I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây của Tổ quốc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3.Thái độ:
- Có ý thức và thái độ đúng đắn khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh minh hoạ
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Để triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần theo các bước nào?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 19: Đọc văn Tây Tiến - Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19:Đọc văn
Tây Tiến
- Quang Dũng -
Ngày soạn: 30/09/2010
Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây của Tổ quốc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3.Thái độ:
- Có ý thức và thái độ đúng đắn khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh minh hoạ
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Để triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần theo các bước nào?
3. Bài mới
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*HĐ1.Tìm hiểu tiểu dẫn.
- HS đọc SGK phần tiểu dẫn làm việc độc lập.
- GV: Tóm tắt vài nét về tác giả?
- GV: Phong cách nghệ thuật trong thơ của ông?
- GV: Trình bày những hiểu biết của em về binh đoàn Tây Tiến?
- GV: Nhiệm vụ của binh đoàn là gì?
- GV: Xác định vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng?
- GV: Xác định xuất xứ của bài thơ?
* HĐ2: Đọc hiểu khái quát.
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn, gọi HS đọc, GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn.
- GV: Dựa vào nội dung văn bản hãy phân chia bố cục? ( GV nói nhanh, HS tự ghi)
* HĐ3: Đọc hiểu chi tiết
- GV: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Thể hiện qua từ ngữ nào?
- GV:Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra trong doạn thơ thứ nhất là gì?
- GV: Tìm những chi tiết, từ ngữ , hình ảnh miêu tả thiên nhiên hoang sơ, hiểm trở?
- GV: Nhận xét nét đặc sắc của những từ ngữ tác giả sử dụng?
- GV: Tác dụng của những từ ngữ ấy?
- GV: Bên cạnh thiên nhiên hoang sơ, hiểm trở , miền Tây còn được hiện lên như thế nào?
- GV: Nhận xét nét khác biệt những câu thơ này so với những câu thơ miêu tả thiên nhiên hoang sơ, hiểm trở?
- GV đánh giả khái quát khổ thơ 1
- GV: Nhận xét vẻ đẹp của con người và thiên nhiên miền Tây trong khổ thơ 2?
Học sinh thảo luận nhóm
+ Nhóm 1-2: Đêm liên hoan được miêu tả như thế nào? Tâm trạng của con người ra sao?
+ Nhóm 3-4: Cảnh sông nước miền Tây được miêu tả trong thời gian , không gian như thế nào?
- HS trao đổi thảo luận trong 5 phút và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận?
- GV gọi 2-3 nhóm thông qua kết quả thảo luận, bổ sung , thống nhất ý kiến.
GV chuẩn xác kiến thức.
I. Đọc hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả
- Tên thật: Bùi Đình Diệm( 1921- 1988)
- Quê: Phượng Trì-Đan Phượng- Hà Tây.
- Tác phẩm chính: Mây đầu ô( thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng ( tuyển thơ văn 1988)....
- Phong cách nghệ thuật: Phóng khoáng , hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
2. Tác phẩm:
- Tây Tiến:
+ Đơn vị quan đội thành lập đầu năm 1947.
+ Nhiệm vụ :Bảo vệ biên giới Việt - Lào
- Hoàn cảnh sáng tác: Cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ Quang Dũng viết bài thơ này.
- Vị trí- xuất xứ : Là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập “Mây đầu ô”.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc- giải thích từ khó.
2. Bố cục: 4 đoạn
III. Tìm hiểu văn bản:
* Cảm xúc chủ đạo:
- Nỗi nhớ Tây Tiến: chơi vơi-> lấy cái hữu hình để diễn đạt cái vô hình-> tài hoa, độc đáo
- Nhớ chơi vơi: da diết, triền miên( bao trùm lên không gian và thời gian)
1.Khổ thơ 1
* Miền Tây hoang sơ, hiểm trở:
+ Sài Khao: sương lấp…
+ Dốc : Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
+ Thác : Gầm thét “chiều chiều”
+ Mường Hịch:cọp trêu người “đêm đêm”
->Từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị tạo hình, sử dụng nhiều vần trắc …=> sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây( có đủ cả núi cao, vực sâu, đốc thẳm, mưa rừng, sương núi , thác gầm, cọp dữ..), luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người. “ Anh bạn….bỏ quên đời”
* Miền Tây thơ mộng , êm đềm.
+ Mường Lát hoa ...đêm hơi.
+ Pha Luông : mưa xa khơi.
+ Tây Tiến : cơm lên khói.
+ Mai Châu: thơm nếp xôi.
-> Những địa danh cụ thể, những câu thơ nhiều vần bằng…=> cảnh tượng thơ mộng, đầm ấm, êm đềm, xua tan mệt mỏi của người lính trên đường hành quân.
=> Những câu thơ nhiều vần trắc , bằng kết hợp với nhau thật ăn ý làm hiện hình lên thế giới vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miền Tây tổ quốc.
2. Khổ thơ 2
- Đêm liên hoan:
+ Doanh trại -> bừng lên hội đuốc hoa.
+ Nhạc : Tiếng khèn..-> xây hồn thơ
+ Em : xiêm áo tự bao giờ,e ấp
=> Nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tinh tế -> Đêm liên hoan rực rỡ, tưng bừng , sôi nổi ( con người như ngả nghiêng, ngất ngây, rạo rực).
- Thái độ của tác giả: “kìa em”-> ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa mê say, vui sướng trước vẻ đẹp quyến rũ, tình tứ của các cô thiếu nữ.
- Cảnh sông nước miền Tây:
+ Thời gian: buổi chiều
+ Không gian: màn sương, bông lau , con thuyền độc mộc, hoa trôi dòng “ đong đưa”.
->Không gian thơ mộng: thiên nhiên, cảnh vật mờ ảo trong buổi chiều giăng mắc màu sương.
+ Con người: mềm mại, uyển chuyển trên chiếc thuyền độc mộc như hoà hợp với thiên nhiên, làm duyên cho dòng nước.
=> Đoạn thơ như mở ra một thế giới khác - một thế giới mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây.
4.Củng cố:
GV: Thiên nhiên miền Tây hiện lên trong bài thơ “Tây Tiến” như thế nào?
5. Hướng dẫn tự học:
- Đọc thuộc lòng đoạn đầu bài thơ.
- Đối sánh phần 1 và phần 2 của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
- Soạn tiết tiếp theo.
File đính kèm:
- Tiet 19- Tay Tien.doc