A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1. Cũng cố, nâng cao tri thức về nghị luận văn học. Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.
2. Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến đối với văn học.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Nghị luận về một ý kiến đối với văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN ĐỐI VỚI VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Cũng cố, nâng cao tri thức về nghị luận văn học. Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.
Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến đối với văn học.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Ôn lại, cũng cố về kiến thức nghị luận văn học. Từ đó nâng cao kiến thức nghị luận về một ý kiến đối với văn học.
-Thế nào là nghị luận về một ý kiến đối với văn học?
1.Tìm hiểu khái niệm:
- Nghị luận về một ý kiến đối với văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.
- Nghị luận về một ý kiến đối với văn học là bài văn nghị luận yêu cầu người viết phải biết giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.
HĐ2: GV hướng dẫn HS đề 1, đề 2 và thực hiện các yêu cầu trong SGK. Qua đó rút ra đc cách viết bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học.
2.Cách viết bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học.
Đề 1 :(SGK)
Đề 1: GV nêu đề bài.
Bài tập 1: Tìm hiểu đề. GV lần lượt nêu các câu hỏi tìm hiểu đề trong đề 1 (SGK) để HS tìm hiểu, trả lời.
a. Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết.
HS xem gợi ý trong (SGK) để trả lời và xác định yêu cầu của đề.
-Anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ; phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ?
-Giải thích nghĩa các từ:
+ Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.
+ Chủ lưu: Dòng chính bộ phận chính.
+ Quán thông kim cổ: Thông suốt từ xưa đến nay.
-Đề này nêu lên vấn đề gì cần bình luận? Cần tham khảo những bài học nào trong CT Ngữ văn THPT?
-Yêu cầu của đề: Yêu cầu bình luận ý kiến của Giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng từ xưa đến nay trong cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là chủ lưu.
Cần tham khảo các bài: Khái quát Việt Namtừ Cách Mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, Nam Quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Tuyên Ngôn Độc Lập v.v…
-Chứng minh rằng văn học Việt Nam là văn học rất phong phú và đa dạng?
-Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
+ Chứng minh: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại, đề tài phong phú khác nhau.
- Chủ lưu của Văn học Việt Nam là văn học yêu nước, anh chị thấy nhận xét trên có đúng không? Chứng minh?
- Chủ lưu của Văn học Việt Nam là văn học yêu nước.
-Chứng minh: Quá trình dựng nước và giữ nước tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác của các nhà thơ, nhà văn.
- Văn học yêu nước Việt Nam “ quán thông kim cổ”. Hãy chứng minh?
-Văn học yêu nước đã quán thông kim cổ:
+Văn học trung đại: Văn học yêu nước thể hiện ở chiến đấu chống giặc ngoại xâm ( Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh)
Các tác phẩm:
+Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ lưu ấy càng phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò của nó.
- Nhận định của anh(chị) về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai (SGK)?
- Nhận định của Đặng Thái Mai giúp chúng ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình.
Bài tập 2: Lập dàn ý
b. Lập dàn ý
GV nêu vấn đề cho tất cả học sinh viết dàn ý ra giấy hoặc vào vở. Sau đó gọi một số HS đọc dàn ý của mình. Các HS khác góp ý.
GV chốt lại một dàn ý hợp lý.
Mở bài:
-Giới thiệu về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai.
-Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
Thân bài:
-Cuộc sống Việt Nam phong phú, đa dạng .Thơ văn VN đã phản ánh cuộc sồng phong phú đa dạng đó.
- Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh … dân tộc VN phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình. Sau cùng dân tộc VN lại phải liên tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ … Do điều kiện đặc biệt ấy chủ lưu của Văn học Việt Nam là văn học yêu nước.
Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay (“Quán thông kim cổ”)
-Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó.
+ Nam Quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo.
+Tuyên Ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên…
Kết bài:
-Trên thế giới mỗi dân tộc có số phận riêng hoàn cảnh riêng. Là người VN ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình. Đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.
-Ý kiến của GS. Đặng Thai Mai giúp ta khắc sâu những điều đó.
