I. MỤC TIÊU Giúp học sinh
1. Về kiến thức:
- Nhận thức được Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử lớn, đã tổng kết về một thời kì đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trên toàn thế giới.
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu TP VH nghị luận chính luận có tính mẫu mực
3. Về thái độ: Có ý thức và tình cảm tự hào về lịch sử DT, về vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ văn 12, băng hình về bản TNĐL và lễ 2/9/1945. Soạn giáo án
- Phương án tổ chức lớp học : Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : (1 phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi: Trình bày vắn tắt những đặc điểm của thời kì VH 1945-hết TK XX?
3. Giảng bài mới:
- Vào bài : (2 phút)
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao - Tuần 2 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27-8-2008
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
Tuần: 2
Bài : 3
Tiết : 5,6
Đọc Văn:
I. MỤCTIÊU Giúp học sinh
1. Về kiến thức:
- Nhận thức được Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử lớn, đã tổng kết về một thời kì đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trên toàn thế giới.
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu TP VH nghị luận chính luận có tính mẫu mực
3. Về thái độ: Có ý thức và tình cảm tự hào về lịch sử DT, về vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ văn 12, băng hình về bản TNĐL và lễ 2/9/1945. Soạn giáo án
- Phương án tổ chức lớp học : Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : (1 phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi: Trình bày vắn tắt những đặc điểm của thời kì VH 1945-hết TK XX?
3. Giảng bài mới:
- Vào bài : (2 phút)
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Tiết 1
15’
7’
5’
10’
Tiết 2
35’
7’
*Hoạt động 1:
H.dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Cho HS đọc SGK phần Tiểu dẫn
- ?Nêu nội dung được trình bày trong phần Tiểu dẫn (Nói gì? Nội dung cụ thể của từng ý?)
- Gv bổ sung thêm để hoàn chỉnh các ý .
- Cho hs đọc phần tri thức đọc hiểu SGK
*Hoạt động 2:
Đọc hiểu
- H.dẫn HS đọc TP (hoặc GV đọc mẫu toàn văn bản cho hs)
- Cho hs nghe băng lời của Bác đọc bản TNĐL
- Xác định & nhận xét bố cục của Bản Tuyên ngôn để định hướng phân tích
- H.dẫn HS tìm hiểu nội dùng cụ thể của TP
đoạn 1.
+ Nêu câu hỏi 3 SGK cho hs tìm hiểu
( ?Gợi ý:- Tại sao mở đầu. Bác lại trích dẫn 2 bản TN của Mĩ và Pháp? Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa gì?
- Lập luận của Bác sáng tạo ở điểm nào? tập trung ở từ ngữ nào?
- Với cách lập luận trên, HCM đã đập tan âm mưu gì của Pháp?)
Gv bổ sung, sơ kết đoạn 1
- Tìm hiểu cách lập luận của đoạn 2:
+ GV đặt câu hỏi, T/C cho hs thảo luận: Theo câu hỏi 4 SGK
(? Gợi ý: Đoạn văn có mấy ý? Trình bày nội dung gì? Nhận xét cách lập luận trong đoạn văn)
+ Gv nhận xét, h.dẫn hs tiếp nhận kiến thức v.đề.
PP: Cho hs tìm hiểu và phân tích từng luận điểm
(Chú ý cho HS nhận diện được cách t.chức lập luận và nghệ thuật của đoạn văn)
? Từ cách trình bày của t/g, em nh/xét cách biện luận?
- H.dẫn hs tìm hiểu lời tuyên bố độc lập
? Nhận xét cách lập luận của đoạn văn?
(Lập luận gì? Lập luận bằng cách nào?)
*Hoạt động 3:
Tổng kết, củng cố.
- Nêu câu hỏi 5 sgk: Anh (chị) có nhận xét gì về phong cách chính luận của Hồ Chí Minh trong TNĐL?
- Hướng dẫn HS tổng kết.
