Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 10 đọc văn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng )

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Về kiến thức:

Giúp HS tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đúng là một vì sao” càng nhìn càng thấy sáng”

- Phân tích, lí giải để nhận thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn không chỉ bằng các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh mà còn bằng nhiệt huyết của một con người gắn bó với Tổ Quốc, nhân dân.

2. Về kĩ năng:

- RLKN PT văn nghị luận, các luận điểm, luận cứ.

- Tích hợp giáo dục KNS: Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

3. Về thái độ:

- GDHS biết kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thơi đại của mình.

- Tự nhận thức về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bây giờ và đối với ngày nay, từ đó thêm yêu quý, trân trọng con người và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, Thiết kế bài dạy.

2. Trò: SGK, soạn bài theo câu hỏi sgk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Ổn định tổ chức lớp. (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Kiểm tra vở soạn .

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 10 đọc văn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /9/2012 Ngày giảng:12A: /9/2012 12G: /9/2012 Tiết 10 : Đọc văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU , NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng ) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Về kiến thức: Giúp HS tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đúng là một vì sao” càng nhìn càng thấy sáng” - Phân tích, lí giải để nhận thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn không chỉ bằng các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh mà còn bằng nhiệt huyết của một con người gắn bó với Tổ Quốc, nhân dân. 2. Về kĩ năng: - RLKN PT văn nghị luận, các luận điểm, luận cứ. - Tích hợp giáo dục KNS: Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. 3. Về thái độ: - GDHS biết kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thơi đại của mình. - Tự nhận thức về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bây giờ và đối với ngày nay, từ đó thêm yêu quý, trân trọng con người và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, Thiết kế bài dạy. 2. Trò: SGK, soạn bài theo câu hỏi sgk. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Ổn định tổ chức lớp. (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra vở soạn . 2. Bài mới: * Lời vào bài (1’) Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. *ND bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ?Gọi hs đọc tiểu dẫn ?Nêu những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng? GV: Ông tham gia cách mạng từ 1925 +Gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đồng chí hội 1926 +1927 về nước hoạt động +1929 bị bắt và đày ra Côn Đảo đến 1936. Ra tù tiếp tục hoạt động + Tham gia chính phủ lâm thời 1945. Sau đó giữ chức vụ: Bộ trưởng ngoại giao 1954; Phó thủ tướng, thủ tướng chính phủ từ 1955 – 1981; chủ tịch hội đồng Bộ trưởng từ 1981 – 1987; Đại biểu quốc hội từ khoá I đến khoá VII Phạm Văn Đồng không phải là người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học. Sự nghiệp chính mà ông theo đuổi suốt đời mình là sự nghiệp làm cách mạng, và trong các lĩnh vực chính trị ngoại giao ? Nêu những hiểu biết của em về thể văn nghị luận? ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Năm 1963 tình hình ở miền Nam có những biến động lớn. Sau chiến thắng Đồng Khởi ở toàn miền lực lượng giải phóng đang trưởng thành lớn mạnh giáng những đòn quyết liệt. Phong trào thi đua ấp Bắc giết giặc lập công được phát động ở khắp nơi. Ở các thành thị học sinh, sinh viên kết hợp với nông dân các vùng lân cận xuống đường đấu tranh. Tình hình đó buộc Mĩ - Nguỵ thay đổi chiến thuật, chiến lược chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Phạm văn Đồng đã viết tác phẩm này trong hoàn cảnh đó GV: Bài văn được chia thành 3 phần chính, được ngăn cách bằng các dấu * Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết tác phẩm Lục Vân Tiên trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau. Tác phẩm Lục Vân Tiên được xác định là “ Một tác phẩm lớn” nhưng phần viết về cuốn truyện thơ lại không kĩ bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm. Tích hợp GDKNS: Gv hướng dẫn hs phân tích, tìm hiểu những giá trị về cuộc đời và sự nghiệp của NĐC thêo hướng một bài văn nghị luận. ?Em hãy xác định câu văn nêu vấn đề của bài viết? HS xác định câu mở đầu: “ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu ….. nhất là trong lúc này” ? Hiểu “ Lúc này” là thời điểm nào? Liên hệ với những hiểu biết về lịch sử dân tộc ta vào thời điểm đó để giải thích? Lúc này: phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ những năm 60 đang phát triển rộng khắp. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị ntn ? Theo tác giả Phạm văn Đồng, những lí do nào làm “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sang tỏ hơn trên bầu trời văn nghệ của dân tộc? I/ Tìm hiểu chung 10’ 1/ Tác giả -Phạm Văn Đồng ( 1906-2000) -Quê: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. -Ông vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ thuật. Những tác phẩm đó ômg viết ra bởi: + Đó là một cách thức để phục vụ cách mạng của ông. +Văn học nghệ thuật là lĩnh vực được ông quan tâm, am hiểu và yêu thích. Điều quan trọng là ông có vốn sống, tầm nhìn và nhân cách đủ để có thể đưa ra những ý kiến đúng đắn, mới mẻ, thấm thía và lớn lao về những hiện tượng huặc vấn đề văn nghệ mà ông đề cập tới. => Phạm Văn Đồng nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, nhà văn hoá lớn, người đồng chí thân thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh. 2/ Văn bản a) Đặc trưng của văn nghị luận -Văn nghị luận nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống -Sử dụng lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn giàu sức thuyết phục. b) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác -Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888) đăng trên tạp chí văn học tháng 7/1963 -Cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt. Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam sôi nổi và rộng khắp => tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽ . c) Bố cục - Đặt vấn đề: “Từ đầu đến cách đây một trăm năm” Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. - Giải quyết vấn đề: Tiếp => “Văn hay của Lục Vân Tiên” + Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước + Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương phản chiếu phong trào chống Thực Dân Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ + Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam - Kết bài: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương sáng của mọi thời đại. II/ Đọc hiểu 23’ 1/ Đặt vấn đề. - Vấn đề: “Nguyễn Đình Chiểu cần phải đuợc nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa” - “Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu như vì sao có ánh sáng khác thường. Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng” - Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu => Bằng so sánh liên tưởng -> đặt vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí -Hai lý do khiến ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc: +Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá lệch về nội dung và nghệ thuật. +Còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. GV: “ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta” GV: Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ luôn hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Với Nguyễn Đình Chiểu cầm bút viết văn là một thiên chức. Ông khinh miệt những kẻ lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa: Tác giả không viết về tiểu sử, không nói về tác phẩm mà chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu -> Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt Gv: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. GV: Đặc biệt người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu quốc: Hỡi ôi! Súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ Muời năm công vỡ ruộng chưa ắt còn danh nổi tợ phao Phạm Văn Đồng đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của lịch sử lúc bấy giờ bởi một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của ông phản ánh một cách trung thành những đặc điểm, bản chất của một giai đọan lịch sử trọng đại đôí với đất nước với nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng vì thơ văn của ông “làm sống dậy phong trào kháng Pháp bền bỉ của nhân dân Nam bộ.”. Đó là một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh một thời đại như thế nên phải là lời ngợi ca những người chiến sĩ dũng cảm, than khóc cho những anh hùng thất thế. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao vì nó có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống xâm lăng, làm cho lòng người rung động trước những con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một đóng góp lớn + Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang + Lần đầu tiên, người nông dân di vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm. => Phạm Văn Đồng khẳng định: giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời ngợi ca, trân trọng tài năng, bầu nhiệt huyết, cảm xúc chân thành của một “Tâm hồn trung nghĩa” ó vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết GV: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, Tiểu Đồng là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa khinh tài, mặc dầu khổ cực gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn. Họ đấu tranh chống mọi giả dối bất công và họ đã chiến thắng. Kết bài: Tác giả đã đưa ra những bài học nào từ cuộc đời và thơ văn của NĐC? nhận xét về cách kết bài Nêu những nhận xét, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ? ? Qua bµi cÇn n¾m v÷ng nh÷ng ND nµo. ? Qua bµi nªu nh÷ng ®iÓm ®Æc s¾c trong quan niÖm vÒ v¨n ch­¬ng vµ trong nghÖ thuËt nghÞ luËn cña PV§ 2/ Giải quyết vấn đê a)Luận điểm 1: Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. - Ông sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng. -Sống giữa lúc nhà Nguyễn lâm nguy, triều đình nhà Nguyễn cam tâm bán nước ta, khắp nới nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương. - Bị mù cả hai mắt, Nguyễn Đình Chiểu viết thơ văn phục vụ cuộc chiến đấu của đống bào Nam Bộ ngay từ những ngày đầu. - Thơ văn còn ghi lại tâm hồn trong sang và cao quý của Nguyễn Đình Chiểu, Ghi lại lịch sử của thời khổ nhục nhưng vĩ đại . -Cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. b) Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu -Tái hiện lại một thời đau thương, khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. - Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước và than khóc cho những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. -Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp như bài Xúc cảnh. c) Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam -Ca gợi chính nghĩa, ca gợi những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca gợi những người trung nghĩa. -Lục Vân Tiên là “một truyện kể, chuyện nói”, lời văn “nôm na” dễ hiểu, dễ nhớ, truyền bá rộng rãi trong dân gian. - Tác giả bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm Lục Vân Tiên do hoàn cảnh thực tế: Bị mù, nhờ người viết nên tam sao thất bản 3) Kết thúc vấn đề - Khẳng định, ngợi ca, tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu - Bài học về mối quan hệ giữa văn học- nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng => Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc. III/ Tổng kết 3’ 1/ Giá trị nội dung: Mới mẻ, sâu sắc, xúc động 2/ Giá trị nghệ thuật - Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ - Sử dụng nhiều thao tác lập luận - Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi ca, giọng điệu hùng hồn * Củng cố và luyÖn tËp: (3’) - Học thuộc lßng phần ghi nhớ SGK / 54 * Bµi tËp: - TÝnh ch©n thËt: - TÝnh ®óng ®¾n: - Søc thuyÕt phôc: III. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (1’) 1. Bài cũ: - Học nắm vững ND, NT - Làm BT ở phần luyện tập 2. Bài mới: - Soạn Nghị luận về một hiện tượng, đời sống - Tiết sau học làm văn.

File đính kèm:

  • docTiet 1012cb chuan.doc