Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 16 bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A.MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.Kiến thức : Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ

2.Kĩ năng : Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích,bình luận,chứng minh,so sánh .để làm bài văn nghị luận văn học.

3.Thái độ : Ý thức vận dụng vào viết bài số 3 và Đọc-hiểu các tác phẩm thơ trong Ngữ văn 12

B. PHƯƠNG PHÁP: Qui nạp(Từ bài tập hình thành kĩ năng cho học sinh)

C.CHUẨN BỊ:

1.Công việc chính:

.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ:Sơ đồ bài giảng

.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới

2.Nội dung tích hợp: Mấy ý nghĩ về thơ(Nguyễn Đình Thi),Tây Tiến(Quang Dũng)

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

* Bước 1: Ổn định lớp

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

Nêu dàn bài viết về một hiện tượng đời sống.

* Bước 3: Bài mới: Vì sao các em viết bài văn nghị luận về một bài thơ chưa có điểm cao(Ví dụ:Đây thôn Vĩ Dạ)!?

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4442 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 16 bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Ngày: 06 – 10 – 2008 Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A.MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1.Kiến thức : Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ 2.Kĩ năng : Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích,bình luận,chứng minh,so sánh ..để làm bài văn nghị luận văn học. 3.Thái độ : Ý thức vận dụng vào viết bài số 3 và Đọc-hiểu các tác phẩm thơ trong Ngữ văn 12 B. PHƯƠNG PHÁP: Qui nạp(Từ bài tập hình thành kĩ năng cho học sinh) C.CHUẨN BỊ: 1.Công việc chính: @.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ:Sơ đồ bài giảng @.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới 2.Nội dung tích hợp: Mấy ý nghĩ về thơ(Nguyễn Đình Thi),Tây Tiến(Quang Dũng) D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * Bước 1: Ổn định lớp * Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Nêu dàn bài viết về một hiện tượng đời sống. * Bước 3: Bài mới: Vì sao các em viết bài văn nghị luận về một bài thơ chưa có điểm cao(Ví dụ:Đây thôn Vĩ Dạ)!? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt @ Hoạt động 1: GV: Ghi đề lên bảng. HS: Nghiên cứu đề theo yêu cầu GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? HS: Nêu hoàn cảnh ra đời. GV: Nội dung chính của bài thơ là gì? GV: Theo em, nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì? GV:Nhận xét, chốt lại kĩ năng tìm hiểu đề! @ Hoạt động 2: HS tham khảo hướng dẫn của SGK và lập dàn ý đề 1 Hướng dẫn cho HS tìm ý thân bài .(y1,ý 2:ND,ý 3:NT,ý 4:đánh giáND,NT) GV: Các sinh nộp dàn ý GV:Nhận xét, chốt lại kĩ năng lập dàn ý nghị luận về bài thơ. GV: Các nhóm tham khảo hướng dẫn của SGK và thảo luận tìm hiểu đề 2?? Hướng dẫn cho HS trao đổi thảo luận . -Xác định ND&NT đoạn thơ!! GV: Các nhóm trình bày GV:Nhận xét, chốt lại kĩ năng lập dàn ý GV: Cho HS đọc ghi nhớ. HS vận dung kĩ năng bài học về nhà thực hiện bài tập bên. I. TÌM HIỂU ĐỀ Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ,người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (1947) - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Thờigian những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc.Lúc này chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta - Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ (Luận đề): + Nội dung:Vẻ đẹp núi rừng đêm trăng chiến khu Việt Bắc.Hình ảnh người thi sĩ chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh (yêu thiên nhiên, nặng lòng lo nỗi nước nhà) + Nghệ thuật: Vẻ đẹp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Những đường Việt Bắc của ta (…) Vui lên Việt Bắc,đèo De,núi Hồng Học sinh tự làm theo hướng dẫn. II. LẬP DÀN Ý 1. Đề 1: a. Mở bài - Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ ( hoặc chủ đề, trào lưu vh…) - Nêu luận đề và trích dẫn ra bài thơ b. Thân bài - Luận điểm 1:Cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc : Hình ảnh đẹp, thi vị: trăng hoa, cây, tiếng suối… - Luận điểm 2: Hình tượng nhân vật trữ tình:thi sĩ-chiến sĩ + Tâm trạng:chưa ngủ + Tình cảm:yêu thiên nhiên,lo nước - Luận điểm 3: Vẻ đẹp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại. + Cổ điển:thể thơ tứ tuyệt,bút pháp miêu tả,hình ảnh thiên nhiên + Hiện đại: nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ lánh đời mà là chiến sĩ(cảm hứng chủ đạo là tình cảm đất nước) - Luận điểm 4:Đánh giá Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ c. Kết bài - Khẳng định giá trị bài thơ - Cảm nghĩ của bản thân về Bác 2.Đề 2 a. Mở bài: - Xuất xứ đoạn thơ - Luận đề,trích đoạn thơ b. Thân bài - Luận điểm 1:(8 câu đầu):Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc - Luận điểm 2(4 câu sau):Khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác - Luận điểm 3:Nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp trùng điệp, so sánh, cường điệu; giọng thơ hào hùng, tính sử thi… c. Kết bài - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ,bài thơ - Cảm nhận phong cách thơ Tố Hữu (hoặc về cuộc kháng chiến) III. GHI NHỚ: SGK IV .LUYỆN TẬP 4. Củng cố : - Các nội dung chính trong bài văn nghị luận về bài thơ,đoạn thơ . - Các ý chính trong Dàn ý bài viết. 5. Dặn dò : - Hoàn tất phần luyện tập . - Vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Tây Tiến(tiết sau học).

File đính kèm:

  • docNghi luan ve mot doan tho bai tho.doc
Giáo án liên quan