Hs nghe, tự đọc phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi
- Hc s.tác
- Giá trị TP
- Đặc điểm thể văn chính luận
- Đối tượng và mục đích s.tác
Hoạt động 2:
- Đọc văn bản sgk, nắm nội dung
- Thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi
Hs đọc phần I nhận xét lời mở đầucủa bản TN
Suy nghĩ & trao đổi bạn cùng bàn ,trả lời
Hs cần hiểu trích như thế để làm gì?
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung
Hs tìm hiểu sgk đoạn 2 của bản TN, trả lời
(hình thành các hệ thống ý về tội ác...)
hs suy nghĩ ,trả lời
Hs đọc đoạn cuối, thảo luận nhóm nhỏ trả lời.
Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời:
(SGK)
2 .Giá trị của bản TNĐL:
a) Về lịch sử: Là một văn kiện có giá tri L.sử to lớn:tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân ,phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do dân tộc.
b) Về văn học:
TNĐL là bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn & đầy sức thuyết phục -áng văn bất hủ.
3. Đặc điểm thể loại văn chính luận:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng không thể bác bỏ.
- Tính hình ảnh và cảm xúc cao.
è Sức mạnh thuyết phục
4. Mục đích và đối tượng s.tác:
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.
II. Đọc -Hiểu văn bản:
1- Đọc:
2- Bố cục: Có thể chia 3 phần :
- Từ đầu…không ai có thể chối cãi được: Cơ sở pháp lí, chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
- Thế mà…được độc lập: Cơ sở thực tế của tuyên ngôn.
( Chứng minh quyền tự do & sự đt của DT để bảo vệ nền ĐLTD ấy.)
Còn lại:
Lời tuyên bố nước VNDCCH được thành lập & khẳng định quyết tâm của toàn thể dân tộc VIỆT NAM quyết bảo vệ nền độc lập ấy.
® Bố cục cân đối ,kết cấu chặt chẽ
3- Nội dung:
3.1. Cơ sở pháp lí , chính nghĩa của bản tuyên ngôn:
*- Cách lập luận:
+ Mở đầu, Người đã trích nêu những lời TN của P&M.
® Tạo sức thuyết phục :Vì TG đã công nhận quyền ĐL bình đẳng & quyền ĐL QG của 2 bản TN kia .
® Tăng tính chiến đấu : dùng gậy ông đập lưng ông dùng lời M,P trước kia để nói với chúng trong thời hiện tại .
+ Thể hiện sự sáng tạo : Từ quyền con người trong lời khẳng định 2 bản TN nổi tiếng mà mở rộng nói về quyền DT: “Suy rộng ra…”
® Đây là đóng góp to lớn của bản tuyên ngôn ( HCM) với lịch sử của thời đại, của thế giới.
*-Nhận xét : -Vối NT trích dẫn gậy ông đập lưng ông tác giả hướng tới đối tượng ND cả nước,ĐQM, TDP khẳng định quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc của mọi người mọi DT trên cơ sở pháp lí QT mà nhân loại đã thừa nhận.
-Đặt 3 cuộc CM ngang hàng nhau ,3nền ĐL ngang hàng nhau, 3 bản TN ngang hàng nhau .
-Lối mở đầu cân xứng Người kín đáo gợi lên niềm tự hào về sự ngang hàng của nước ta với các nước:P&M
2- Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn:
Tố cáo tội ác TDP hơn 80 năm qua:
-Về chính trị :
+ Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ .
+ Chia rẽ 3 kì ® ngăn cản dân tộc ta đoàn kết .
+ Tắm các phong trào yêu nước & cách mạng trong những bể máu .
-Về kinh tế :
+ Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ - nước ta xơ xác tiêu điều, dân tộc ta nghèo nàn thiếu thốn .
+ Giữ độc quyền in giấy bạc , xuất cảng nhập cảng.
-Về văn hoá :
+ Thi hành chính sách ngu dân .
