Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 12 Chiều tối tác giả Hồ Chí Minh

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS cảm nhận được bài thơ ở những phương diện sau:

- Nét đặc sắc của bút pháp cổ điển trong bài thơ.

- Tinh thần hiện đại: cái nhìn hướng về cuộc sống, tương lai, ánh sáng, phong thái lạc quan của nhà cách mạng lớn, nhà thơ lớn.

- Vẻ đẹp tâm hồn HCM.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc - hiểu.

- Cảm thụ.

- Phân tích - mở rộng.

C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:

* Bài cũ: - Nêu hoàn cảnh sáng tác, từ đó xác định mục đích sáng tác của "Vi hành".

- Những thành công về mặt NT của truyện ngắn "Vi hành".

* Bài mới:

I. Giới thiệu chung:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 12 Chiều tối tác giả Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn: Tiết: 12 Chiều tối Hồ Chí Minh a. Mục đích yêu cầu: Giúp HS cảm nhận được bài thơ ở những phương diện sau: - Nét đặc sắc của bút pháp cổ điển trong bài thơ. - Tinh thần hiện đại: cái nhìn hướng về cuộc sống, tương lai, ánh sáng, phong thái lạc quan của nhà cách mạng lớn, nhà thơ lớn. - Vẻ đẹp tâm hồn HCM. B. phương pháp: - Đọc - hiểu. - Cảm thụ. - Phân tích - mở rộng. c. Kế hoạch bài dạy: * Bài cũ: - Nêu hoàn cảnh sáng tác, từ đó xác định mục đích sáng tác của "Vi hành". - Những thành công về mặt NT của truyện ngắn "Vi hành". * Bài mới: I. Giới thiệu chung: - Đọc tiểu dẫn. - Em hãy phát biểu đôi nét về xuất xứ bài thơ? - Bài thơ nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù". - Bài thơ thể hiện tâm hồn cao đẹp của HCM. II. Phân tích: ` 1. Hai câu đầu: - Khung cảnh chiều tối được gợi lên từ những chi tiết nào? - Hình ảnh cánh chim chiều đã xuất hiện trong những tứ thơ cổ nào? "Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn" Lý Bạch Dẫn: Tuy nhiên, nếu là ở một tứ thơ cổ điển, sẽ mở ra một tâm trạng cô đơn, buồn bả. Thế nhưng hai câu tiếp bài thơ lại là những hình ảnh mới mẻ, độc đáo. - Khung cảnh chiều tối được gợi lên từ 2 chi tiết: + Chim mỏi về rừng + Chòm mây lẻ trôi chậm đ Sự vận động chậm, uể oải - gợi lên một không gian buồn, đìu hiu, vắng lặng. đ Cảnh ấy có sự tương đồng với nhân vật trữ tình: cô đơn, mệt mỏi trên con đường đày ải. - Hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: Chim hôm thoi thóp về rừng Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành. (Truyện Kiều) Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Đặm liễu sương sa khách bước dồn (Chiều hôm nhớ nhà). đ màu sắc cổ điểm của bài thơ: điểm xuyết, lấy động tả tĩnh đ tạo dựng được h/ả một buổi chiều ở miền sơn cước thoáng đãng, mênh mong, êm ả. 2. Hai câu cuối: - Hình ảnh trung tâm trong hai câu thơ cuối là gì? - Hình ảnh cô gái xóm núi cho ta cảm nhận gì? - Phân tích h/ả lò than rực hồng ở cuối bài thơ? - Nhận xét sự vận động của tứ thơ? Cảnh chiều chuyển sang tối được miêu tả với 2 hình ảnh: - Cô gái xay ngô: + Tâm điểm của bức tranh là con người trong tư thế lao động đầy khoẻ khoắn. + ma bao túc - bao túc ma hoàn đ lặp theo cấu trúc vòng tròn đ diễn tả những vòng quay đều đặn của cối xay ngô đ diễn tả vòng quay của sự sống đ cái nhìn vận động. đ h/ả đầy sức sống, làm cho bức tranh sống động hẳn lên. đ Phải gắn bó tha thiết với người lao động thì những âm thanh bình thường của đời thường mới đi vào thơ tự nhiên đến vậy. - Lò than rực hồng: + Sự vận động của thời gian từ chiều đến tối. + Miêu tả bóng tối bằng một thứ ánh sáng mạnh, rực rỡ đ xua tan bóng tối, xoá đi sự mệt mỏi. đ không dùng chữ tối mà diễn tả được trời tối, đó là chi tiết nghệ thuật tài tình của nhà thơ. Thực ra, cái lò ấy không phải đến lúc đó mới sáng lên. Nó vốn đã đỏ lên rồi, nhưng nay vì trời tối hẳn nên nó lại càng sáng hơn. Dùng sáng để nói cái tối, đó là nghệ thuật, không bố trí sắp đặt mà rất tự nhiên. + Chữ "hồng" cuối bài: điểm hội tụ, kết tinh đ toả sáng toàn bài, là h/ả của sự sống, niềm vui lao động. ị Sự vận động của tứ thơ: Từ vắng lặng đìu hiu đến sống động, từ lạnh lẽo đến ấm áp đ Sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của HCM: luôn hướng đến sự sống và ánh sáng. ị Vẻ đẹp tâm hồn HCM. * Củng cố: - Hình ảnh cánh chim chiều: cái nhìn vừa cổ điển, vừa hiện đại. - Tấm lòng và tài năng của nhà thơ. * Dặn dò: - Học thuộc lòng bản dịch thơ. - Vẻ đẹp cổ điển, tinh thần hiện đại được thể hiện trong bài thơ? - Chuẩn bị GV: Giải đi sớm (Hồ Chí Minh).

File đính kèm:

  • docTiet 12 Chieu toi..doc