I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận
- Học tập các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận về một vấn đề văn học
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
a. Phạm Văn Đồng đã trình bày các luận điểm, luận cứ nào khi nói về ngôi sao văn học Nguyễn Đình Chiểu?
b. Em học văn bản này nhằm mục đích gì?
Yêu cầu:
* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Luận cứ 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
- Luận cứ 2: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
* Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
+ Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại các phong trào yêu nước của nhân dân
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7523 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 11- Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ – n, đình thi đô-xtôi-ép-xki – x.xvai-gơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11- Đọc thêm
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ – N. Đình Thi
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI – X.Xvai-Gơ
Ngày soạn : ..../8/2010
Ngày giảng: ..../8/2010 – Lớp 12 A1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận
- Học tập các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận về một vấn đề văn học
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
a. Phạm Văn Đồng đã trình bày các luận điểm, luận cứ nào khi nói về ngôi sao văn học Nguyễn Đình Chiểu?
b. Em học văn bản này nhằm mục đích gì?
Yêu cầu:
* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Luận cứ 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
- Luận cứ 2: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
* Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
+ Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại các phong trào yêu nước của nhân dân
à Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phát sinh và phát triển trong nguồn mạch
+ Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu lịch sử: ngợi ca và khóc thương cho những anh hùng thất thế
à Phần lớn là những bài văn tế
- Luận cứ 2: Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
* Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
- Luận cứ 1: Giá trị nội dung:
- Luận cứ 2: Giá trị nghệ thuật:
- Hạn chế:
à Khẳng định và nâng cao: Lục Vân Tiên có giá trị không chỉ ở nội dung mà còn ở “văn hay” của nó.
Mục đích học văn bản này:
- Những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
- Những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay, đề càng thênm yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ lớn
2. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ
- GV: Lưu ý học sinh về thời điểm ra đời của tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ:
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã sang năm thứ 3 và thu được những thắng lợi quan trọng, trong đó có sự góp phần tích cực của văn nghệ của thơ ca. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn nữa, thơ ca phải được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc 9/1949, có khá nhiều ý kiến phê phán thơ NĐT khó hiểu, trúc trắc, không có vần điệu, không bám sát đặc trưng của thơ, xa rời quần chúng…. Với “mấy ý nghĩ về thơ” NĐT đã thể hiện đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói riêng. Qua đó vừa đáp ứng được yêu cầu thơ ca phục vụ kháng chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca.
- Bài viết theo phong cách chính luận –trữ tình.
- GV: Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ: Thơ là biểu hiện của tâm hồn con người như thế nào?
- GV: Theo NĐT thơ có những đặc trưng nào?
- GV: Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Ñoâ-xtoâi-ep-ki
- GV: Lưu ý học sinh:
+ Văn bản trích trong cuốn 3 bậc thầy: Đô-xtôi-ép-ki – Ban-dắc –Đích-ken.
+ Thể loại: Chân dung văn học.
+ Về đặc tính của thể loại: tiêu biểu cho sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong lối viết của truyện danh nhân. Dựa trên cuộc đời thực của nhà văn, nhưng có phần tiểu thuyết hóa, nên chân dung văn học không trùng khít với tiểu sử nhà văn.
+ Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: tiểu sử - tiểu thuyết – phê bình văn học.
- GV: Đô-xtôi-ép-ki qua nét vẽ của X. Vai gơ là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận?
- GV: Tìm dẫn chứng về số phận bị vùi dập và sức lao động phi thường của Đô-xtôi-ép-xki ?
- GV: Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki?
- GV: Từ câu “Cuối cùng …” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, X.Vaigơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đôx-xtôi-ép-xki?
- GV: Việc X.Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
I. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ:
1. Thơ là biểu hiện tâm hồn con người.
- Ông đưa ra câu hỏi:
“Đầu mối của thơ…..người chăng?”
à Câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định.
- Khi nào mới có thơ: phải “rung động thơ” sau đó mới “làm thơ”.
- Rung động thơ có được khi: tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ.
- Còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói. Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”
2. Những đặc trưng của thơ:
- Ngôn ngữ:
Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, NĐT khẳng định:
“Cái kì diệu…là của tâm hồn”
- Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong nhịp điệu của tâm hồn, NĐT quan niệm:
“ không có vấn đề thơ tự do……ngày nay”
à Các vấn đề tác giả đặt ra, các luận điểm xung quanh vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca ngày nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.
II. ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI:
1. Hai nét nổi bật mà X.Vai gơ nhằm khắc hoạ chân dung Đô-xtôi-ép-xki là: một tích cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái:
- Sống ở nước ngoài, thân thể yếu đuối bệnh tật >< một con người có trái tim vĩ đại, tình yêu Tổ quốc mãnh liệt.
- Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động
à sức hấp dẫn ở tính cách và số phận đầy ngang trái của Đô-xtôi-ép-xki
+ Viết những tác phẩm đồ sộ trong khi “vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ”, chủ nhà không được trả nợ “đe doạ gọi cảnh sát”
+ Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông “năm mươi tuổi nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”
2. Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki:
- Trong nội bộ một câu, giữa hai vế, hai từ: “Nước Nga … tuyệt vọng của ông”, “lao động là … thống khổ của ông”
- Trong từng đoạn: “Suốt đêm ông làm việc … của chúng ta”
à Hai hình ảnh trái ngược: sự dằn vặt của cuộc sống hàng ngày >< những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần phong phú
3. Từ câu “Cuối cùng …” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ tập trung khắc hoạ sứ mạng, tầm vóc của thiên tài:
- So sánh: “Thắng lợi … vĩnh hằng”, “Trong niềm … như sất sét”
- Ẩn dụ: “Khi quả … rụng xuống”, “thành phố ngàn tháp chuông”
à Hình ảnh so sánh, ẩn dụ thuộc lĩnh vực tôn giáo, siêu nhiên nhằm mục đích: từ chỗ miêu tả Đôx-xtôi-ép-xki như một người khốn khổ đã trở thành một vị thánh, một con người siêu phàm.
4. X. Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương:
Nhằm làm nổi bật vai trò của Đôx-xtôi-ép-xki đối với dân tộc và thời đại của ông.
- Ông là biểu tượng cho nỗi khổ của người dân Nga dưới ách thống trị của Nga hoàng.
- Ông trở về nước Nga như “báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự tổng hoà giải của nước Nga”
- Cái chết của ông làm cho “tất cả các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục”
- Cách mạng nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông “Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát”
V. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
1. Hướng dẫn học bài:
- Đặc trưng cơ bản của thơ
- Đặc trưng cơ bản của thể loại chân dung văn học
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Câu hỏi:
- Các thao tác chính của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
- Các đề tài thường gặp về bài nghị luận một hiện tượng đời sống là gì?
File đính kèm:
- T 11- Doc them may y nghi ve tho.doc