Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 13 đọc văn: Tây Tiến - Quang Dũng

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. YÊU CẦU BÀI HỌC:

* Giúp HS:

Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây hiện lên trong nỗi nhớ của NVTT

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.

Kĩ năng:

- Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ.

Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:

- Giúp HS hiểu về 1 thời bi tráng đã qua, thêm yêu Tây Bắc đồng thời bồi dưỡng chí khí anh hùng trong thời đại mới.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.

- Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.

B. PHẦN LÊN LỚP

Ổn định tổ chức:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ

1. Câu hỏi:

2. Đáp:

II. BÀI MỚI

* Vào bài:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 13 đọc văn: Tây Tiến - Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 18/9/08 Tiết 13: Đọc văn: TÂY TIẾN - Quang Dũng - A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây hiện lên trong nỗi nhớ của NVTT - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Giúp HS hiểu về 1 thời bi tráng đã qua, thêm yêu Tây Bắc đồng thời bồi dưỡng chí khí anh hùng trong thời đại mới. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: 2. Đáp: II. BÀI MỚI * Vào bài: Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV giúp HS tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm. - HS đọc tiểu dẫn. ? Giới thiệu vài nét về tác giả. ? Tác phẩm chính. ? Em hiểu gì về đoàn quân Tây Tiến. ? Từ đó, em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời bài thơ. - 1 HS đọc bài thơ. ? Tìm hiểu bố cục và ý chính của từng đoạn. ? Xác định chủ đề của bài thơ. GV h/dẫn HS tìm hiểu văn bản theo bố cục vừa xác định. - Gv h/dẫn HS đọc VB. ? Tg đã khái quát nỗi nhớ trong những câu thơ nào. ? Nhận xét cách mở đầu bài thơ ? Nỗi nhớ ấy được khắc họa qua bpnt nào? Tác dụng. ? Phác họa đầu tiên trong nỗi nhớ là gì. ? Có h/ả nào đáng chú ý. ? Hai câu thơ sử dụng NT gì, gợi ntn. ? Trong nỗi nhớ ấy còn ẩn chứa điều gì. ? Cảnh núi rừng được tái hiện trong những câu thơ nào. ? Nhận xét cách ngắt nhịp, dùng từ trong câu. ? Tác dụng ? Kết cấu câu thơ, ý nghĩa. ? Cảm nhận ntn về 2 vế trong câu thơ. ? Câu thơ có gì đặc biệt về dấu thanh. ?H/ả nào xuất hiện trong câu thơ. Có ý nghĩa gì. ? Núi rừng TB hiểm trở còn được tô đậm bởi âm thanh nào. ? Qua đó, em cảm nhận được điều gì. ? Khi kết thúc đoạn thơ có 1 h/ả gì đặc biệt. ? Tác giả nhở nhất đến h/ả nào. ? Còn hương vị gì. ? Thấy được t/cảm gì. (Vắt xôi nuôi quân anh giấu… Nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh) GV h/dẫn HS củng cố bài học I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. * Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm (1921-1988). Bút danh: Quang Dũng. Quê ở Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây. - Là người trí thức yêu nước. - Là một nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn. - Là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa đặc biệt khi ông viết về người lính. * Mây đầu ô (1996) 2. Văn bản. a) Hoàn cảnh ra đời. * Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947. - Địa bàn hoạt động rộng: ở vũng núi Tây bắc và Thượng Lào. - Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới V-L và tiêu hao sinh lực địch tạo điều kiện