A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.
- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng.
C. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP : SGV, SGV, Thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs
2. Bài giảng:
159 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6603 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 ( Tiết 1-4)
Bài dạy : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.
- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng...
C. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP : SGV, SGV, Thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo …
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs
2. Bài giảng:
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn văn học 45-75:
*Nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu (qua trao đổi nhóm, hoặc cá nhân)
+ VHVN 1945 – 1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trong hoàn cảnh LS ấy vấn đề đặt lên hàng đầu và chi phối mọi lĩnh vực đời sống là gì?Theo em nhiệm vụ hàng đầu của văn học trong giai đoạn này là gì?
+ Từ HCLS đó, VH có những đặc điểm nào?Nêu và giải thích, chứng minh những đặc điểm lớn của văn học giai đoạn này?
( Câu hỏi 2 SGK )
Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như thế nào trong VH?
VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích phân tích đặc điểm này của VH 45-75 trên cơ sở hoàn cảnh XH?
+Thành tựu cơ bản nhất của VH 1945 – 1975 là gì? Ý nghĩa to lớn của thành tựu này đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc?( câu hỏi 3 SGK)
Truyền thông tư tưởng của văn học DT đã được thể hiện như thế nào trong VH 45-75?
Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHCM được thể hiện cụ thể như thế nào
?
- Kể tên những tác giả và các tác phẩm tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này?
- Qua những sáng tác đó của các tác giả, các khía cạnh của CN yêu nước và tinh thần nhân đạo được thể hiện như thế nào?
VHVN 1945 – 1975 có những hạn chế gì? Vì sao?
(Nêu những hạn chế đó của VH giai đoạn này?Theo em vì sao VH giai đoạn này có những hạn chế như vậy?)
(Câu hỏi 3/b SGK )
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn VH từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
-Nêu câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS trao đổi nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời, lớp thảo luận
+ Theo em hoàn cảnh LS giai đoạn này có gì khác trước? Hoàn cảnh đó đã chi phối đến quá trình phát triển của VH như thế nào?Những chuyển biến của văn học diễn ra cụ thể như thế nào?
Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
Theo em vì sao VH phải đổi mới? Thành tựu chủ yếu của quá trình đổi mới là gì? ( Câu hỏi 4 SGK)
Trong quan niệm về con người trong VH sau 1975 có gì khác trước?
Hãy chứng minh qua một số tác phẩm mà em đã đọc?
VH giai đoạn này có hạn chế gì ? Vì sao?
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
+ HS theo dõi bài KQ SGK, trao đổi nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày
-Tập thể theo dõi, nhận xét, bổ sung.
( Vấn đề độc lập dân tộc, nhiệm vụ hàng đầu của Vh là phục vụ chính trị, tuyên truyền cỗ vũ chiến đấu)
+ HS nêu các đặc điểm theo SGk và chứng minh các khía cạnh của mỗi đặc điểm
( CM qua một số tác phẩm cụ thể)
-HS trình bày hiểu biết về khái niệm “khuynh hướng sử thi” và chúng minh KH này qua một số biểu hiện trong các tác phẩm: Rừng Xà nu, Những đứa con trong gia đình, Sống như anh, Hòn Đất...
-HS nêu các thành tựu cơ bản và Cminh qua dẫn chứng sinh động
-HS dựa vào SGK để chứng minh các thành tựu về nội dung và nghệ thuật của VH ( gạch chân các nội dung cần chú ý trong SGK, không cần ghi vở nhiều)
D/c: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển,, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ. Vũ, V.T.Thường, B. Đ. Ái,…
-Thu Bồn, L.A.Xuân,B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K. Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy, T.Thảo...
-HS nêu các hạn chế chứng minh và phân tích lí giải nguyên nhân của những hạn chế đó?
VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,…
Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến.
- HS thảo luận nhóm 8/ 4 nhóm
- Đại diện nhóm được chỉ ddingj trả lời, các nhóm khác theo dõi bổ sung
HS trình bày các ý chính, lớp theo dõi , đánh dấu các dẫn chứng thành tựu trong SGK
-HS lập bảng so sánh để làm rõ nét mới
HS theo dõi phần tổng kết trong SGK, chú ý những ý chính và ghi nhớ
A. Văn học VN giai đoạn 1945 – 1975:
I. Hoàn cảnh lịch sử :
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộcvô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá không tránh khỏi hạn chế. Sự tiếp xúc với văn hóa nước ngoài chủ yếu là Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.
