Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút- chính luận

- Nắm được nét đặc sắc của bài tuỳ bút - chính luận này : kết hợp chính luận và trữ tình

1. Kiến thức:

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh , phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

- Nét chính về nghệ thuật của văn bản

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một vb chính luận giàu chất trữ tình: Giọng đọc vừa rắn rỏi , dứt khoát, vừa mềm mại.dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.

-Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Đọc hiểu vb tùy bút có yếu tố niêu tả kết hợp biểu cảm.

-Trình bày được suy nghĩ tình cảm của bản than về đất nước mình.

 

docx5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111: LÒNG YÊU NƯỚC ( Ê-Ren-Bua) A. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút- chính luận - Nắm được nét đặc sắc của bài tuỳ bút - chính luận này : kết hợp chính luận và trữ tình 1. Kiến thức: - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh , phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. - Nét chính về nghệ thuật của văn bản 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một vb chính luận giàu chất trữ tình: Giọng đọc vừa rắn rỏi , dứt khoát, vừa mềm mại.dịu dàng, tràn ngập cảm xúc. -Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Đọc hiểu vb tùy bút có yếu tố niêu tả kết hợp biểu cảm. -Trình bày được suy nghĩ tình cảm của bản than về đất nước mình. 3.Thái độ: -Thể hiện tình yêu quê hương đất nước: yêu nhà ,yêu làng xóm, yêu tất cả những gì gần gũi , thân thương nhất. Trở nên long yêu tổ quốc. B. Tài liệu-thiết bị dạy học: - SGK,SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 6 - Bảng phụ C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ : Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài: Bác Hồ đã từng nói : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Và đó cũng là truyền thống quý báu của nhiếu dân tộc , quốc gia trên thế giới. Để cảm nhận được tinh thần yêu nước sâu sắc của những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1.Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích I. Đọc- hiểu chú thich - Gọi HS đọc chú thích   - Hỏi : Nêu một vài nét về tác giả ? 1.Tác giả: - I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là nhà văn nổi tiếng , nhà bão lỗi lạc của Liên Xô.   2. Tác phẩm: -Hỏi: Hãy nêu xuất xứ của bài văn “ lòng yêu nước” ? -Bài văn “ Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “ Thử lửa” của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua vào cuối tháng 6 năm 1942 – thời kỳ Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945) -GV đọc mẫu và hưỡng dẫn HS đọc bài văn với giọng trữ tình vừa tha thiết , vừa sôi nổi     3.Đại ý VB và bố cục: - Hỏi: Nêu đại ý của bài văn? .và tìm bố cục? - Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước    - Bố cục 2 phần :   + Phần 1 từ đầu -> “ lòng yêu nước” : Ngọn nguồn của lòng yêu nước   + Phần 2 đoạn còn lại“ có thể nào…” : Sức mạnh của lòng yêu nước.   II. Hiểu văn bản: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ? 1.     Ngọn nguồn của lòng yêu nước:  -gọi học sinh đọc phần 1   -Hỏi: Mở đầu tác phẩm ,tác giả khái quát về lòng yêu nước qua câu văn nào? - Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất -Hỏi: Theo em, tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu là lòng yêu những vật tần thường nhất? -Vì những vật tầm thường đó là biểu hiện của sự sống được con người tạo ra, chúng đem lại niều vui, hạnh phúc cho con người. -Hỏi: vậy trong tác phẩm những vật tầm thường đó là những vật gì? -Cái cây ở trước nhà, các phố nhỏ, vị thơn chua mát của trái lê,múi cỏ thảo nguyên,hơi rượu mạnh. -Hỏi: Hoàn cảnh nào khiến cho người dân XôViết cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc đó của quê hương? - Chiến tranh khiến cho mỗi người dân XôViết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. -Hỏi: Hãy tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp riêng của từng vùng miền trên đất nước XôViết? -Vẻ đẹp của quê hương: + Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên song Vi-na. + Miền Xu-cô-nô than cây mọc là mặt nước,đêm trăng sang hồng,… + Người xứ Uc-rai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự,cái bằng lặng của trưa hè,… + Người xứ Gru-đi-a ca tụng khí trời của núi cao, tảng đá sang rực,dòng suối óng bạc. + Người ở Lê-nin-grát nhớ dòng song Nê-va, nhớ tượng đồng chiến mã,.. + Người Mát-Xcơ-va nhớ phố cũ, đại lộ, điện Krem-li -Hỏi: Nêu nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó? -> Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ vẻ đẹp riêng và tất cả đều thắm đượn tình cảm yêu mến , tự hào của dân XôViết -Hỏi: Từ sự phân tích các dẫn chứng trên tác giả đã khái quát nên một chân lí như thế nào về lòng yêu nước ? =>Khái quát từ cụ thể đến trừu tượng, từ cái bộ phận đến các toàn thể: Lòng yêu nhà , yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc ( một chân lí sâu sắc về lòng yêu nước) -Gọi học sinh đọc phần còn lại. 2. Sức mạnh của lòng yêu nước. -Hỏi: Lòng yêu nước bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao trong hoàn cảnh nào? -Thể hiện trong thử thách chiến tranh, trong nguy cơ mất nước . Vì trong cuộc chiến chống ngoại xâm số phận mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc, nên nó được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt -Hỏi: Tại sao khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến tổ quốc chúng ta mới hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến đường nào? -Lòng yêu nước gắn chặt cá nhân với tổ quốc, gắn mỗi con người vào cộng đồng. “nước mất thì nhà tan” tổ quốc lân nguy thì cũng là chung ta lâm nguy.Lòng yêu nước được đo bằng chính sự sống và các chết.. ? Trong hoàn cảnh hiện nay lòng yêu nước thể hiện ở khía cạnh nào? -Nỗ lực học tập tốt, đoàn kết , yêu thương mọi người, bảo vệ môi trường… -Hỏi: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua những câu thơ văn nào?     III. Tổng kết:   1.     Nội dung:   Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi , thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc.Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền đạt.   2.     Nghệ thuật: Hoạt động 3: Tổng kết bài - Kết hợp sự miêu tả tinh tế chọn lọc ,những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết,sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.   - Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước rất logic va chặt chẽ. - Gọi hs đọc ghi nhớ (sgk-109) * Ghi nhớ (sgk - 109) D. Củng cố - Dặn dò - Hỏi: nêu vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương ( địa phương đang sống) em? - HS đọc kĩ bài văn - học thuộc lòng : Dòng suối đổ vào sông,… “mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” . - Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là.

File đính kèm:

  • docxlong yeu nuoc ngu van 6.docx