cho cuôộ k/c ở chiến trường Điện Biên. - Đ/s của người lính: khó khăn thiếu thốn, bệnh tật. * Hoàn cảnh ra đời: - QD là đại đội trưởng ở đoàn quân từ năm 1947 – 1948. - Sau khi đơn vị giải thể, QD chuyển sang đ.vị khác. Một chiều ở Phù Lưu Chanh, nhớ đồng đội cũ, nhà thơ đã viết bài thơ này. + Ban đầu có tên: Nhớ Tây Tiến. + In trong tập: Mây đầu ô. b) Kết cấu. - Đ1: từd đầu … thơm nếp xôi. -> Hình ảnh núi rừng hiểm trở, hoang vu. - Đ2: Tiếp … câu 22. -> Núi rừng TB nên thơ, nồng ấm tình người. - Đ3: Tiếp … khúc độc hành. -> hình ảnh đoàn quân Tây Tiến. - Đ4: Còn lại -> Nhớ về Tây Tiến. c) Chủ đề. - Bài thơ miêu tả nỗi nhớ da diết của tác giả về đồng đội trong những chặng đường hành quân chiến đấu gian khổ đầy thử thách hi sinh trên nền của thiên nhiên TB vừa hùng vĩ dữ dội vừa đẹp nên thơ. đồng thời khắc sâu những kỉ niệm về tình quân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc văn bản. - Thể hiện đúng cảm xúc và giọng điệu âm hưởng của từng đoạn. - Chú ý về thanh điệu và âm điệu của bài thơ. 2. Đọc hiểu. 2.1. Đoạn 1: Nỗi nhớ về Tây Tiến và hình ảnh núi rừng TB hiện lên hùng vĩ. hiểm trở. a) Nỗi nhớ. * Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi! - Mở đầu là tiếng gọi hào hùng, tha thiết: TT ơi! -> đày ắp cảm xúc như nuối tiếc, bâng khuâng. đặc biệt là nỗi nhớ nhung vô bờ 1 vùng đất, 1 đoàn quân (tên gọi). - Cách điệp từ ngay trong dòng thơ: nhớ -> nỗi nhớ trào dâng tha thiết, khôn nguôi. + Từ láy: chơi vơi: ->gợi nỗi nhớ bồng bềnh lan tỏa theo (k), (t). * Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Mường Lát hoa về trong đêm hơi. - Tên đất; lạ tai, hoang dã, gợi h/ả vùng đất đã qua nhưng với nhà thơ không thể nào quên. - H/ả đoàn quân TT trùng điệp nơi núi rừng. - NT đối lập: sương lấp > gợi sương khói của (t) khiến hình ảnh vừa hiện hình vừa nhập nhòa trong kí ức. + gợi c/s gian nan, vất vả mà nên thơ. * Trong nỗi nhớ khơi dậy kỉ niệm về rừng núi TB và đoàn quân TT. b) Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. * Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời … Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. - Ngắt nhịp 4/3, điệp từ, láy âm, trúc trắc. NT đối lập trong câu thơ: lên cao >< xuống sâu. -> Gợi tả chính xác rõ nét nhất con đường TB gập ghềnh đầy dốc đèo, núi cao, vực sâu. Câu thơ với nét vẽ khỏe khoắn bẻ ghập lại cực tả 2 phía lên xuống của đèo dốc nguy hiểm. - heo hút cồn mây, súng ngửi trời. + Đảo vị từ gợi: sự thâm u vắng vẻ hoang sơ của núi rừng qua 1 h/ảnh đẹp lạ. + H/ả trước khiến ta sợ hãi > xua hết sự rợn ngợp của núi rừng. - Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi + Thanh bằng: cảm giác nghỉ ngơi c/s êm đềm. + H/ả ngôi nhà ẩn hiện trong sương rừng, mưa núi -> mở ra tầm nhìn xa rộng -> Dấu hiệu của sự sống làm ấm lòng người, là động lực để người lính tiến bước và dường như lấy lại thăng bằng cho người lính. * Chiều chiều … cọp trêu người. - Thác nước gào réo, tiếng cọp -> âm thanh hoang dại chứa đầy bí ẩn của rừng tô đậm nét bí hiểm của rừng già âm u. => Âm thanh hoàn chỉnh bức tranh về rừng núi hoang vu dữ dội hiểm trở chứa đầy nguy hiểm luôn rình rập đe dọa những người lính gợi con đường hành quân đầy khó khăn vất vả. * Kết thúc đoạn thơ đột ngột mở ra 1 thế giới khác hẳn trong nỗi nhớ: Nhớ ôi … nếp xôi. - Cơm lên khói: + H/ả bản làng nơi rừng núi sâu + Không khí ấm áp, phút nghỉ ngơi của người lính - Thơm nếp xôi: đọng lại rõ nhất hương vị ngọt ngào thơm thảo, hương vị đặc trưng của núi rừng TB -> Tình người, tình quân dân ấm áp không thể nào quên. * Củng cố, luyện tập. - Nắm được những nét chính trong sự phác họa đầu tiên về núi rừng TB III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. Học thuộc lòng đoạn 1, phân tích những hình ảnh thơ đáng chú ý. Chuẩn bị phần còn lại.  