II. Những đặc điếm cơ bản của văn học:
1. Nền VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- VH trước hết là một vũ khí CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận VH.
- VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc…
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được VH đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong VH chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền VH hướng về đại chúng:
- Đại chúng Vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của VH vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH.
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- VH phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là VH của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca
- VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng, “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(CLV). VH là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại.
Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo VHVN giai đoạn này.
II. Những thành tựu cơ bản và một số hạn chế của VH giai đoạn1945 – 1975:
1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:
Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân. Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH.
2. Những đóng góp về tư tưởng:
VH đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của VHDT.
a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
- Trong kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước: Việt Bắc của Tố Hữu, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh…
- Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng.
- Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó.
b. Truyền thống nhân đạo:
- Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng của họ.( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài ).
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động trong công cuộc xây dựng CNXH. (Mùa lạc - Nguyễn Khải, Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân.
- Khai thác về đời tư, đời thường, về quá khứ, về thiên nhiên, về tình yêu…Tuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người cách mạng.( Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn, Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ…)
3. Những thành tựu về nghệ thuật:
a. Về thể loại : Phát triển cân đối và toàn diện
b. Về chất lượng thẩm mĩ :
+ Tiêu biểu là thơ trữ tình và truyện ngắn, bên cạnh đó là một số tác phẩm kí.
* Thời chống Pháp:
- Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,…
- Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương,…
- Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh đặc biệt là thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời
* Từ 1958 – 1964:
- Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút.
- Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh,…
- Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau:
* Từ 1965 - 1975:
- Xuất hiện hàng loạt nhà thơ trẻ với giọng điệu riêng của một thế hệ mới:
- Văn xuôi: có nhiều tên tuổi đáng chú ý:
+ Từ 1960, xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết: Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (V.H.Tâm), Cửa biển (C.Văn), Vùng trời (H.Mai),…Nhìn chung tiểu thuyết đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao.
+ Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế.
+ Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi. Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc. Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao.
4. Một số hạn chế:
- Thể hiện con người, cuộc sống một cách đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức.
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp; cá tính, phong cách của nhà văn không được phát huy mạnh mẽ.
- Về phê bình: nặng về phê bình quan điểm tư tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật
Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường. Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt, tâm lí, tư tưởng của con người cũng không bình thường, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung là độc lập dân tộc. VH nghệ thuật cũng vậy.
5. Sơ lược về VH vùng địch tạm chiếm:
- Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng)
- Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại. Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký. Nội dung tư tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước , thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc,…
- Các tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Vũ Bằng, Lý Chánh Trung, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hoà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam, Võ Hồng,…
B. Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX:
I. Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước hòa bình thống nhất, trở về cuộc sống bình thường => Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thử thách nghiệt ngã
I. Những chuyển biến đầu tiên của nền văn học trên đường đổi mới:
* Mười năm sau giải phóng: VH vận động theo quán tính trước đó, tạo nên sự lệch pha giữa người cầm bút và công chúng, nhưng cũng có những biến đổi bước đầu:
+ Đề tài được nới rộng. Đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xã hội (Kịch Lưu Quang Vũ, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn)
+ Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề của chiến tranh (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh)
+ Đề cập đến những bi kịch cá nhân (Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng…)
* Sau ĐH Đảng lần VI, 1986: Cột mốc thay đổi lớn trong VH. Cụ thể:
+ Những cây bút chống tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là thể phóng sự - điều tra: Cái đêm hôm ấy đêm gì? (P.G.Lộc), Câu chuyện ông vua Lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T.Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc),…
+ Đổi mới về đề tài, nội dung hiện thực, tư tưởng thẩm mĩ, thi pháp và phong cách. Nhà văn có cơ hội tìm tòi riêng trên cả nội dung và hiện thực.
Để đạt được những thành tựu thì phải vào những năm 90 của thế kỉ.
II. Những thành tựu chủ yếu và một số hạn chế của văn học giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX:
1. Đổi mới về ý thức nghệ thuật:
- Ý thức về quan niệm hiện thực: hiện thực không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều.
- Quan niệm về con người: con người là một sinh thể phong phú phức tạp, nhiều bí ẩn.
- Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng, tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa trên kinh nghiệm cộng đồng mà còn trên kinh nghiệm bản thân mình nữa. Nhà văn không phải là người biết hết, đứng cao hơn độc giả mà phải bình đẳng để đối thoại với công chúng.
- Độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nhà văn.
- Ý thức cá nhân được thức tĩnh. Mỗi nhà văn tạo cho mình một hướng đi riêng, một phong cách riêng.
2. Những thành tựu ở các thể loại:
a. Về văn xuôi: Thời gian đầu các thể phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực. Về sau, nghệ thuật được kết tinh hơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết với sự xuất hiện ở nhiều tác phẩm:
( D/C SGK )
b. Về thơ: Đang tìm tòi, thể nghiệm song thành tựu vẫn chưa cao.
c. Về nghệ thuật sân khấu: Hướng về các đề tài sau: Chiến tranh cách mạng, Lịch sử, Xã hội
d. Về lí luận phê bình: Đổi mới chậm hơn.
- Khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề giữa VH với chính trị, VH với hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực XHCN, xung quanh việc đánh giá lại một số tác phẩm giai đoạn trước có tư tưởng và cách viết mới.
- Tiêu chí đánh giá thay đổi: Coi trọng giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của VH.
- Đánh giá cao vai trò sáng tạo và tính tích cực trong tiếp nhận VH.
- Một số phương pháp khoa học được vận dụng với những khái niệm công cụ mới.
- Nhiều trường phái lí luận VH phương Tây đã được dịch và giới thiệu.
- Lối phê bình xã hội học dung tục mất hẳn.
Nghiên cứu VH có nhiều diều kiện phát triển mạnh mẽ bằng sự ra đời của nhiều công trình khảo cứu dày dặn có giá trị.
3. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật:
- Đổi mới trong quan niệm về con người:
So sánh:
Trước 1975:
- Con người lịch sử.
- Nhấn mạnh ở tính giai cấp.
- Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng
- Tình cảm được nói đến là t/c đồng bào, đồng chí, t/c con người mới
- Được mô tả ở đời sống ý thức
Sau 1975
- Con người cá nhân trong quan hệ đời thường. (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Thời xa vắng- Lê Lựu, Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp...)
- Nhấn Mạnh ở tính nhân loại. (Cha và con và...- Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh...)
- Còn được khắc hoạ ở phương diện tự nhiên, bản năng...
- Con người được thể hiện ở đời sống tâm linh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường, Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng...)
- Tạo được nguồn cảm hứng mới : Cảm hứng thế sự tăng, sử thi giảm ; quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường ; bút pháp hướng nội được phát huy, không giân dời tư được chú ý, thời gian tâm lí ngày càng được mở rộng ; phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú ;ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường....
4. Một số hạn chế :
Nền kinh tế thị trường biến sáng tác VH thành hàng hoá, khó tránh khỏi những xuống cẩp trong sáng tác và phê bình.
5. Vài nét về VHVN ở nước ngoài :
Đó là những sáng tác của Việt Kiều ở Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nga,... đủ thể loại, phong phú về đề tài song chưa thật xuất sắc.
C. Kết luận : (SGK)
3. Củng cố :
- Phân tích, đánh giá các đặc điểm cơ bản, thành tựu và những hạn chế của VH giai đoạn 1945 – 1975.
- Sự chuyển biến cũng như thành tựu bước đầu của VH 1975 - hết TKXX.
4. Hướng dẫn luyện tập :
- HS cần nắm được hai khái niệm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn để ứng dụng vào việc phân tích các tác phẩm trong phần đọc hiểu
- Làm bài tập nâng cao trang 20 SGK
..........................................................................................................
Tiết : 4
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Phân biệt được nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dạng đề quen thuộc.
- Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu nêu trên.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, Tài liệu tham khảo
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
(GV yêu cầu HS nhắc lại một số những hiểu biết về văn nghị luận. Từ đó dẫn vào bài mới.)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức khái quát về văn nghị luận:
GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời
- Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong lịch sử dân tộc?
Hãy kể một số tác phẩm văn nghị luận có vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước của dân tộc?
Nếu nhìn từ đề tài có thể chia văn nghị luận thành mấy loại?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mục II. Yêu cầu HS chỉ ra những đặc điểm của mỗi loại đề cụ thể đó.
- GV đưa thêm một số đề khác, yêu cầu Hs xác định dạng đề để nắm vững hơn về dạng đề NL
+ Đề 1: Em có thể rút ra vấn đề gì từ câu chuyện “Ngôi nhà có 1000 chiếc gương” ? Hãy bàn về vấn đề đó?
