A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
- Nắm được xuất xứ, kết cấu của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ".
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cánh mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
2. Kỹ năng:
- Nghe, đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Cảm thụ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Tư tưởng, thái độ:
- Yêu quý, tôn trọng môn văn trong nhà trường và xã hội.
- Trân trọng truyền thống, khát vọng tự do của các tộc người thiểu số nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
- Cảm thông với cuộc sống bần cùng của người dân Tây Bắc dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị.
- Trân trọng, yêu quý giá trị cuộc sống tự do.
185 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12 nâng cao học kỳ II trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 + 74
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
- Nắm được xuất xứ, kết cấu của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ".
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cánh mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
2. Kỹ năng:
- Nghe, đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Cảm thụ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Tư tưởng, thái độ:
- Yêu quý, tôn trọng môn văn trong nhà trường và xã hội.
- Trân trọng truyền thống, khát vọng tự do của các tộc người thiểu số nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
- Cảm thông với cuộc sống bần cùng của người dân Tây Bắc dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị.
- Trân trọng, yêu quý giá trị cuộc sống tự do.
B. Yêu cầu bài dạy.
1. Về kiến thức của học sinh:
- Kiến thức về tin học, cụ thể là kiến thức về phần mềm giáo án điện tử (Powerpoint).
- Kiến thức về văn bản "Vợ chồng A Phủ".
- Kiến thức cảm thụ, đọc hiểu văn bản văn học.
2. Về trang thiết vị/ đồ dùng dạy học:
- Máy tính+ máy chiếu, phông.
- Phần mềm giáo án điện tử Powerpoint.
C. Chuẩn bị cho bài giảng.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án + các trang thiết bị liên quan đến bài dạy như: máy tính+ máy chiếu, phông.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc, soạn truyện ngắn: "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
- Các trang thiết bị, đồ dùng học tập liên quan đến bài học.
D. Nội dung và tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức lớp: ổn định, kiểm tra sĩ số: (01 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (04 phút).
3. Nội dung bài mới:
Lời vào bài: (01 phút).
Những con người ham sống, ham tự do và khát khao hạnh phúc gia đình nhưng vì ma lực của đồng tiền, vì thần quyền của miền núi mà họ không thể thực hiện được điều đó. Nỗi khổ đó đã được thể hiện rất rõ qua ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài thông qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung của tác phẩm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
?Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
HS trao đổi, trả lời, sau đó GV kết luận.
(GV cho HS xem hình ảnh tác giả Tô Hoài)
?Các sáng tác của tô Hoài thiên về diễn tả điều gì?
?Vì sao các tác phẩm của ông lại thu hút được người đọc?
?Em hãy nêu các tác phẩm chính của ông?
?Em cho biết xuất xứ của tác phẩm?
?Em cho biết tác phẩm được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
?Phần 1 gồm những ý chính nào? Nội dung của các ý?
?Chủ đề của tác phẩm nói lên điều gì?
?Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị là con người như thế nào?
HS trao đổi, trả lời, nhận xét sau đó GV kết luận.
(GV cho HS xem hình ảnh Mị trước khi về nhà thống lý Pá Tra).
?Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá Tra?
(GV cho HS xem hình ảnh Mị khi ở nhà thống lý Pá Tra)
?Cuộc sống về tinh thần của Mị như thế nào?
(GV cho HS xem hình ảnh Mị- buồn rười rượi)
?Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, điều đó thật đáng thương, vì sao nói vậy? (03 phút trao đổi thảo luận)
HS trao đổi, trả lời, nhận xét sau đó GV bổ sung và kết luận.
?Thông qua cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị, tác giả muốn nói lên điều gì?
GV gợi mở để HS tự trả lời, sau đó GV nhận xét.
?Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?
(GV cho HS xem hình ảnh mùa xuân ở Tây Bắc).
?Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã làm gì? Điều đó giúp Mị gì?
?Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi? Kết quả của việc làm ấy?
?Khi bị trói, điều gì vẫn hiện hữu trong Mị?
