Giáo án ngữ văn 12 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ cuả GV và HS Yêu cầu cần đạt Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: (1) Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì? (2) Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một tư tửng, đạo lý? - Vào bài mới: HĐ1: Tìm hiểu lý thuyết. - GV đọc tư liệu tham khảo (SGK – trang 75) “Chia chiếc bánh của mình cho ai” (Tạ Minh Phương, báo điện tử nguoiduongthoi.com.vn) - GV đặt câu hỏi: + Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng gì? + Anh (chị) dự định ý kiến của mình gồm những luận điểm nào? + Bài nên có những dẫn chứng minh họa gì? + Cần vận dụng những thao tác lập luận nào? - GV yêu cầu HS sử dụng các ý đã nêu để lập dàn ý hợp lý theo 3 phần: - Tất cả HS đều làm. - GV gọi 1 số HS trình bày, cả lớp xây dựng dàn ý. - GV chốt lại ý chính. - Từ kết quả phân tích văn bản “chia chiếc bánh cho mình cho ai”. - Theo anh chị, nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì? Cần đạt những yêu cầu nào khi làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? - GV tham khảo phần “ghi nhớ” SGK để trả lời. - GV yêu cầu HS đọc thuộc “ghi nhớ”. HĐ2: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. -GV nêu ra các yêu cầu thông qua câu hỏi. - HS làm bài, ghi lên bảng, HS khác bổ sung. -GV nhận xét củng cố. - GV hướng dẫn: - HS lập dàn ý, trình bày, HS khác bổ sung. - GV nhận xét, củng cố. HĐ3: Tổng kết, dặn dò Câu hỏi: Muốn làm tốt bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần phải làm gì? - GV dặn HS các công việc làm ở nhà. - Gợi ý: (1) Nghị luận về một tư tưởng đạo đức là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo lý lối sống … của con người. (2) Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chổ đúng (hay sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình thức bài phải có bố cục ba phần, cóa luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác sinh động. - Lời vào bài: Trong cuộc sống của chúng ta biết bao câu chuyện vui, cũng không ít câu chuyện buồn có biết bao người tốt, việc tốt cũng không ít những người còn mãi mê với những trò chơi vô bổ, lao vào các tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó đều làm cho chúng ta phải suy nghĩ, bày tỏ ý kiến quan điểm của minhà về vấn đề đó một cách thuyết phục, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” HĐ1: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 1. Tìm hiểu đề bài a. Đọc tư liệu tham khảo. b. Nhận xét. - Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng chia chiếc bánh thời gian của các bạn trẻ hôm nay. - Luận điểm: + Việc làm của Nguyễn Hữu Ân. + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp của thanh niên ngày nay. + Hiện tượng tiêu cực trong lối sống “lãng phí chiếc bánh thời gian và những trò chơi vô bổ” của một số ít thanh niên, học sinh. - Dẫn chứng: + Đưa ra một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự Nguyễn Hữu Ân. VD: Dạy học ở các lớp học tình thương (đối với sinh viên) giúp đỡ người tàn tật có hòan cảnh neo đơn, tham gia phong trào thanh niên tình nguyện … + Đưa ra một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh. VD: Bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bida, tham gia đua xe … - Thao tác lập luận: Cần vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận: Phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ … 2. Lập dàn ý Có thể lập dàn ý như sau: a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề nhận định chung. b. Thân bài: - Nguyễn Hữu Ân đã giành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đọan cuối. - Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên HS ngày nay. Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” tình thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa. Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình thương yêu con người của thanh niên ngày nay. - Bình luận: + Đánh giá chung về hiện tượng: Chúng ta cần thấy rằng, đa số thanh niên Vịêt Nam có ý thứac tốt với mọi việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân hậu, bao dung, không nên chỉ vì một ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lý mà đánh giá sai tòan bộ thanh niên. + Tuy nhiên, một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ” của thanh niên, HS vẫn đáng phải phê phán. Đó là họ đã để thời gian trôi đi một cách vô ích, không làm được gì cho bản thân, cho gia đình bạn bè, cho những người cần được quan tâm chia sẻ. + Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân. + Kêu gọi thanh niên, HS hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi một cách vô ích. c. Kết bài: Bày tỏ suy nghỉ riêng của người viết đối với hiện tượng trên. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội. Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết. Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận ... người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình. HĐ2: Luyện tập II. Luyện tập 1. Đọc văn bản SGK tìm hiểu văn bản qua các câu hỏi. Gợi ý: - Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng này diễn ra vào những năm đầy thế kỷ XX với hòan cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. (Học sinh tự nêu thêm ý kiến của mình). - Trong văn bản, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận … Chẳng hạn: thao tác lập luận so sánh. Tác giả so sánh thanh niên An Nam với thanh niên Trung Hoa. (GV phân tích thêm hoặc hướng dẫn HS phân tích). - Cách dùng từ giản dị không hoa mỹ, câu văn chuẩn mực gần với những phán đóan lô-gíc trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. Cách diễn đạt trong sáng, thuyết phục cao. VD: “Nhưng chúng ta … mà thôi”. 2. Lập dàn ý bài viết về hiện tượng “nghiện” Karaokê và Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Gợi ý: a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung. b. Thân bài: - Phân tích hiện tượng. - Bình luận hiện tượng. + Đánh giá chung về hiện tượng. + Phê phán các biểu hiện chưa tốt. c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình, kêu gọi mọi người tránh xa tệ nạn xã hội. HĐ3: Tổng kết, dặn dò. - Tổng kết: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần phải tìm hiểu kỹ đề bài, phân tích hiện đó để tìm ý, lập dàn ý cho bài nghị luận và sử dụng các thao tác lập luận phù hợp vói yêu cầu đề ra. Dặn dò: + HS ôn lại kiến thức bài học, đọc tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị làm bài viết số 2: Bàn về một hiện tượng đời sống (ở nhà).

File đính kèm:

  • docnghi luan ve mot hien tuong doi song.doc
Giáo án liên quan