( Với nghệ thuật liệt kê nhiều khía cạnh tội ác của quân xâm lược lợi dụng lá cờ tự do , bác ái, bình đẳng đến cướp nước ta, 80 năm xl là 80 năm đầy tội ác ® cách tố cáo toàn diện & tiêu biểu ).
Tội ác của TDP trong 5 năm qua:
TDP
Ta
+ 1940 TDP đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật .
+1945 Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng khi Nhật vào .
® bán nước ta 2 lần cho Nhật ® hơn 2 tr người VN chết đói.
+ VM kêu gọi chống Nhật: Không đáp ứng, còn giết số đông tù chính trị
+ Kêu gọi liên minh chống Nhật
+ Giúp đỡ, bảo vệ cho người P’
+ Lấy lại đất nước từ tay Nhật
+ Làm cuộc CM dân chủ, lập nên nước VNDCCH
Nghệ thuật:
- Điệp từ chúng đứng đầu câu hơn chục lần vang lên mạnh mẽ ® tố cáo tội ác TDP.
- Kiểu câu song hành ngắn gọn, nhấn mạnh tội ác chồng chất.
- Thủ pháp đối lập sử dụng xuyên suốt.
è Ta chính nghĩa, TDP phi nghĩa
® Tác giả đã chỉ rõ, khắc sâu bản chất tội ác tày trời của giặc xâm lược: vô nhân đạo, phi nghĩa:cướp nước ta ,bán nước ta , gây bao đau thương tàn hại .
Khẳng định mạnh mẽ sự thoát li hoàn toàn đối với TDP:
- Xoá bỏ hết hiệp ước mà P đã kí về VN…
® lập luận dứt khoát, đanh thép, chặt chẽ ( phủ nhận tuyệt đối chế độ TDP trên đất nước VIỆT NAM
- Thoát ly hẳn, xóa bỏ hết..... Phủ định dứt khoát, triệt để...mọi đặc quyền, đặc lợi của TDP đ/v đất nước VN,
® Khẳng định m/mẽ quyền ĐL-TD của dân tộc, phủ nhận dứt khoát, đanh thép mọi quan hệ với TDP
*Hành văn: hệ thống móc xích ® k/đ tuyệt đối, chặt chẽ.
3- Lời tuyên ngôn về nền độc lập, tự do :
- Ngắn gọn (2 câu)
– đầy đủ, chặt chẽ (nhân dân VN có quyền … và sự thực đã thành…quyết đem tất cả…)
- Giọng điệu trang trọng thiêng liêng nhằm động viên nhân dân, cảnh cáo kẻ thù
IV-Tổng kết .
1-Nội dung:
Bản TNĐL tuyên bố với thế giới sự ra đời & tồn tại của 1 nhà nước mới, mở ra 1 kỉ nguyên mới cho toàn thể dân tộc ta, đất nước ta. Vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị VH to lớn.
2-Nghệ thuật:
Bài văn nghị luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, từ ngữ chuẩn xác, hình ảnh sinh động, câu văn ngắn gọn đanh thép giàu ý nghĩa, dẫn chứng rõ tiêu biểu.
® TNĐL xứng đáng áng văn chính luận mẫu mực, bất hủ của dân tộc, là niềm tự hào của người VIỆT NAM .
4. Củng cố : ( 3’)
- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập NC ở sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
Tìm đọc 1 số TP thơ, truyện của HCM.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
{{{{{
Ngày soạn:29-8-2008
Tuần: 2
Bài : 4
Tiết : 7
Tác gia:
I. MỤCTIÊU Giúp học sinh
1. Về kiến thức:
- Hiểu được cuộc đời CM và quan điểm s.tác VH của Hồ Chí Minh.
- Nhận thức được một cách khái quát t.chất phong phú, đs dạng của văn thơ HCM từ nội dung đến hình thức.
- Nắm được những đặc điểm chung về phong cách ng.thuật của Hồ Chí Minh.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng p.tích, tìm hiểu về t.gia VH; kĩ năng phân tích vấn đề VH.