(GV cho HS xem hình ảnh cây sáo)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức:
?Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra được tác giả miêu tả như thế nào?
I. Khái quát.
1. Tác giả.
- Tô Hoài (1920), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Quê ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông có một tuổi thơ và thời trai trẻ vất vả.
- Năm 1943. ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
- Ông đã để lại một sự nghệp văn học to lớn với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
- Các sáng tác của tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: (SGK).
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ.
- "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc".
- Tập "Truyện Tây Bắc" được Tô Hoài viết năm 1953 gồm ba truyện: "Cứu đất cứu mường", "Mường giơn" và "Vợ chồng A Phủ".
- Năm 1952 theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài tám tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỉ niệm sâu sắc về người và cảnh vật Tây Bắc - đây là động cơ để tác giả sáng tác ra tác phẩm này.
- "Truyện Tây Bắc" đã được tặng giải nhất, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
b. Kết cấu của tác phẩm.
- Tác phẩm gồm hai phần:
+ P1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài- trong nhà thống lí Pá Tra.
+ P2: Mị và A Phủ sang Phiềng Sa- nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích.
- P1 gồm ba ý:
* Kể về Mị và cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra .
* Kể về A Phủ (cảnh A Phủ đánh A Sử và cuộc xử kiện trong nhà thống lí).
* Kể việc A Phủ bị trói sắp chết và Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
c. Chủ đề.
Nói lên sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và sự vùng dậy của người dân để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.
a. Quá khứ của Mị.
- Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
- Cô có tài âm nhạc- chứng tỏ cô có vẻ đẹp về tâm hồn.
- Mị đã trải qua những đêm tình mùa xuân say đắm.
=> Một người con gái có tâm hồn như thế, có khát vọng sống như thế đáng lẽ phải được hưởng một cuộc sống tự do, hạnh phúc, nhưng vì ma lực của đồng tiền, vì thần quyền của miền núi mà họ không thể thực hiện được điều đó. Cuộc sống của Mị trở nên bi đát khi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
b. Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra.
- Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời người con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa.
Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rười rượi, lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhng nó tách li cô với cuộc đời, nó cấm cố tuổi xuân và ước mơ của cô.
- Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.
=> Thông qua cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị, tác giả muốn tố cáo bọn thực dân, chúa đất vì chúng đã cướp đi cuộc sống tự do, quyền sống chính đáng của con người.
- Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong "con rùa lùi lũi" kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.
- Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Mị đã nhớ lại ngày xuân năm nào, Mị muốn đi chơi. Nhưng buồn thay, trong hiện tại Mị làm sao có thể đi chơi?
+ Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu "uống ừng ực từng bát", rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.
Với cõi lòng phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa".
+ Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.
- Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi, tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.
Tiết 75
3. Nội dung bài mới: (1 phút).
Lời vào bài:
Mị- người con gái có vẻ đẹp như thế, khát khao cuộc sống tự do, hạnh phúc như thế, nhưng cô lại là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. Vì ma lực của đồng tiền mà Mị đã trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Cuộc sống của cô như thế nào, số phận của cô ra sao, ngòi bút nhân đạo tài tình của Tô Hoài thể hiện sâu sắc đến đâu, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 của truyện ngắn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
- HS trao đổi, trả lời, nhận xét, sau đó GV kết luận.
?A Phủ có một quá khứ như thế nào?
(GV cho HS xem hình ảnh A Phủ).
?Vì sao A Phủ lại trở thành người ở nợ cho nhà thống lí Pá Tra?
?Tai hoạ đến với A Phủ do sự kiện gì?
?Giữa Mị và A Phủ có điểm gì chung?
?A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, Mị có để ý gì đến A Phủ không?
?Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?
t cảnh, em hãy chỉ ra điều đó?
(GV
Hoạt động 2: Tích hợp với nền văn hoá truyền thống của vùng Tây Bắc, của dân tộc H’Mông như những phong tục tập quán đánh đu, thổi khèn, chơi quay, tục cướp vợ...
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong phần luyện tập.
- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên phông thay cho phiếu học tập và Hướng dẫn HS trả lời.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.