Ngày soạn: 16/9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 18/9 Tiết 14: Đọc văn: TÂY TIẾN - Quang Dũng - A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây hiện lên trong nỗi nhớ của NVTT - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Giúp HS hiểu về 1 thời bi tráng đã qua, thêm yêu Tây Bắc đồng thời bồi dưỡng chí khí anh hùng trong thời đại mới. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến, Phân tích những nét đặc sắc nhất trong nỗi nhớ đầu tiên của Tg về Tây tiến. 2. Đáp: - Yêu cầu đọc đúng, diễn cảm đoạn thơ. - Phân tíc được nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ. II. BÀI MỚI * Vào bài: từ câu trả lời của HS dẫn vào bài mới Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV lưu ý những diểm chính trong tiết 1 và tiếp tục h/dẫn HS đọc hiểu tiếp phần còn lại. HS đọc đoạn 2. ? TG đã nhớ lại những kỉ niệm nào? Đêm ấy hiện lên ntn ? Hội đuốc hao còn được hiểu theo nghĩa nào? Cho ta thấy điều gì. ? Thái độ của nhà thơ bộc lộ ntn trong cuộc gặp gỡ. ? Ngỡ ngàng trước điều gì. ? Nhận xét về 4 câu đầu đoạn 2. ? Câu thơ còn nhắc đến kỉ niệm nào nữa. ? H/ả về người và cảnh CM hiện lên ntn. ? Nhắc lại kỉ niệm, Tg dùng bpnt gì, diễn tả tâm trạng nào. ? Hiện thực về c/s của người lính được tái hiện qua câu thơ nào. ? H/ả người lính được gợi tả ntn. ? Tinh thần người lính. ? Mặc dù vậy, tâm hồn người lính vẫn ntn. ? 2 câu cuối thể hiện điều gì. ? Đoạn cuối thể hiện tình cảm gì. Gv h/dẫn HS tự tổng kết và thực hiện bài tập nâng cao I/II. Đọc hiểu văn bản. 1/2. Đọc hiểu. 2.1/2.2 Đoạn 2: Kỉ niệm về núi rừng TB nên thơ và nồng ấm tình người. * Đêm liên hoan bộ đội - người dân địa phương. - Bừng lên hội đuốc hoa: Động từ đặt giữa dòng thơ -> (k) tỏa rạng bởi muôn ánh đuốc. H/ả câu thơ gợi không khí ấm áp của đêm giữa rừng lung linh hoang dã. + Hội đuốc hoa (động phòng hoa chúc, lễ cưới) sử dụng ẩn ý chỉ cuộc gặp gỡ chiến sĩ - người dân. -> Ý thơ diễn tả t/cảm quân dân như cá với nước là duyên hội ngộ. - Kìa: đại từ chỉ thị đặt ở đầu câu vừa như lời chào đón, vừa bộc lộ trạng thái ngạc nhiên sung sướng, ngỡ ngàng. + Em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu -> ngạc nhiên từ trang phục rực rỡ và lạ mắt trước vẻ duyên dáng e lệ của các cô gái trước âm thanh tràn trề vừa hoang dại vừa nồng ấm của xứ lạ, phương xa. => 4 câu thơ chan hòa màu sắc, âm thanh và cũng rất tình tứ thể hiện ấn tượng mạnh mẽ trong lòng nhà thơ. Dường như còn nghe thấy cảm xúc xốn xang. rạo rực của Tgiả. * 4 câu sau: Nhớ về một kỉ niệm về 1 nơi đã đi qua: Người đi Châu Mộc … -> (t) hư hư thực thực, thơ mộng như chiều trong cổ tích. - Con người: + Người bạn xưa trong lần chia tay. + Người đang đi trong CM hiện tại. -> H/ả rõ nét xáo trộn, nhập nhòa trong kí ức. - Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ hoa đong đưa -> Cảnh CM hiện lên rõ mồn một, nét cảnh mềm mại, trữ tình, rất đẹp. Cảnh không đơn điệu mà có hồn, có tâm trạng, vẻ thiêng liêng của núi