3. Về thái độ:
Nhận thức được vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Bác. Từ đó xây dựng tình cảm yêu mến, kính trọng với Chủ tịch HCM vĩ đại.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ văn 12, 1 số tp văn thơ của Bác... Soạn giáo án
- Phương án tổ chức lớp học : Đọc-hiểu sgk, gợi mở, thảo luận, bình giảng
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi: Trình bày kết cấu và nhận xét ngắn gọn giá trị của TNĐL?
Câu hỏi:
3. Giảng bài mới:
- Vào bài : (2 phút)
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
7’
8’
12’
5’
3’
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả
Cho hs đọc phần cuộc đời & Tự ghi chép ý chính
Hoạt động 2
HD HS tìm hiểu sự nghiệp văn học
Quan điểm s.tác
- Nêu câu hỏi 1 SGK cho hs thảo luận: Quan điểm s.tác VH của HCM có những nội dung gì?Vì sao người lại có quan điểm s.tác VH như vậy?
- Nhận xét, tóm tắt nội dung
Sáng tác VH của Hồ Chí Minh
- Chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Chuẩn bị câu hỏi 2 sgk: Hãy giải thích vì sao sự nghiệp VH của HCM lại hết sức phong phú, đa dạng và c.minh tính chất ấy bằng một số TP của Người mà anh (chị) đá được học hoặc đọc?
+ Nhóm 2,3,4 trình bày câu hỏi 3 sgk: Anh (chị) hãy trình bày các nội dung cơ bản trong s.tác của HCM (văn chính luận, truyện và kí, thơ trữ tình) ® mỗi nhóm 1 v.đề.
- GV t.chức hs thảo luận, tổng hợp kiến thức v.đề cho hs.
Phong cách ng.thuật của HCM:
- Nêu câu hỏi 4 sgk, y.cầu hs tìm hiểu, trả lời:
Hãy nêu những đặc điểm chung nhất của PCNT Hồ Chí Minh?
- H.dẫn hs tìm hiểu v.đề.
Hoạt động 3
H.dẫn HS tổng kết bài
- Cho hs đọc sgk tr.36
- ? Tóm tắt nội dung chính của bài học theo kết luận của SGK?
Hoạt động 1
Đọc, theo dõi sgk
- Học sinh làm việc cá nhân ghi tóm tắt nội dung tiểu sử & cuộc đời tg.
Hoạt động 2
Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
(Có thể Thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi)
- Thảo luận nhóm và trả lời + đóng góp ý kiến.
Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
Học sinh đọc sgk, làm việc cá nhân và suy
I.CUỘC ĐỜI: (SGK)
1.Tiểu sử:
2.Con người:
- Nhà yêu nước & nhà CM vĩ đại.
- Danh nhân văn hóa thế giới
II.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:
- Coi VC là vũ khí chiến đấu, xác định chức năng của VH là tuyên truyền, cổ động cho cái tốt, cái đẹp
- Chú trọng đối tượng và mục đích sáng tác. Nhà văn khi s.tác phải luôn xác định câu hỏi “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” từ đó mới quyết định “Viết cái gì?”, “viết như thế nào?”
- Đề cao tính chân thực trong văn chương. Chủ trương viết phải dễ hiểu, phù hợp quần chúng.
2. Sáng tác VH của Hồ Chí Minh:
a) Phong phú, đa dạng:
b) Các thể loại s.tác chính:
Văn chính luận:- Nội dung: đấu tranh với kẻ thù, thực hiện những nhiệm vụ chính trị của CM.- Ng.thuật: Vừa chặt chẽ, sắc bén vừa có hình ảnh, cảm xúc.- TP tiêu biểu: Bản án CĐ TDP; Tuyên ngôn Độc lập…
Truyện và kí:- Nội dung: Lên án TDP & tay sai; thể hiện cái Tôi của TG- Ng.thuật: Lối VC có tính ng.thuật cao- Tp tiêu biểu: Truyện kí Nguyễn Ái Quốc; Vừa đi đường vừa kể chuyện…
Thơ:- Nội dung: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ CM; tình cảm với đất nước, nhân dân..- Ng.thuật: hầu hết là thơ cổ điển, viết bằng chữ Hán; có sự kết hợp độc đáo giữa tính cổ điển & hiện đaị.
