Giáo án ngữ văn 12 (nâng cao) - Bài: Đất nước (Trích: Mặt đường khát vọng, tác giả Nguyễn Khoa Điềm) - Trường THPT Phan Châu Trinh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục ) trong tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân.

- Thấy được nét nổi bật của nghệ thuật đoạn trích là sự vận dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ .

 

II. PHƯƠNG TIIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, giáo án thiết kế, bảng biểu

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.

IV . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :Niềm hạnh phúc được về với nhân dân được CLV diễn tả như thế nào ?

Vào bài:

Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận về đất nước một cách khác nhau. Nếu như nhà thơ NĐT đi tìm đất nước từ trong hình ảnh đau thương, máu lửa đứng dậy chiến đấu anh dũng, thì nhà thơ NKĐ lại đến với đất nước qua những gì bình dị nhất, gắn bó với con người nhất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 24194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 (nâng cao) - Bài: Đất nước (Trích: Mặt đường khát vọng, tác giả Nguyễn Khoa Điềm) - Trường THPT Phan Châu Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT NƯỚC (Trích: Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục…) trong tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân. - Thấy được nét nổi bật của nghệ thuật đoạn trích là sự vận dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ . II. PHƯƠNG TIIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV, giáo án thiết kế, bảng biểu III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng. IV . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới :Niềm hạnh phúc được về với nhân dân được CLV diễn tả như thế nào ? Vào bài: Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận về đất nước một cách khác nhau. Nếu như nhà thơ NĐT đi tìm đất nước từ trong hình ảnh đau thương, máu lửa đứng dậy chiến đấu anh dũng, thì nhà thơ NKĐ lại đến với đất nước qua những gì bình dị nhất, gắn bó với con người nhất. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung . - GV lưu ý HS những điểm chính về tác giả và sự nghiệp sáng tác của NKĐ trong phần tiểu dẫn. GV : Nêu vị trí đoạn trích trong kết cấu tác phẩm . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản . GV : Yêu cầu HS đọc đoạn trích. Hướng dẫn HS đọc bằng giọng tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm nhưng linh hoạt về giọng điệu. GV : Có thể chia đoạn trích làm mấy phần, ý từng phần. P1 : Suy tư để nhận thức Đất nước có từ bao giờ và Đất Nước là gì? P2: Suy tư để thấu hiểu ai đã làm nên Đất Nước. B1: Tìm hiểu phần 1 đoạn trích Gv h/dẫn HS đọc từng đoạn kết hợp với phân tích. GV : Tác giả đã trả lời câu hỏi đất nước có từ bao giừo như thế nào và bằng cách nào ? GV : Hãy cho biết cách lí giải của tác giả ? -GV: Đất nước là gì ? Câu hỏi ấy được tác giả trả lời như thế nào ? Cách định nghĩa có gì mới lạ và sâu sắc? GV: Nhà thơ cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào, cho thấy điều gì. ? Nhà thơ nhắn nhủ điều gì với mỗi chúng ta. GV: Suy nghĩ và cảm nhận về đất nước của thế hệ trẻ trong hiện tại được thể hiện như thế nào ? -GV : từ cảm nhận ấy t/giả gửi đến thế hệ trẻ thông điệp gì ? GV : Cách nhìn của nhà thơ về thắng cảnh của đất nước? GV: Nhìn lại 4000 năm đất nước, Tg nhắc đến đối tượng nào? Vì sao lại nhắc đến họ? GV : Đọc lại đoạn 3 và phân tích ? GV: chất liệu dân gian được tác giả sử dụng như thế nào trong đoạn trích? Ý nghĩa của việc sử dụng ấy? GV : Đoạn trích thể hiện đặc điểm gì của thơ NKĐ? Hoạt động 3 : GV hướng dẫn Hs tổng kết bài . I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - NKĐ sinh năm 1943, tại Thừa Thiên – Huế. - Ông xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng, giàu truyền thống văn chương. - NKĐ là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ . - Thơ NKĐ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Tác phẩm chín : sgk 2. Tác phẩm - Trường ca MĐKV được NKĐ hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. - MĐK vọng là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xam lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc - MĐK, gồm 9 chương, Đất nước là chương v đứng ở trí trụ cột trong kết cấu tác phẩm . II. ĐỌC – HIỂU 1. Bố cục : Gồm 2 phần: - Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời : Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, rồi mở rộng ra trong những truyền thuyết về thời dựng nước . - Còn lại: Cảm nhận về đất nước được mở rộng ra theo các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc . 2. Phần một . a. Đoạn 1: “ Khi ta lớn lên…ngày đó” Đất nước có tự bao giờ? à Nhà thơ đi sâu vào lí giải cội nguồn đất nước. * Đất nước: - Đoạn trích mở ra bằng sự thưc nhận về một điều đã là tất yếu : Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi . + Ta : người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói len ý thức tìm hiểu cội nguồn của ĐN. + Đất nước đã có rồi nhưng có từ bao giờ vẫn là một ẩn số, thôi thúc con người trong hiện tại tìm hiểu. - NKĐ đã giải mã bằng nhận thức lắng sâu: + ĐN có từ rất lâu, rất xa trong sâu thẳm của thời gian lịch sử, từ cái “ngày xửa ngày xưa”. + Nhà thơ hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của Đất nước : Bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn à khởi thủy của ĐN là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn Việtà Từ truyền thuyết, truyện cổ tích đến ca dao tục ngữ miếng trầu là hiện thân của tâm hồn dân tộc. Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcàlà nhận thức về tính cách anh hùng của con người VN. + Đất nước có từ rất xa nhưng lại hiện hữu trong những gì gần gũi, thân thiết nhất, trong lời kể chuyện của mẹ, trong miếng trầu bà ăn, trong phong tục, tập quán, trong tình nghĩa thủy chung, trong cái kèo cái cột, trong hạt gạo ta ăn hàng ngày …Đất nước hình thành và lớn lên tồn tại trong ngàn năm lịch sử, từ t/y đất nước, từ tình nghĩa thuỷ chung (cha mẹ thương nhau), từ sự nghiệp đấu tranh, từ c/s lao động vất vả của người dân. àĐoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể,giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triét luận mà vẫn tha thiết trữ tình . Lí giải 1 khái niệm lớn lao bằng h/ả bình dị đời thường để khẳng định: Đất nước không xa xôi trừu tượng mà gần gũi thân quen ngay trong c/s mỗi con ngườià Đoạn thơ viết về đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo sự gần gũi mà thân thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng . a.Đoạn2 : Đất là nơi anh đến trường…nhớ ngày giỗ tổ: Đất nước là gì? - Định nghĩa về đất nước. - Bằng một loạt cấu trúc định nghĩa : Đất là …Nước là…Đất nước là…tác giả định nghĩa về đất nước . Có thể xem đây là lối tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất nước bằng tinh thần luận lí chân xác . + Nếu tách hai ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chát của con người cá thể. + Nếu hợp thành một danh từ thì ĐN lại có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà. - Đất nước được nhận thức theo cả hai phương diện : Không gian địa lí( chiều rộng ) thời gian lịch sử ( chiều dài)à Nhận thức này được tác giả lấy chất liệu văn học, văn hóa dân gian làm phương tiện biểu hiện . + Về không gian địa lí: Núi sông rừng bể Đất nước Là nơi sinh sống của mỗi người Nơi tình yêu đôi lứa nảy nở Là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ à kiến tạo địa lí (N-S-R-B) à h/ả đất nước lớn lao, bao la. Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc gần gũi với mỗi người. + Về thời gian lịch sử: Huyền thoại LLQuân và Âu Cơ Làm nên đất nước Truyền thuyết HV – ngãy giỗ tổ. à NKĐ đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuýet dân gian để biểu hiện cho cách lí giải ĐN là gì? Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về ĐN trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. c.Đoạn 3: Trong anh và em…muôn đời: Đất nước có trong mỗi con người chúng ta.( Suy nghĩ, cảm nhận về đất nước của thế hệ trẻ trong hiện tại) - Lời thơ khẳng định: Trong anh và em hôm nay … Có 1 phần đất nước àchân lí rút ra từ c/s: Đất nước hoá thân, kết tinh trong mỗi người, sự sống của mỗi người không chỉ rieng cá nhân mà còn thuộc về đất nước . + Bởi lẽ mỗi người đều thừa hưởng những di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc của n/dân. + Vì vậy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. - Lời nhắn nhủ : gửi đến thế hệ trẻ thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước à Trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước, trách nhiệm với bản thân “ Em ơi em …muôn đời”à Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng không có ý nghĩa giáo huấn mà rất trữ tình . Bởi nó như một lời tự dặn mình chân thành tha thiết. ==> Đất nước có tự bao giờ và ĐN là gì ? Đặt ra những câu hỏi này để nhận thức , lí giải và thấu hiểu bằng những tri thức văn hóa dân tộc NKĐ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc tình yêu ĐN tha thiết của tác giả . 3. Phần 2 : Tư tưởng đất nước của nhân dân. a. Cách nhìn về các thắng cảnh địa lí.