+ Đề 2 : Về khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Hoạt động 3: GV tổ chức và hướng dẫn HS luyện tập.
GV yêu cầu HS chọn 2 bài, một về NLXH, một về NLVH, phân tích chỉ ra các đặc điểm của mỗi loại văn nghị luận đó.
Tương tự với bài 1, nhưng về đề văn nghị luận. Làm việc theo nhóm
HS dựa theo trí nhớ trả lời
- ( Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Chiếu cầu hiền, Tuyên ngôn độc lập...)
- Nhấn mạnh vai trò, tác dụng của các văn bản này đối với lịch sử, thời đại
HS suy nghĩ trả lời, nêu ví dụ miinh họa
- HS dựa vào SGK nêu các dạng đề , phân tích các đề trong ví dụ để phân biệt đặc điểm của mỗi dạng
- HS đọc kĩ 2 đề bài nêu dạng đề
( đề 1: NLXH bàn về một vấn đề XH đặt ra qua tác phẩm, đề 2: NLVH bàn về một tác phẩm Vh)
HS thực hành luyện tập – cá nhân
I. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học: (15’)
1. Vai trò của văn nghị luận trong lịch sử dân tộc:
Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
a. Trong giữ nước: Thể hiện:
+ Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
+ Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân nghĩa (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
+ Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh)
Phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng
b. Trong dựng nước: Thể hiện :
+ Khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn)
+ Tư tưởng coi trọng người hiền tài (Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
+ Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông về văn chương nghệ thuật (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)
Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
2. Phân loại văn nghị luận: Đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài, có thể chia làm 2 loại.
- NLXH: Những bài văn bàn bạc, thuyết phục người đọc về các vấn đề XH – chính trị.
- NLVH: Những bài văn bàn bạc, thuyết phục người đọc về vấn đề văn chương - nghệ thuật.
Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
II. Các dạng đề văn nghị luận: (10’)
1. Đề nghị luận xã hội:
- NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá.
VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói của Phran-xi Ba-công: “Tình bạn là niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa” (Những vòng tay âu yếm, NXB trẻ, 2003)
- NL về một hiện tượng đời sống: Thường bắt đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm.
VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy.
+ Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá?
- NL về một vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm VH: Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào đấy.
2. Đề nghị luận văn học:
- NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến.
- NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
VD: “Chí Phèo thực sự là một nhân vật điển hình”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
III. Luyện tập: (15’)
Bài tập 1:
VD: NLXH:
NLVH:
Bài tập 2:
3. Củng cố: (5’)
- Nắm vững đặc điểm và đối tượng của hai loại văn nghị luận.
- Các dạng đề và đặc điểm của mỗi dạng đề.
4. Dặn dò : Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (phần một : Tác giả)
............................................................................................................
Tuần 2 ( Tiết 5-8 )
Đọc văn : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
Nhận thức được TNĐL là văn kiện lịch sử lớn, đã tổng kết về một thời kì đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng địnhmạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước VN trước toàn thế giới.
Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
IV/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm
Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu dẫn (SGK) , trả lời ngắn gọn:
TNĐL ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả viết nhằm mục đích gì? Tác phẩm hướng đến đối tượng nào? Giá trị tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật của tác phẩm?
- Gọi HS đọc văn bản chú ý hệ thống luận điểm- xác định bố cục văn bản và phân tích tính logich chặt chẽ của văn bản qua 3 luận điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
-Tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi của SGK
- Theo dõi kết quả, nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Cho HS thảo luận câu hỏi 3(SGK)
-Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”
- Cho HS thảo luận Câu hỏi 4 (SGK)
- Theo dõi HS trình bày, nhận xét, thuyết giảng làm rõ thêm giá trị đoạn văn.
- Nêu vấn đề : Phân tích giá trị đoạn văn kết thức bản TNĐL để thấy tính lôgich chặt chẽ trong hệ thống luận điểm của văn bản?
- Nhận xét của em về phong cách văn chính luận HCM?
-HS trao đổi nhóm, ghi kết quả trên giấy.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Ghi ý chính vào vở sau khi GV nhận xét củng cố.
-HS đọc văn bản: Rõ ràng, nhấn mạnh các ý quan trọng, giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót, tự hào, trang
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 12 NANG CAO.doc