A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính (Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính).
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản hành chính
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Kĩ năng.
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận diện các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính .
- Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính trong các văn bản cụ thể.
- Tạo lập một số văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
- GD KNS cho HS:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính; cách thức tạo lập các loại văn bản hành chính phù hợp với mục đích giao tiếp.
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành luyện tập.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm & cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính?
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 125 tiếng Việt: Luyện tập về phong cách ngôn ngữ hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 125
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
Ngày soạn: 25.03.2012
Ngày giảng: 04.04.2012
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính (Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính).
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản hành chính
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Kĩ năng.
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận diện các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính .
- Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính trong các văn bản cụ thể.
- Tạo lập một số văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
- GD KNS cho HS:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính; cách thức tạo lập các loại văn bản hành chính phù hợp với mục đích giao tiếp.
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành luyện tập...
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo …
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm & cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính?
DKTL:
* Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
+ Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày, tháng, chữ kí,…
+ Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.
- Tính công vụ
+ Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.
+ Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.
* Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong của phong cách ngôn ngữ hành chính .
Về ngữ âm, chữ viết
- Theo chuẩn chính tả tiếng Việt.
- Có đặc điểm riêng: Sắp xếp các mục, cách viết hoa, viết tắt...
Về từ ngữ.
- Sử dụng lớp từ ngữ chung.
- Không dùng các từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội...
- Từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính mang tính chất xã hội.
Về kiểu câu
- Câu có kết cấu chặt chẽ.
- Thường sử dụng câu trần thuật.
- Một số trường hợpcác vế câu được tách thành từng dòng riêng.
. Về biện pháp tu từ: Không sử dụng biện pháp tu từ và các phương tiện biểu cảm.
Về bố cục trình bày.
Gồm ba phần: Phần đâù, phần chính, phần cuối.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS thực hành luyện tập các bài tập trong SGK
HS luyện tập cá nhân theo hướng dẫn của GV
- Gợi ý cho Hs làm bài tập 1 ở nhà
1. Bài tập 1:
Các văn bản hành chính thông dụng như Đơn xin nghỉ học, Biên bản sinh hoạt lớp, Biên bản hội nghị Đơn xin vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận, Sơ yếu lí lịch, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy khai sinh, Học bạ, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, Bản cam kết…, Giấp mời họp, Giấy giới thiệu, …
* Đặc điểm chung
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
* Nhận xét về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong các văn bản
- Về ngữ âm, chữ viết
- Về từ ngữ.
- Về kiểu câu
- Về biện pháp tu từ
- Về bố cục trình bày.
- Bài tập 2 : Cho HS viết Biên bản họp lớp ( theo mẫu )
- Trình bày kết quả của cá nhân và trao đổi góp ý để hoàn thiện các bài tập
2. Bài tập 2:Viết biên bản một buổi họp lớp
Trường…Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….
BIÊN BẢN HỌP LỚP
Thời gian: …………………………..
Địa điểm :…………………………
Thành phần :……Có mặt…vắng … (có lí do…)
Đại biểu tham dự: ……………….
Chủ tọa: …………….............................
Thư kí: ……………………………….
Nội dung chính: ………………………
Diễn biến cuộc họp: ( Ghi rõ tên người báo cáo, nội dung báo cáo, tên người phát biểu, nội dung phát biểu, ý kiến kết luận cuộc họp )
……………………………………………………
…………………………………………………..
Cuộc họp kết thúc vào lúc …giờ, ngày…., tháng…năm…
Chủ tọa Thư kí
- Bài tập 3 : Cho HS điền nội dung thích hợp vào mẫu giấy mời và gợi ý về một văn bản Giấy mời hoàn chỉnh
3. Bài tập 3: Hoàn chỉnh mẫu giấy mời trong SGK
- Bài tập 4 : Đưa 1 văn bản Quyết định, yêu cầu Hs nhận xét đặc điểm ngôn ngữ
4. Bài tập 4 : Đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong Quyết định về việc ban hành quy chế xét tặng kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”
4. Củng cố, dặn dò HS :
- Viết đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Yêu cầu của đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
+ Tiêu đề.
+ Kính gửi (Đoàn cấp trên).
+ Lí do xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Những cam kết.
+ Địa điểm, ngày… tháng… năm…
+ Người viết kí và ghi rõ họ tên.
- Chuẩn bị bài: Văn bản tổng kết.
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T125 12NC Luyen tap ve PCNNHC.doc