rừng. các nét vẽ đan xen, uyển chuyển. - Lặp lại câu hỏi: có nhớ, có thấy -> nỗi nhớ cồn cào cháy bỏng. Câu hỏi thôi thúc lòng người. Là lời tâm sự chia sẻ với đồng đội xưa giờ còn ở đoàn quân TT. -> 4 câu thơ cũng là nét vẽ về rừng núi mĩ lệ và nên thơ. 2.3 Đoạn 3: Kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến. * Không mọc tóc, quân xanh màu lá, dãi dầu, gục lên súng, anh về đất … -> Tái hiện hiện thực khắc nghiệt nhất về những đoàn quân TT. Căn bệnh hiểm nghèo nơi rừng thiêng nước độc, đối mặt kẻ thù, biết bao mất mát, hi sinh. * H/ả người lính được tái hiện bằng ngòi bút LM: - Đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá >< dữ oai hùm, mắt trừng… -> Cách gợi tả mang hơi thơ cổ, câu thơ có âm hưởng trầm hùng -> H/ả tráng sĩ xưa, gân cốt mạnh mẽ, đầy chí khí, ước vọng chiến thắng. - Nói đến cái chết nhẹ nhàng: gục lên súng, bỏ quên đời. + Rải rác … -> loạt từ hán Việt gợi không khí tôn nghiêm -> đám mộ chí bằng thơ cho người lính làm tăng ý nghĩa của sự hi sinh. - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh -> ý chí coi thường nguy hiểm, tư thế của người chiến sĩ, tráng sỹ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng -> dám hi sinh cả tuổi xuân cho đất nước. - Đêm mơ HN dáng kiều thơm -> câu thơ lắng lại diễn tả rất thật t/c của những chàng lính trẻ đất Hà thành, làm cho h/ả về người lính người hơn, không khô cứng chai sạn. Hoàn thiênj bức tượng đài về người lính: dũng cảm, giàu ý chí quyết tâm, trái tim rạo rực, khát khao yêu thương (Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu) -> Nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật nhưng đem đến cho nó 1 vẻ đẹp lẫm liệt hào hùng, sang trọng, bi tráng. * Áo bào thay chiếu anh về đất - Anh về đất: ẩn dụ: cái chết nhẹ nhàng, giản dị àm lớn lao. Trở về đất, người mẹ TQ lớn lao mở lòng đón họ -> ấm lòng. - Khúc độc hành: thiên nhiên tấu lên bản nhạc dữ dội, hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ. -> Cái chết không bi lụy mà hùng tráng. Nhà thơ không cần dùng lời ca ngợi mà để dòng sông cất lên điệu nhạc tiễn người chiến sĩ vào cõi bất tử. 2.4. Đoạn cuối. * Tây Tiến … chia phôi -> (k), (t) nhập nhòa hiện thực và kỉ niệm, cảm xúc lâng, lâng, lưu luyến khó tả. * Ai lên … về xuôi -> người lính năm xưa từng gắn bó máu thịt với TT -> theo suốt đoàn quân. - Thời mộng mơ, lãng mạn trong gian khổ không bao giờ trở lại. - Lời nhắn nhủ mời gọi, giọng thơ bâng khuâng nôn nao buồn nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng và niềm tin bất diệt. III. Củng cố, luyện tập. 1. Tổng kết. - Giá trị nội dung. - Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ đa dạng, hào hùng tạo nên yếu tố LMCN 2. Bài tập. - HS thực hiện bài tập nâng cao. III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích nét bút lãng mạn thể hiện qua bài thơ. Chuẩn bị đọc thêm: Bên kia sông Đuống + Dọn về làng: Đọc kĩ tiểu dẫn, nắm được nét chung nhất về tác giả, tác phẩm. Định hướng tìm hiểu.  Ngày soạn: 17/9/08 Lớp dạy: 12A 5 Ngày dạy: 19/9 Tiết 15: Đọc thêm: BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG - Hoàng Cầm - DỌN VỀ LÀNG - Nông Quốc Chấn - A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu nước thiết tha của nhà thơ thể hiện cụ thể trong tình cảm đối với quê hương Kinh Bắc trong bài Bên kia sông Đuống và bài thơ Dọn về làng. - Cảm nhận được tình cảm quân dân thắm thiết và niềm vui của người dân khi được giải phóng. Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS đọc hiểu ở nhà, đến lớp thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút) 1. Câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng đoạn 2, 3, 4 của bài thơ Tây Tiến, Phân tích ngòi bút lãng mạn của nhà thơ khi thể hiện về h/ả đoàn quân TT. 2. Đáp: - Yêu cầu đọc đúng, diễn cảm đoạn thơ. - Phân tích được h/ả đoàn quân TT thể hiện trong đoạn thơ. II. BÀI MỚI * Vào bài: từ câu trả lời của HS dẫn vào bài mới Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV h/dẫn HS tìm hiểu lần lượt từng tác phẩm. Yêu cầu HS nêu những nét chính nhất về tác giả và những vấn đề xung quanh tác phẩm. GV lưu ý HS những điểm cơ bản. ? Nhận xét về câu mở đầu. ? T/g đã chọn đối tượng nào để tâm tình, ý nghĩa. ? Nhà thơ đã an ủi em điều gì. ? Trong hoài niệm ấy, h/ả SĐ hiện lên ntn. ? Tg sử dụng BPNT gì? T/dụng ? Trên con sông ấy còn xuất hiện những gì ? Cảnh thanh bình ấy có còn khôg, kết thúc đoạn thơ là tâm trạng gì. ? Biểu hiện qua những câu thơ nào, hg vị đặc trưng. ? Ấn tượng sâu đậm vẻ đẹp nào, từ BTDG, Tg phản ánh điều gì. ? em hiểu ntn ? Khi giặc đến, q/hg thay đổi ntn ? Nhận xét về kết cấu các câu thơ và cách dùng từ. ?h/ả những BTDG đc Tg tái hiện ntn, gợi điều gì. ? Cuối đoạn thơ, Tg sử dụng kiểu câu gì, tác dụng. ? C/s gợi qua những h/ả nào? NT sử dụng, ý nghĩa. ? Nổi bật trong tâm tưởng nhà thơ là h/ả về ai, họ được diễn tả ntn, gợi cho em điều gì. ? Nội dung chính của đoạn 3. GV h/dẫn HS củng cố bài học lưu ý nội dung chính của bài thơ. GV y/cầu HS nêu những nét chính về tác giả: tiểu sử, tác phẩm chính. Nắm được những nét cơ bản về hoàn cảnh ra đời và chủ đề của tác phẩm. H/dẫn HS đọc thêm theo chủ đề vừa nêu ? Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc được miêu tả ntn. ? Việc miêu tả những hình ảnh cụ thể như vậy nhằm mục đích gì, thể hiện tâm trạng và tình cảm gì của những người dân miền núi cho chúng ta thấy rõ nét phẩm chất nào của họ. ? Sau khi được giải phóng, người dân bày tỏ điều gì, qu những h/ả nào. ? Vui nhất là ai, Người ấy đã thể hiện tâm trạng gì. ? Tg đã diễn đạt ntn để thể hiên jđiều đó. GV h/dẫn HS củng cố bài học 22 p 15 p I. Bài: Bên kia sông Đuống. 1. Tìm hiểu chung. a) Về tác giả. b) Về tác phẩm. - Hoàn cảnh ra đời. - Đọc văn bản. - Bố cục: 3 đoạn. 2. Hướng dẫn đọc thêm. 2.1. Đoạn mở đầu (10 câu đầu). * Mở đầu: Em ơi buồn làm chi -> lời gọi, lời an ủi. - Nhân vật: em -> thủ pháp trữ tình thổ lộ những t/c chất chứa trong lòng mình tạo sự đồng cảm. * Anh đưa em về SĐ -> trở về với quê hương, về với hồi ức, với hoài niệm. * H/ả sông Đuống: -> rất đẹp, nên thơ. - BPNT nhân hóa -> con sông trở nên có hồn, ôm ấp, chở che bao bọc lấy quê hương, cùng quê hương đi suốt chiều dài kháng chiến. - C/s: xanh xanh…biêng biếc. NT đảo ngữ + từ láy -> c/s trù phú no ấm với bờ cát trắng phẳng lì. Mang dấu ấn của 1 thời bình yên thơ mộng. * Cảnh ấy không còn : đứng … bàn tay. -> câu hỏi tu từ diễn tả chính xác tâm trạng đau đớn vô hạn của nhà thơ như mất đi một phần cơ thể của chính mình. 2.2. Đoạn 2. bức tranh quê hương Kinh Bắc những ngày bình yên và khi giặc tới, a) Vẻ đẹp truyền thống của KB và sự tàn phá của giặc. * Vẻ đẹp xưa: Quê hương ta … điệp. - Q/hg ta lúa nếp thơm nồng. -> h.vị đặc sắc của quê nàh gợi ra cảnh trù phú. c/s giàu có. - Tranh dân