thuật: khai thác thể thơ truyền thống, cách tân thơ không vần, khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng.
- Tác giả, tác phẩm: Tố Hữu với tập thơ Việt Bắc, thơ Nguyễn Đình Thi, thơ Quang Dũng, thơ Chính Hữu, Hồng Nguyên,…
- Nội dung: Phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
- Tác giả - tác phẩm: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hoà (Học Phi).
- Chưa phát triển mạnh.
- Tác phẩm: Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi), Nói chuyện thơ ca kháng chiến (Hoài Thanh),…
- Cơ sở hình thành và phân háo thành nhiều xu hướng khác nhau của văn học: phong trào đấu tranh của nhân dân dưới hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp, theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ.
- Địa bàn chủ yếu: đô thị miền Nam.
- Các xu hướng văn học: xu hướng chống cộng, xu hướng đồi truỵ, xu hướng văn học yêu nước và cách mạng, xu hướng văn học lành mạnh các xu hướng đan xen tồn tại.
- Nội dung của xu hướng văn học tến bộ: phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc, kêu gọi xuống đường đấu tranh, viết về đời sốn văn hoá, phong tục,…
- Hình thức văn học: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí (gọn nhẹ).
- Dội ngũ sáng tác: học sinh, sinh viên chưa có kinh ngiệm nghề nghiệp nhưng đầy nhiệt tình yêu nước và có trình độ văn hoá.
1955 - 1964
Thể hiện hình ảnh con người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong thời kì xây dựng XHCN; thể hiện tình cảm với miền Nam ruột thịt và ý chí thống nhất đất nước.
- Nội dung: viết về sự đổi đời của on người, khai thác đề tài kháng chiến – ngợi ca CN anh hùng, phản ánh phần nào những hi sinh, tổn thất trong chiến tranh.
- Nghệ thuật: tính khái quát và khả năng phân tích.
- Hạn chế: thể hiện con người và cuộc sống còn đơn giản.
- Tác phẩm: xem SGK / tr.6 – 7.
- Cảm hứng: sự hồi sinh của đất nước, thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH, nỗi đau đất nước bị chia cắt.
- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn cách mạng.
- Tác phẩm: SGK / tr.7
- Chưa có sự phát triển đáng kể.
- Một số tác phẩm được dư luận chú ý: SGK / tr.7
1965 - 1975
Viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Bao trùm là chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Nội dung: Phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
- Tác phẩm: SGK / tr.8
- Nội dung: tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người VN, nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Nét mới: mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Thơ ca trẻ trung, sôi nổi
- Lực lượng sáng tác: có sự xuất hiện và đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Tác phẩm: SGK / tr.8 – 9.
- Có những thành tựu đáng ghi nhận.
- Tác phẩm: SGK / tr.9
- Có nhiều công trình xuất hiện.
- Công trình có giá trị của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ.
File đính kèm:
- Khai quat VHVN tu CMT8 1945 den het TK XX.doc