( Ai đã làm ra không gian địa lí? – bức tranh văn hóa muôn màu, muôn vẻ ) - Nhà thơ đã kể ra, đã liệt kê một loạt các kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa ĐN . + Đó là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay cha ông ta đã phủ cho nó tâm hồn, tính cách, lẽ sống dân tộc à Những ngọn núi dòng sông chỉ trở thành thắng cảch khi gắn liền voiứ con người được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc. + Bao thế hệ con người VNam đã tạc vào núi sông : Vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy chung để núi Vọng Phu, hòn Trống Mái thành biểu tượng văn hóa Những ao đầm, những ngọn núi như những di tích lịch sử về quá trình dựng nướ và giữ nước à vẻ đẹp lẽ sống anh hùng à Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ liệt kê các hình tượng cụ thể đế khái quát mang tính triết lí sâu sắc à khẳng định chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước đặt tên ghi dấu vết trên mỗi ngọn núi, con sông, tấc đất này. b. Đoan 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân “ Em ơi em … hái trái”( Ai đã làm ra lịch sử và truyền thống ĐN?) - Nghĩ về l/sử 4000 năm: năm tháng … làm ra đất nước + Là những anh hùng nổi tiếng. + Nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị à Khẳng định chính họ là những người gìn giữ và truyền alị cho các thế hệ sau mọi giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa: hạt lúa, ngọn lửa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán…HỌ đã tạo dựng nền móng sự sống và luôn sẵn sàng vùng lên chống giặc ngoại xâm đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ ĐN.- Vai trò của họ với đất nước lớn lao: c. Đoạn 3: “Để …xuôi”à Tư tưởng đất nước của nhân dân - Câu thơ “ Để ĐN này …của nhân dân”à là tư tưởng, là cảm hứng chủ đạo bao trùm cả đoạn trích và chương v à Đó là lời kết, khái quát những gì đã được triển khai trên cả chiều dài của đoạn thơ và chiều sâu của cảm hứng trữ tình – chính luận. - Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như : Ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại à Vẻ đẹp tinh thần của n/dân . + “ Đất nước của n/d, ĐN của ca dao thần thoại” à Câu thơ hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về đất nước giản dị mà cũng thật độc đáo .à là sáng tạo ra đất nước . + Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc . Thật say đắm trong tình yêu Quý trọng tình nhĩa . Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu à Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tính cách và tâm hồn mình . - Nhà thơ và tuổi trẻ thế hệ nhà thơ nhận thức được nhân dân làm nên lịch sử, làm ra văn hóa là sáng tạo ĐN à Tự hào ngợi ca dạt dào say mê . 3. Chất liệu dân gian . - Chất liệu dân gian được sử dụng đa dạng và sáng tạo : + Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc . + Có ca dao, dân ca, tục ngữ + Có truyền thuyết, các truyện cổ tích à Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca daohay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp dân ca Bình- Trị - Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn. - Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này. à T/giả đã tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự doà Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ thống nhất với tư tưởng “ ĐN của n/d, ĐN của ca dao thần thoại” - Tính hiện đại à thể hiện ở các yếu tố suy tưởng, triết lí và ở thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi linh hoạt, thay đổi nhịp điệu và rất ít dựa vào vần để liên kết. 4. Đặc điểm của thơ NKĐ qua trong đoạn trích * Kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc. - Chất chính luận nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả : + Thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ m/Nam, để dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía n/dân và c/mạng. + Tính chính luận chi phối kết cấu : Đoạn trích được xây dựng theo cách lập luận, như là để trả lời cho hai câu hỏi : Đất nước là gì?( P1) . Nhưng đoạn trích này không phải là văn bản nghị luận thuần túy mà là sự kết hợp chính luận với trữ tình, suy tưởng với cảm xúc . - Chất trữ tinh thể hiện ở : + Những câu thơ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể mà còn thấm vào trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng, yêu quý với mỗi hình ảnh, chi tiết về đất nước gắn liền với n/dân được miêu tả gợi ra trong đoạn trích. + Suy tưởng cũng là một ưu thế của đoạn trích . Suy tưởng à suy nghĩ, phát hiện không chỉ nói lên bằng những mệnh đề khô khan, mà qua hình ảnh thơ và cảm xúc của chủ thể trữ tình. - Nhược điểm : Chính luận có chỗ còn nặng nề, lấn át cảm xúc, nhiều ý triển khai còn dàn trãi , chưa thật cô động để gây được ấn tượng tập trung . III. Tổng kết , củng cố: - Đoạn trích giúp chúng ta cảm nhận được phát hiện của tác giả về Đn ở nhiều bình diện, trong tư tưởng bao trùm : ĐN của nhân dân. - Nghệ thuật : sự vận dụng của những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ . DẶN DÒ : - Soạn bài : Sóng ( Xuân Quỳnh - Làm bài tập nâng cao.

File đính kèm:

  • docDAT NUOC NGUYEN KHOA DIEM.doc