gian: giá trị tinh thần + gà lợn nét tươi trong: c/s bình dị dân dãcủa người LĐ. + màu dân tộc -> gợi m/s từ cây cỏ quê nhà thể hiện h/ả q.hg. Sáng bừng: đặt giữa dòng thơ nhấn mạnh m/s tươi sáng gợi thần thái bức tranh. * Khi giặc đến: q.h ta … bờ hoang -> đoạn thơ, câu thơ tăng dần về số lượng, từ ngữ cụ thể khái quát dựng lại k/cảnh đầy máu lửa, hoang tàn đổ nát tiêu điều. - Mẹ con … >< chia lìa. Đám cưới … >< tan tác về đâu. => Bức tranh dg không còn nguyên vẹn, giá trị tinh thần bị chà đạp -> tội ác của giặc đã làm chia lìa tình mẫu tử, phá tan hạnh phúc gia đình. - Các câu hỏi tu từ cuối đoạn thơ là lời luận tội sâu sắc của nhà thơ: mượn tranh để nói c/đ -> ảo thực lẫn lộn. b) Cuộc sống ở Kinh bắc xưa. * Những hội hè đình đám… lang tài. - Phép liệt kê, từ chỉ vị trí gợi h/ả vùng quê đền chùa cổ kính đặc biệt câu ca, điệu hò -> gợi không khí vui tươi sôi động náo nức, linh thiêng của 1 vùng đất cổ kính: mấy trăm năm - Những nàng … -> vẽ nên cảnh hội chùa mùa xuân có đủ cả gài trẻ, gái trai. * Câu hỏi tu từ: tất cả chỉ là quá khứ giờ tan tác chia lìa cái còn cái mất-. gợi sự tiếc thương, ngẩn ngơ, trống vắng, hẫng hụt. c) H/ả về những con người KB. * Những cô gái KB -> dịu dàng hiền dịu có sức cuốn hút lạ kì -> giờ tan tác. * H/ả người mẹ -> còng lưng vất vả, sự mất mát đau thương, tê tái. * H/ả những đứa trẻ -> ngây thơ giờ đói, sợ, bị đe dọa bởi chiến tranh. => 2 câu kết: lời thề sắt đá buộc kẻ thù đền tội. Sự căm thù cháy lên trong câu thơ. 2.3. Đoạn 3: Bộ đội về làng. - Sức mạnh quật khởi khi bộ đội về làng,du kích vùng lên -> d/s chứng kiến tất cả: thắng lợi, hi sinh, mất mát nhưng vẫn còn đó niềm tin mơ ước. 3. Củng cố - H/ả q.hg KB trong sự đối lập giữa những ngày bình yên và khi giặc tới. II. Bài 2: Dọn về làng. 1. Tìm hiểu chung. a) Tác giả: - Tiểu sử. - tác phẩm. b) Văn bản. - Hoàn cảnh ra đời. - Chủ đề: Miêu tả c/s gian khổ của nhân dân Cao - bắc - lạng và tội ác dã man của giặc Pháp. Đồng thời thể hiện niềm vui khi quê hương được giải phóng. 2. Hướng dẫn đọc thêm. a) Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc. - Cách diễn đạt cụ thể của người dân miền núi: Mấy năm qua … đủ mài, Cơn sấm sét … đầy chân. -> Nỗi khổ được biểu hiện rõ nét hơn. - Tội ác của giặc: Súng nổ kìa … nằm trên mặt đất và: Không ván … liệm thân cho bố. => Khoét sâu vào mối thù với quân xâm lược. Thể hiện được nhận thức tỉnh táo của người dân, biết âm mưu của kẻ thù. + Biết nén đau thương để vượt qua nỗi khổ của chính mình. Đó là phẩm chất của người dân không dành riêng cho ai khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Song thù đế quốc phải khắc sâu trong lòng, ghi vào núi đá: Mày sẽ chết… mới hả. b) Niềm vui của nhân dân khi được giải phóng. * Hôm nay … chảy từng vũng. -> Niềm vui thể hiện rõ ràng vì từ nay được độc lập, không còn phải chịu khổ, không còn bị giặc Pháp tra tấn. -Vui nhất: Nhân vật trữ tình: Mẹ! … súng đầy như củi. - Người con ấy còn động viên mẹ. Mặt trời lên … con sẽ về trông mẹ. * Khi diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng, nhà thơ diễn tả bằng hình ảnh theo cách nói của đồng bào dân tộc. Đó là những hình ảnh cụ thể gần gũi. 3. Củng cố. - Nắm được những nét cơ bản về tác phẩm III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. (3p) Học thuộc lòng 2 bài thơ. Phân tích. Chuẩn bị: Tiếng Việt. Thực hiện trước những bài tập trong phần luyện tập.  