2. Nhân vật A Phủ. a. Quá khứ tự do của A Phủ.
- Là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, gan dạ, có bản lĩnh.
- Con gái trong làng nhiều người mê, nhưng "không có ruộng không có bạc không lấy được vợ".
b. Cuộc sống nô lệ của A Phủ trong nhà thống lí .
- Chính vì gan dạ mà A Phủ dám đánh A Sử- con nhà quan, anh bị bắt và bị phạt vạ.
- A Phủ đã trở thành người ở nợ, làm nô lệ, quanh năm A Phủ một mình rong ruổi ngoài rừng làm nương, rẫy, chăn bò, ngựa, bẫy nhím, hổ.
- Tai hoạ đến với A Phủ: do mải mê bẫy nhím, do vẫn cha hết lòng ham sống phóng khoáng, hồn nhiên- A Phủ lỡ để hổ đói vồ mất một con bò. Vì thế anh bị Pá Tra trói đứng vào chân cột.
3. Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
Mị và A Phủ đều là nạn nhân của gia đình thống lí Pá Tra (Mị là con dâu gạt nợ, A Phủ là người ở nợ).
* Sự gặp gỡ giữa hai người.
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không. Cuộc đời Mị như tắt dần trong đêm tối. Mị không còn niềm vui nào ngoài việc đêm đêm ra sưởi lửa ngoài bếp. Ngọn lửa như người bạn duy nhất đem lại cho Mị chút niềm vui.
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc "một dòng.... xám đen", dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ. Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
+ Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc làm này ...
- Nhưng tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Và sau đó cơn hoảng hốt tưởng đã biến từ nãy, đột nhiên ập lại và Mị vùng chạy theo A Phủ, chấm dứt những ngày sống ở Hồng Ngài.
Mị biết ở đây thì chết, muốn sống chỉ có con đường duy nhất là chạy cùng A Phủ. Như vậy tình thương đã giúp Mị cứu được A Phủ, lòng thương mình đã giúp cô giải thoát được chính bản thân mình, điều mà trước đây Mị chưa bao giờ nghĩ đến.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quyết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do. Đó cũng là tinh thần nhân văn cao cả của nhà văn Tô Hoài gửi gắm trong tác phẩm.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" miêu tả cảnh sống bi đát của Mị nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung dưới ách thống trị của bọn chúa đất.
- Truyện ngắn cũng nói lên ước mơ cuộc sống tự do, hạnh phúc của người dân.
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, sinh động, hấp dẫn.
- Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí sắc sảo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
=> Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hoà quện trong một chất thơ trong sáng, chắc chắn đây sẽ mãi là một tác phẩm có giá trị trong nền văn học dân tộc.
D. Người yêu.
* Củng cố:
- GV yêu cầu HS nêu tóm tắt giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu vấn đề gợi ý để HS suy nghĩ: So sánh những nhân vật quần chúng trong văn học trước CM tháng Tám 1945 và nhân vật quần chúng trong Vợ chồng A Phủ . Từ đó thấy được cách nhìn và quan điểm khác nhau của mỗi trào lưu, mỗi thời kì văn học trong việc xây dựng hình tượng nhân vật quần chúng.
- Về những giới hạn của cách tiếp cận và phản ánh hiện thực, con người miền núi của Tô Hoài trong tác phẩm: (HS giỏi)
+ Vợ chồng A Phủ và cả tập truyện Tây bắc là một thành công có tính khai phá của tác giả về đề tài miền núi trong nền văn học mới. Đời sống và con người miền núi đi vào tác phẩm với những nét bản chất, bằng tình cảm yêu mến và cái nhìn nhân đạo tích cực, quan điểm giai cấp rõ ràng.
+ Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là bước đầu, nên không tránh khỏi cái nhìn giản đơn: chưa khám phá được những tầng sâu khác của đời sống miền núi với sự chồng chéo của nhiều lớp lịch sử văn hóa và các quan hệ phức tạp mà chỉ bằng quan điểm giai cấp thì chưa thể thấu hiểu được
* Bài tập nâng cao: Chất thơ của tác phẩm Vợ chồng A Phủ và ý nghĩa của chất thơ ấy:
+ Xác định quan niệm về “ ý thơ” trong truyện như lời tác giả . “Ý thơ” nên hiểu là những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; có khả năng truyền những cảm xúc đó đến với người đọc.
