I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ về ngôn ngữ báo chí: phân biệt theo phương tiện, theo định kỳ xuất bản, theo lĩnh vực
- Ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng; đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện một số thể loại chủ yếu; nhận biết và phân tích biểu hiện về ba đặc trưng.
- Phân tích đặc điểm; bước đầu viết được tin ngắn, một thông báo
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Phong cách ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 45
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ về ngôn ngữ báo chí: phân biệt theo phương tiện, theo định kỳ xuất bản, theo lĩnh vực…
- Ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng; đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện một số thể loại chủ yếu; nhận biết và phân tích biểu hiện về ba đặc trưng.
- Phân tích đặc điểm; bước đầu viết được tin ngắn, một thông báo…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS:quan sát một tờ báo (Tuổi trẻ, Thanh niên...) ở các mục bàn tin, phóng sự, tiểu phẩm.
- HS:tìm hiểu mục I, quan sát bản tin ở SGK, ->trả lời các câu hỏi:
->Đặc điểm của một bản tin?
->Đặc điểm của một phóng sự?
->Đặc điểm của một tiểu phẩm?
+ HS: trao đổi, trả lời.
+ GV: chốt lại các vấn đề.
HĐ2
+ HS tìm hiểu mục I. 2 ở SGK và trả lời các câu hỏi:
->Các thể loại báo chí?
->Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại?
->Chức năng chung của ngôn ngữ báp chí?
+ HS: trao đổi và trả lời.
+ GV: định hướng và chốt lại vấn đề.
HĐ3
- GV: hướng dẫn ghi nhớ.
- HS: tự làm bài tập trong SGK.
* Báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ tư, sau lập pháp, tư pháp và hành pháp.
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.
a. Bản tin
Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.
b. Phóng sự
Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề.
c. Tiểu phẩm
Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
a. BC có nhiều thể loại.
Tồn tại ở hai dạng chính: nói và viết. Ngoài ra còn có báo hình.
b. Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ (bản tin: chuẩn xác, gợi hình gợi cảm; tiểu phẩm: tự do, đa nghĩa, hài hước, dí dỏm; quảng cáo: ngoa dụ, hấp dẫn, có hình ảnh…)
c. Ngôn ngữ BC là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quôc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy XH phát triển.
4. Hướng dẫn tự học:
- Khi nghe đài hoặc xem tivi, chú ý mục tin tức thời sự và nhận định đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở mục đó;
- Liên hệ đến các bài làm văn thuộc thể loại bản tin, quảng cáo, phỏng vấn để tích hợp kiến thức và kĩ năng.
Tiết 46
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình trong bài viết.
2. Kỹ năng:
Tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình.
3.Thái độ:
Tăng thêm lòng yêu thích học văn và làm văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Đọc đề bài và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS xác định nội dung, thể loại, phạm vi.
*HS hoạt đọng nhóm.
- N1 : Lập ý cho mở bài
- N2,3 : Lập ý cho thân bài
- N4: Lập ý cho kết bài
-> Đại diện trình bày.
*GV: Nhận xét cho mỗi phần
HĐ2
- GV phát bài cho HS.
- HS hoạt động tìm lỗi cơ bản của nhóm.
+Đọc trong phiếu tổng hợp của nhóm.
+ Nêu những mặt làm được của học sinh
- HS xem bảng thống kê để thấy được những ưu và hạn chế của lớp mình
- GV yêu cầu đọc đoạn văn hay.
* GV chỉ ra nguyên nhân và hướng khắc phục cho bài viết tới. Đọc một bài văn hay để tuyên dương trước lớp.
I. ĐỀ BÀI
(Kèm đề)
1.Tìm hiểu đề:
- Nội dung
- Thể loại
- Phạm vi
2. Nôi dung chính hướng dẫn chấm:
(Kèm hướng dẫn chấm)
II. NHẬN XÉT CHUNG
1. Ưu điểm:
(Đọc ý, bài…)
2. Hạn chế :
- Sa vào nêu tiểu sử tác giả
- Diễn thơ thành văn xuôi
- Yếu tố nghệ thuật còn yếu.
- Dùng từ, hành văn
*Thống kê:
Lớp
G
KH
TB
Y
Kém
11A
11B
4. Hướng dẫn tự học:
- Phải có ý thức sửa những lỗi mình mắc phải ở bài viết này.
- Có ý thức rút kinh nghiệm từ cả bài thi giữa học kì để có kết quả thi cuối kì tốt hơn
- Hướng dẫn soạn: Một số thể loại thơ, truyện.
Tiết 47, 48
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN...
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình.
- Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các đặc trưng thể loại thơ, truyện.
- Phân tích, bình giá các tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…
- Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…
- Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch…
- Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào?
- HS trả lời và tổng hợp.
- GV: Em có thích đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao?
+ HS: trả lời.
+ GV: định hướng cho HS biết cách đọc một bài thơ theo SGK có giảng giải, nêu ví dụ.
HĐ2
- GV: Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào?
+ HS:trả lời, GV giảng giải, khẳng định.
- GV: Truyện thường có những đặc trưng gì? Người ta phân loại truyện ra sao?
+ HS nêu đặc trưng, cách phân loại.
+ GV củng cố, khẳng định kiến thức.
- GV: Ngoài những yêu cầu như đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giả…
+ HS trao đổi, trả lời.
+ GV định hướng.
- Đọc truyện cần đạt những yểu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ.
*GV hướng dẫn HS: đọc ghi nhớ sgk.
* Về làm phần luyện tập 1,2 trang 136.
I. THƠ
1. Khái lược về thơ:
a. Khái niệm:
b. Đặc trưng:
- Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết.
- Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt.
c. Phân loại:
- Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
- Theo cách thức tổ chức: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
2. Yêu cầu về đọc thơ:
- Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh.
- Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
II. TRUYỆN
1. Khái lược về truyện:
a. Khái niệm:
Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó.
b. Đặc trưng của truyện:
- Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó.
- Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối các chi tiết , làm nên cốt truyện.
- Dùng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau.
- Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
c. Phân loại truyện:
Truyện dân gian, ruyện trung đại, truyện hiện đại, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa,….
2. Yêu cầu về đọc truyện:
- Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện. Phân tích diễn. biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể.
- Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện. Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. Đánh giá toàn bộ tác phẩm.
4. Hướng dẫn tự học:
- Nắm vững đặc trưng thể loại thơ, truyện.
- Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu đọc thơ, truyện.
Duyệt tuần 12 - 29/10/2011
P.HT
- Soạn Chí Phèo của Nam Cao.
File đính kèm:
- GA 11 2012T2.doc