Ngày soạn: 21/9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 23 /9 Tiết 16: Tiếng Việt: Luyện tập về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Trả bài viết số 1. A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nâng cao nhận thức về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Kĩ năng: - Biết phân định đúng sai khi nói và viết theo những đòi hỏi của việc giữ gìn sự trong sáng của Tv. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Khơi dậy tình yêu tiếng Việt.. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS chuẩn bị bài tập, đến lớp thảo luận, trả lời câu hỏi . B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút) 1. Câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là giữ gìn sự trong sáng của Tv, chúng ta cần phải có trách nhiệm ntn trong việc giữa gìn sự trong sáng của TV. 2. Đáp: - Yêu cầu nêu được khái niệm giữa gìn sự trong sáng của Tv, trách nhiệm của cá nhân. - Lấy được VD trong từng trường hợp. II. BÀI MỚI * Vào bài: từ câu trả lời của HS dẫn vào bài mới Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV h/dẫn HS làm bài tập thực hành. ? Xác định các câu không viết đúng chuẩn tiếngViệt -> chữa. ? CHỉ ra những hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa. ? Chỉ ra những từ ngữ dùng sai và sửa lại cho đúng ? Chỉ ra những chỗ không hợp lí trong các câu sau. Sửa lỗi. ? Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa. GV lưu ý HS có thể có nhiều cách sửa miễn là hợp lí/ Gv y/cầu HS đọc đề bài. GV y/cầu HS lập dàn ý, Gv bổ sung những điểm chính. Gv nhận xét. 22 p 15 p A. Luyện tập. Bài tập 1. a) Viết sai từ sử dụng -> không đúng chuẩn chính tả. b) Sai từ luân phiên -> luân lưu. c) Viết thiếu chủ ngữ. Bài tập 2. * Có thể thấy sự lạm dụng từ ngữ nước ngoài và sự trùng lặp về nghĩa như sau; - Fan: người hâm mộ, thừa. Nếu mượn từ này vào TV cũng không mượn hình thức số nhiều (fans) - Festival: liên hoan, lễ hội -> thừa. - Mốt: thời trang. - Khả dĩ: có thể. Bài tập 3. * Sai về cách dùng từ. Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu, giữ 1 chức vụ ->thay bằng từ: phong. - Phong: ban tặng chức vị, danh hiệu -> đề nghị. - Kỉ vật: kỉ niệm, không thể nhầm với di vật (vật để lại của thời đã qua) -> di vật. Bài tập 4. * Sai về lỗi diễn đạt, lôgíc. - Duy nhất không đi với 2 chị em. -> đến đêm còn lại 2 chị em. - đơn cử không đi với nhiều. -> có thể nêu lên… - Tội phạm bao gồm cả tội matúy. -> Thanh niên … ma túy và các tội phạm khác. Bài tập 5. * Những câu phạm lỗi về cấu trúc. - Câu1: mơí chỉ có thành phần trạng ngữ. -> Trong …, tôi đã tìm thấy những bài học quý báu về lẽ sống, về đạo làm người. - Câu 2: Sai về dùng QHTừ -> thay: mà -> chứ. - Câu 3: Sai cặp từ có tác dụng nối: càng … càng -> thay mỗi ngày một -> càng. - Câu 4: mới có trạng ngữ -> chuyển từ tôi trước từ chỉ. - Câu 5: không đúng cấu trúc câu cầu khiến -> bỏ từ được đi. B. Trả bài. I. Đề bài. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCÔ đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. II. Hướng dẫn làm bài. - Nội dung bài viết: Vấn đề tư tưởng đạo lí đối với thanh niên. Hs trong giai đoạn hiện nay của đất nước ta. + Nên bàn về từng nội dung trong đề xướng của UNESCÔ, tức là từng mục đích học tập của HS, SV hiện nay. Sau đó xác định tính chất của các nội dung theo 2 khiá cạnh:

File đính kèm:

  • docTiet 1316 NC12.doc