3. Phong cách ng.thuật của Hồ Chí Minh:
a) Tính phong phú và đa dạng:
- Nhiều thể loại, phong cách
- vừa hiện đại vừa cổ điển…
b) Tính thống nhất:
- Nhất quán về quan điểm s.tác
- Lối viết trong sáng, giản dị
- Từ tư tưởng tới hình tượng ng.thuật luôn vận động 1 cách tự nhiên, nhất quán hướng về sự sống, tương lai…
III. TỔNG KẾT:
( SGK – tr 36)
4. Củng cố : (2’)
- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác phẩm .
- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
{{{{{
Ngày soạn: 30-8/2008 Tuần: 2
Giöõ gìn söï trong saùng cuûa tieáng Vieät
Tiết : 8
Bài : 5 Tiếng Việt:
I. MỤCTIÊU Giúp học sinh
1. Về kiến thức:
- Nhận thức đúng đắn về sự trong sáng của TV và y.cầu về giữ gìn sự trong sáng của TV.
2. Về kĩ năng: Phân tích, tìm hiểu, chứng minh; rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo TV.
3. Về thái độ: Nâng cao t.cảm yêu quí tiếng nói của DT; có ý thức bảo vệ và phát triển TV.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, giáo trình ngôn ngữ TV… Soạn giáo án
- Phương án tổ chức lớp học : Đọc, tìm hiểu sgk, gợi mở, thảo luận, chứng minh
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt quan điểm và đặc điểm phong cách ng.thuật của HCM?
3. Giảng bài mới:
- Vào bài : (2 phút)
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15’
10’
10’
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí thuyết
Nêu câu hỏi cho hs thảo luận:
? Dựa vào SGK trình bày nội dung bàn luận của P.I ?
Nhận xét, bổ sung, cho VD để hs hiểu V.đề.
? Trình bày ngắn gọn các nhiệm vụ của việc giữ gìn sự trong sáng của TV? Liên hệ bản thân?
Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Hoạt động 2
H.dẫn hs luyện tập
- Nêu BT.1 sgk
- Chia lớp thành 2 nhóm, t.chức cho hs thảo luận
Hoạt động 1
- Thảo luận nhóm và trả lời + đóng góp ý kiến.
- Những biểu hiện của sự trong sáng trong TV
- Lịch sử việc giữ gìn sự trong sáng của TV
Học sinh đọc SGK, làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời:
Hoạt động 2
- Thảo luận nhóm và trả lời + đóng góp ý kiến.
I.VỀ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:
1. Những thể hiện cơ bản về sự trong sáng của tiếng Việt:
a) Đảm bảo hệ thống chuẩn mực, gồm những qui tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, về cấu tạo văn bản, về sử dụng các BPTT…
b) Tính linh hoạt, sinh động trong thực tiễn sử dụng TV của nhân dân qua hàng nghìn năm lịch sử của DT
c) Sự tiếp thu những yếu tố ngôn ngữ nước ngoài có chọn lọc làm giàu có ng.ngữ TV
2.Lịch sử và yêu cầu hiện nay về việc giữ gìn sự trong sáng của TV:
- Là v.đề có tính truyền thống của DT.
- Càng cần được chú trọng.
II.NHIỆM VỤ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TV:
Phải biết yêu và quí trọng TV:
Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng TV
Phải biết bảo vệ TV, chống bệnh lạm dụng tiếng nước ngoài
Phải có ý thức phát triển TV
è là nhiệm vụ và việc làm thường xuyên của mọi người, nhất là hs.
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1:
Câu của PVĐ: cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ng.ngữ và tư duy. Sự giữ gìn và chuẩn hóa TV gắn bó với quá trình phát triển tư duy của con người VN trên các lĩnh vực.