+ Chất thơ trong Vợ chồng A Phủ được thể hiện ở những mặt sau:
- Những bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của miền núi Tây Bắc, đặc biệt là cảnh mùa xuân trên vùng núi cao.
- Những bức tranh sinh hoạt, phong tục miền núi, đặc biệt là cảnh ngày tết của người Mông.
- Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của hai nhân vật, nhất là khát vọng tự do, tình yêu, sự đồng cảm giai cấp.
+ Ý nghĩa, giá trị của chất thơ trong tác phẩm: nâng cao cái đẹp của cuộc sống và con người vượt lên trên cả cái tăm tối, đau khổ; truyền cho người đọc niềm yêu mến và rung cảm đẹp về cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc.
Tiết 76
LUYỆN TẬP VỀ NHÂN VẬT GIAO TIẾP.
I/ Mục tiêucần đạt:
Giúp HS
- Kiến thức: Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm, vị thế, quan hệ thân sơ, chiến lược giao tiếp ...
- Thái độ: Ý thức tự nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.
II/ Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn làm bài tập thực hành.
IV/ Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS Luyện tập bài tập 1
- Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về nhân vật giao tiếp ở bài Ngữ cảnh (lớp 11 nc)
- GV yêu cầu HS đọc kx bài tập và thực hiện theo nhóm, ghi kết quả vào phiểu học tập, cá nhân đại diện trình bày
- Gv yêu cầu học sinh đặt câu với những từ ngữ bên, nhận xét cho từng trường hợp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Luyện tập bài tập 2
- Nhận xét của em về lối xưng hô trước và sau của Dít và T nú ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Luyện tập bài tập 3
- Tìm từ ngữ chỉ thái độ của Bá Kiến đối với hai loại đối tượng?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS Luyện tập bài tập 4,5
- Yêu cầu HS đọc kĩ bài tập, làm việc cá nhân và trình bày theo chỉ định
- GV theo dõi, hướng dẫn lớp trao đổi, thống nhất, hoàn thiện
- GV nhận xét, điều chỉnh
- HS theo dõi phát biểu hiểu biết về nhân vật giao tiếp (quan hệ thân sơ, vị thế)
HS luyện tập theo nhóm và trình bày, lớp theo dõi góp ý bổ sung, hoàn
HS làm việc cá nhân và trả lời
chỉnh:
- HS xác định các thức dùng từ của từng ngôi, trong tương quan vị thế xã hội.
+ Xưng khiêm, mình nhún nhường.
+ Hô tôn, nói người đầy khiêm kính.
HS đọc kĩ bài tập 4, thực hành luyện tập theo yêu cầu.
- Học sinh trình bày Bài tập đã chuẩn bị ở nhà
Luyện tập
1. Bài tập1:
a) Thuộc hạ: Khiêm nhường khi nói về mình: Ngu độn, thô thiển...
Với chủ tướng thì rất cung kính: trình, minh công.
b) Các từ ngữ:
- tiện thiếp, ngu đệ, ngu huynh, tệ xá, thiển ý...
- cao kiến, quý ông, quý vị...
2. Bài tập2:
- Dít nói với T nú ban đầu với tư cách Chính trị viên xã đội. công tác xã hội cần thiết nên xưng: Đồng chí.
- T nú đầu tiên định đùa nhưng khi hiểu thái độ nghiêm túc anh thôi, chấp hành đúng vị trí xã hội của mình: Báo cáo đồng chí...
- Qua màn thăm hỏi có tính chất xã hội bắt buộc, T nú, Dít cùng quay trở lại lối xưng hô trong tình cảm gia đình.
3. Bài tập 3:
- Bá Kiến đối với mấy bà vợ thì quát lác ra lệnh.
