A. Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.
2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
C. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG ngữ văn 11
D. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới:
Lời vào bài: Trong bài văn nghị luận, việc kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự hấp dẫn, sinh động cho bài văn nghị luận. Để sử dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài văn, chúng ta cùng đi vào “luyện tập” vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7956 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬPVẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
39 - 40--------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.
2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
C. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG ngữ văn 11
D. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới:
Lời vào bài: Trong bài văn nghị luận, việc kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự hấp dẫn, sinh động cho bài văn nghị luận. Để sử dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài văn, chúng ta cùng đi vào “luyện tập” vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức đã học ở lớp 8 qua việc tìm hiểu ngữ liệu ở bảng phụ.
Qua ngữ liệu 1 theo em đâu là yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả?
Ngữ liệu 2 sử dụng yếu tố nào?
- Theo em, sử dụng các yếu tố đó vào ngữ liệu có tác dụng gì?
-HS tham gia đọc và tìm hiểu ngữ liệu
- HS : yếu tố tự sự mẹ chàng... sáng bạc.
HS: Yếu tố miêu tả:
Còn nàng ... Người kinh.
HS: Yếu tố biểu cảm: Không... thà ... nhất định không chịu.
HS: Hỡi đồng bào... chúng ta phải đúng lên.
- HS nhận xét, trả lời suy nghĩ của mình (ghi nội dung trả lời).
I. Luyện tập trên lớp
1. Bài tập 1
a. Ngữ liệu
1.Mẹ chàng trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng, nhảy qua ngực mà thụ thai mà đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Fông- Gơ-Nhi những vầng sáng bạc.
Còn nàng Han là một cô gái thông minh, dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hoá thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ để lại trên bờ thanh gương nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đế ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội dước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dày núi Fu-Keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở trên rừng, gần đây có những vũng, những ao chi chit nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội người kinh.
2.Hỡi đồng bào toàn quốc !.
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cước nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên!
- GV bổ sung, nhắc lại những khái niệm đã học ở THCS và rút ra nhận xét về đoạn ngữ liệu.
- Yếu tố tự sự
- Yếu tố miêu tả
- Yếu tố biểu cảm
Các yếu tố giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, sinh động có sức thuyết phục tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.
- GV hướng dẫn HS luyện tập ở lớp trên cơ sở trả lời các câu hỏi SGK.
- HS trả lời
b- Nhận xét:
- Vì sao cần phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn nghị luận?
- HS thảo luận trả lời.
*- Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận bởi đặc điểm của văn nghị luận khô khan, thiên về lý tính.
- Giáo viên chốt lại vấn đề.
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho bài văn nghị luận thêm cụ thể, sống động.
* Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Muốn vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao thì chúng ta cần chú ý điều gì?
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính luận, dứt khoát phải là văn nghị luận.
GV giảng giải về sự tham gia hợp lý của các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, những yếu tố này không làm mờ đi đặc trưng của bài văn.
- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào nghị luận phải chịu sự chi phối và phục vụ quá trình nghị luận.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích để thấy được việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong một bài văn nghị luận nẩy sinh từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận.
- HS đọc đoạn trích, xác định nội dung, thao tác lập luận
2- Bài tập 2:
a) Ngữ liệu: SGK.
b) Nhận xét:
- Trong đoạn trích người viết nhấn mạnh nội dung gì? Thao tác được sử dụng trong đoạn trích?
- HS trả lời
- Khẳng định sự cần thiết của chỉ tiêu GNP
- Thao tác lập luận, thuyết minh
Giới thiệu rõ ràng chính xác về chủ đề GDP và GNP ở Việt Nam
- Việc sử dụng các thao tác đó có tác dụng ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời
- Giúp việc biện luận của tác giả đạt hiệu quả, đem lại những hiểu biết bất ngờ thú vị.
- Người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và nội dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
*Hoạt động 3 Hướng dẫn HS luyện tập bằng cách chia nhóm
- HS chia làm 2 nhóm
3- Bài tập 3:
- Viết một bài văn nghị luận ngắn về chủ đề “Nhà văn tôi hâm mộ”
GV yêu cầu HS rút ra bài học sau khi đã làm bài tập.
HS rút ra bài học.
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố -Dặn dò:
- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là cần thiết.
- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức người viết có thể làm cho tiến trình nghị luận đặc sắc, hấp dẫn.
- Chuẩn bị bài “ Đàn ghita của Lor ca”
5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- 39 - 40 LT VD KET HOPPHUONGTHUC BIEU DATTRONG VAN NL.doc