Đề 2:(SGK)
Cách làm giống đề 1
Đề 2:
Bài tập 1: Tìm hiểu đề GV nêu đề bài và đặt câu hỏi tìm hiểu đề.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý
-Nói sơ lược tiểu sử nhà phê bình Hoài Thanh. Ý kiến phát biểu vào năm nào, in ở đâu?
- Tiểu sử Hoài Thanh và xuất xứ ý kiến:
+ Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên sinh 1909 ở xã Nghi Trung- Nghi Lộc- Nghệ An, mất 14/3/1982 tại Hà Nội. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Nghệ Thuật VN. Viện Phó Viện văn học, chủ nhiệm tuần báo văn nghệ. Tác phẩm chính: Thi nhân VN (1941), Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Phê bình và tiểu luận (2 tập) (1960-1965), Nói chuyện thơ (1978)…
+Ý kiến trên của Hoài Thanh đc trích từ bài “Thơ Tố Hữu” viết tháng 5/1978 in tại một NXB Văn học, Hà Nội, 1982.
- Trong câu “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh” Từ nào cần được đặc biệt chú ý? Vì sao?
- Phải lưu ý từ “chính”
Vì: còn có những nguyên nhân khác góp phần làm nên sự thành công của thơ Tố Hữu như: năng khiếu, truyền thống gia đình và quê hương, sự tu dưỡng nghệ thuật. Nhưng cái chính là “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng”.
- Nếu nói thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân thành công của thơ thì có đúng không? Vì sao?
- Không đúng.
Vì: Ở đây Hoài Thanh chỉ nói cụ thể vào trường hợp thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu chứ không nói đến lí do thành công của mọi nhà thơ.
- Đặc điểm nội dung thơ Tố Hữu là gì? Vì sao cần hiểu đặc điểm nội dung thơ Tố Hữu mới hiểu đúng ý của Hoài Thanh?
- Đặc điểm nội dung thơ Tố Hữu là: Thơ trữ tình chính trị.
Vì: Nếu không chú ý đến điều này có thể sẽ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc khiên cưỡng không phù hợp với thực tiễn văn học.
-Ý kiến của Hoài Thanh về thơ tố Hữu có phù hợp với thực tế văn học không? Có đúng với lý luận thơ ca không?
- Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, ý kiến ấy cũng đúng về lý luận thơ ca.
Bài tập 2: Lập dàn ý
b. Lập dàn ý
GV nêu vấn đề cho tất cả học sinh viết dàn ý ra giấy hoặc vào vở.
Mở bài:
-Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ)
- Gọi một số HS đọc dàn ý của mình. Các HS khác góp ý.
-Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
-GV chốt lại một dàn ý hợp lý
Thân bài :
-Nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu có nhiều (năng khiếu, truyền thống gia đình và quê hương, sự tu dưỡng nghệ thuật…) Nhưng “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.
- Chứng minh : Có toàn tâm toàn ý với cách mạng mới luôn suy nghĩ,trăn trở, lo toan mới đau khổ và sướng vui tren những chặng đường lịch sử của Đất nước. Tâm tư tình cảcm chân thành sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người – nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.
Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh sự thành công của thơ Tố Hữu như: Việt bắc, Từ ấy, Gió lộng.
- Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác ( thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…)với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.
Kết bài:
Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng táccủa Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.
HĐ3: Ghi nhớ
GV dựa vào các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS tổng kết cách làm bài.
3. Ghi nhớ:(SGK)
HĐ4: Luyện tập
4. Luyện tập
Đề bài: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS làm dàn ý.
- HS về nhà viết bài dựa trên cơ sở dàn ý đã lập.
a.Mở bài
- Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
- Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.
b.Thân bài
- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
- Tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nghĩa là:
+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.
+ Bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
Bình luận:
- Thạch Lam rất tự hàovề vũ khí văn học của mình.
+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.
+Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.
- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.
+ Xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ của văn chương.
+Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).
+ Đầy niềm tin ở khả năg của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.
c.Kết luận:
- Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện đại của ý kiến ấy.
Bài viết tham khảo
File đính kèm:
- nghi luan ve mot y kien ban ve van hoc(1).doc