Câu của X.Diệu: gắn việc giữ gìn sự trong sáng của TV với việc sử dụng TV (phải Trong và sáng)
® Xác định tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của TV
Câu 2: H.dẫn HS về nhà làm.
4. Củng cố : (2’)
- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập ở sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới:
+ Ôn kiến thức về cách làm bài ng.luận XH (Làm bài viết số 1)
+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
{{{{{
Bài viết số 1 – làm ở nhà
(Nghị luận XH)
Ngày soạn: 3/9/2008 Tuần: 2
Tiết :
Bài : 6 Làm Văn:
I. MỤCTIÊU Giúp học sinh
1. Về kiến thức: Nắm vững kiến thức, kĩ năng làm bài nghị luận XH về một tư tưởng đạo lí
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn ng.luận XH
3. Về thái độ: X.dựng nhận thức, tình cảm đúng đắn với vấn đề tư tưởng đạo lí được đề cập trong bài văn
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12,Cá kiểu bài văn ng.luận…. Soạn giáo án
- Phương án tổ chức lớp học : gợi ý, giải đáp v.đề về kĩ năng và nội dung của đề văn cho hs; yêu cầu về nhà làm bài hoàn chỉnh
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi:
3. Giảng bài mới:
- Vào bài : (2 phút)
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: RA ĐỀ BÀI
- GV đọc và ghi rõ ràng Đề Bài viết số 2 lên bảng, yêu cầu HS đọc và chép lại vào vở soạn văn.
HĐ2:
- Hướng dẫn HS xđ các yêu cầu của đề, gợi ý đề cương dàn bài.
HĐ3:
Dặn dò, nêu yêu cầu
HĐ1:
- HS chép đề đầy đủ, rõ ràng, ghi nhớ thời hạn nộp bài.
- Đọc kĩ đề. Xác định các yêu cầu cơ bản của đề.
HĐ2:
- Thử nêu định hướng giải quyết vấn đề với một số ý cơ bản.
HĐ3:
1) RA ĐỀ:
2) H.DẪN CHUNG:
Về nội dung:
Về thể loại:
3) YÊU CẦU:
Thời gian: HS nộp bài cho GV sau 1 tuần tính từ khi nhận đề.
Dung lượng:
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Đáp án:
Yêu cầu chung
Học sinh cần xác định đúng
- Kiểu văn bản nghị luận XH với nội dung luận đề:
- Biết tích hợp kiến thức hiểu biết xã hội và kinh nghiệm sống của bản thân để bàn luận v.đề
- Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, mạch lạc. Trình bày bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng sinh động, thiết thực.
Yêu cầu cụ thể
Biểu điểm:
+ Điểm 9-10: Bài viết tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể như trong đáp án. Văn viết có phong cách riêng, cô đọng, xúc tích. Ý phong phú. Trình bày rõ ràng, sáng sủa.
+ Điểm 6-7: Bài viết khá, đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của Đáp án. Có 2 -3 lỗi diễn đạt, chính tả. Tỏ ra hiểu đề, có thái độ, quan niệm tích cực. Dẫn chứng còn chưa sinh động.
+ Điểm 5: Bài viết trung bình, đáp ứng được ½ yêu cầu của Đáp án. Tỏ ra hiểu đề nhưng ý sơ sài, văn viết còn đơn điệu, khô khan. Có 4 – 6 lỗi diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 2 – 3: Bài viết yếu, đáp ứng chưa được ½ yêu cầu của Đáp án. Ý quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, bố cục lộn xộn. Trình bày luộm thuộm, chữ viết cẩu thả, nhiều lỗi các loại.
+ Điểm 0 – 1,5: Bài viết kém, chỉ viết được 1 đoạn chung chung; lạc đề; bỏ giấy trắng.
4. Củng cố : (2’)
- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà làm bài văn hoàn chỉnh theo y.cầu.
- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới:
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
{{{{{
File đính kèm:
- L12_Tuan2(NC).doc