- Với người làng thì dịu giọng, tuy nhiên vẫn giữ cái uy của mình (Gom họ chung vào đối tượng nhận lệnh như mấy bà vợ)
- Cách ứng xử khôn ngoan
: Giữ được uy quyền với cả hai đối tượng, coi mình là bậc bề trên.
4. Bài tập4
- Trong đoạn đối thoại, “ông đàn anh” nói 2 lần và cả hai lần đều có câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh thứ nhất có vai trò định hướng “đề tài”: chuyện làm cỗ. Như thế “Ông dàn anh là người điều khiển.
- Mõ làng cử chỉ thì khép nép, nói năng đều thưa bẩm, gọi mọi người là “các cụ”. Trong khi đó “ông đàn anh thì ra lệnh ., lên giọng, gọi mõ làng là “thằng”, là “mày”. Rõ ràng vị thế của “ông đàn anh là kẻ trên, còn mõ làng là bề dưới
5. Bài tập5
Chú ý ngôn ngữ của các nhân vật phải phù hợp với quan hệ vị thế (giữa thầy cô chủ nhiệm với phụ huynh hoặc học sinh) hay quan hệ thân sơ (giữa con cái và bố mẹ)
* Củng cố: Nhận xét chung giờ Luyện tập.
5. Dặn dò: - Hoàn thiện các phần Bài tậpvào vở soạn văn.
- Học bài, chuẩn bị đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân)
--------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 77 + 78.
VỢ NHẶT
A. Mục tiêu bài học.
- Kiến thức:
+ Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
- Kĩ năng: Củng cố nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ
B. Phương tiện thực hiện.
- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* ?Diễn biến tâm lí Mị khi cởi trói cho A Phủ?
* Gợi ý trả lời:
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không.
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
+ Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc làm này …..
- Nhưng tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Và sau đó cơn hoảng hốt tưởng đã biến từ nãy, đột nhiên ập lại và Mị vùng chạy theo A Phủ, chấm dứt những ngày sống ở Hồng Ngài.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do.
3. Nội dung Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
?Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
?Sở trường của Kim Lân là viết về thể loại nào? Đề tài mà ông đề cập đến?
?Em nêu xuất xứ của tác phẩm?
GV gọi HS tóm tắt tác phẩm.
?Chủ đề của tác phẩm nói về điều gì?
?Truyện được xây dựng trên bối cảnh nào?
?Hiện ra trong bối cảnh ấy là gì?
?Em có Nhận xét gì về sự sống và cái chết thông qua bối cảnh ấy?
?Tình huống truyện thể hiện ở đâu? Cụ thể là chi Tiết nào?
?Việc Tràng có vợ gây ra sự ngạc nhiên cho mọi người, vì sao nói vậy?
?Xây dựng tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa cho tác phẩm của mình, em hãy chỉ rõ?
I. Khái quát.
1. Tác giả.
- Kim Lân (1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 1944 ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục Hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ.
- “Vợ nhặt” có tiền thân là "Xóm ngụ cư”, là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được rút ra trong tập “Con chó xấu xí”(1962).
- Tác phẩp được viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo, khi hoà bình lập lại, dựa vào một phần cốt truyện, Kim Lân đã viết lại truyện ngắn này (1954).
b. Tóm tắt.
c. Chủ đề.
Phản ánh cuộc đời nghèo khổ và cơ cực, qua đó thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình của người nông dân Việt Nam năm 1945.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Bối cảnh của truyện.
- Truyện được xây dựng trong bối cảnh năm Ất Dậu – năm xảy ra nạn đói khủng khiếp đã cướp đi hơn 2 triệu người Việt Nam.
- Không gian diễn ra trong truyện đó là con đường vào xóm ngụ cư- con đường luồn qua xóm chợ vào trong bến khẳng khiu.
- Hiện ra những bóng người vật vờ, ủ rũ đúi “xanh sám như những bóng ma”, những người đang sống “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, và những “cái thây nằm còng queo bên đường” với cái không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác ng
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 12 Nang cao hoc ky 2 tron bo dung PPCT.doc