Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 21 đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Về kiến thức:

- Nắm được những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam.

- Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua năm chặng với các tập thơ. Vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

- Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.

2. Về kĩ năng:

- Biết cách khái quát vấn đề liên hệ giữa con người cách mạng và con đường thơ ca của Tố Hữu

3.Về thái độ

- GDHS lòng yêu mến trân trọng thơ ca cũng như con người nhà thơ Tố Hữu.

- Học tập phong cách, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức lớp (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS

2. Bài mới:

* Lời vào bài: (1’)

- Nhắc đến Tố Hữu là chúng ta nhắc đến nhà thơ cách mạng, đọc thơ ca của ông chúng ta đều thấy in đậm dấu ấn các giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tiết học này qua bài Việt Bắc sẽ giúp chung ta nhận ra điều đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 21 đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/9/2012 Ngày giảng:12A /10/2012 12G /10/2012 Tiết 21 : Đọc văn VIỆT BẮC (TỐ HỮU) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Về kiến thức: - Nắm được những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam. - Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua năm chặng với các tập thơ. Vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. - Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu. 2. Về kĩ năng: - Biết cách khái quát vấn đề liên hệ giữa con người cách mạng và con đường thơ ca của Tố Hữu 3.Về thái độ - GDHS lòng yêu mến trân trọng thơ ca cũng như con người nhà thơ Tố Hữu. - Học tập phong cách, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng. 2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS 2. Bài mới: * Lời vào bài: (1’) - Nhắc đến Tố Hữu là chúng ta nhắc đến nhà thơ cách mạng, đọc thơ ca của ông chúng ta đều thấy in đậm dấu ấn các giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tiết học này qua bài Việt Bắc sẽ giúp chung ta nhận ra điều đó. * Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK - Nêu những nét chính về tiểu sử của tác gia Tố Hữu . - Vùng đất Huế mộng mơ nhiều làn điệu dân ca và yếu tố gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp sáng tác của TH ? - Ở Tố Hữu có thể tách rời 2 mảng thơ ca và CM được không vì sao? - Nêu tác phẩm tiêu biểu của TH . Cho HS đọc tiểu dẫn SGK - Nêu con đường thơ tiêu biểu của TH . - Nêu nội dung cơ bản của tập thơ Từ Ấy .tập thơ này có mấy phần , nd từng phần . - Nội dung cơ bản của tập thơ “ Việt Bắc ” - ND cơ bản tập thơ “Gió lộng ” - Nội dung chính của tập thơ “ Ra trận ” - Tập thơ “ máu và hoa ”viết về nd gì? - so sánh thơ TH với thơ cùng thời đại thấy có nét khác biệt nào? - Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu , có mấy phong cách tiêu biểu? - Do sự nghiệp chính trị TH không thể tách rời sự nghiệp thơ văn , cho nên thơ ông không thể thiếu yếu tố nào? - Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ của Tố Hữu là gì? I.Tiểu sử:(5’) Tên thật: Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 Quê: tỉnh Thừa Thiên Huế. - Gia đình nhà Nho có truyền thống văn hoá. Gia đình: cha thích thơ ca, dạy Tố Hữu làm thơ, mẹ thuộc nhiều dân ca xứ Huế. Quê hương:Huế thơ mộng, trữ tình, nhiều làn điệu dân ca. à Hai yếu tố trên ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu. Bản thân: sớm giác ngộ lý tưởng CM à Sự nghiệp thơ văn gắn liền sự nghiệp CM - Được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 - Mất năm 2002 Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Máu và hoa, Ra trận … II. Con đường thơ của Tố Hữu: (14’) 1) Từ ấy (1937 - 1946): Chặng đường 10 năm giác ngộ và say mê lý tưởng, khao khát chiến đấu. Gồm 3 phần thơ: + Máu lửa: Là tiếng reo vui của một tâm hồn bắt gặp lý tưởng, tố cáo xã hội bất công và khơi dậy ở những người bất hạnh tinh thần đấu tranh. + Xiềng xích: Ghi lại tinh thần đấu tranh, vượt thử thách của người chiến sĩ trong tù, tâm hồn tha thiết yêu đời và cổ vũ quần chúng đấu tranh. + Giải phóng: Người chiến sĩ hoà nhập lại với phong trào đấu tranh, ca ngợi cách mạng tháng Tám thành công. 2) Việt Bắc (1947 - 1954): Phản ánh cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến gian khổ mà anh hùng ca. tập trung phẩm chất cao đẹp nhất là Bác Hồ. 3) Gió lộng (1955 – 1961): Thể hiện niềm vui và niềm tự hào của con người làm chủ đất nước. Phản ánh cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhớ về miền Nam còn chia cắt. 4) Ra trận (1962 – 1972): Phản ánh không khí hào hùng của cả nước chống Mỹ. Suy nghĩ và phát hiện về con người Việt Nam rất đáng tự hào, với đủ mọi tầng lớp. 5) Máu và hoa (1972 – 1977): Tổng kết giai đoạn kháng chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng. III/Nghệ thuật: (14’) 1) Khuynh hướng trữ tình – chính trị: - Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Thơ ông phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng ở từng giai đoạn, luôn lấy lý tưởng cách mạng và quan điểm chính trị để thể hiện mọi đề tài. - Nội dung : Đề cập đến những vấn đề lý tưởng dân tộc, xã hội chủ nghĩa đồng thời dạt dào cảm hứng lãng mạn, một niềm lạc quan, phơi phới và tình cảm sôi nổi. 2) Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Cái tôi trữ tình là cái tôi công dân trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng dân tộc. Đó là tính sử thi : nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất dân tộc, giai cấp. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh thơ phong phú, từ láy giàu nhạc tính, phối âm nhịp nhàng, trầm bổng. 3) Giọng tâm tình ngọt ngào: - Do ảnh hưởng từ chất dân ca xứ Huế và từ quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. - Cách xưng hô trò chuyện thân tình, thắm thiết. 4) Đậm đà tính dân tộc: - Về nội dung: Phản ánh đậm nét hình ảnh Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam, tiếp nối, phát huy tinh thần, tình cảm dân tộc. - Về nghệ thuật: Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc, kết hợp giọng thơ cổ điển và dân gian, làm phong phú cho thơ lục bát dân tộc. - Về ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ thuộc. Nhìn chung, nghệ thuật thơ Tố Hữu thiên về truyền thống hơn đổi mới. *. Cñng cè – luyÖn tËp:(4’) - ChÊt tr÷ t×nh chÝnh trÞ. - Mang ®Ëm tÝnh sö thi. - §Ëm ®µ tÝnh d©n téc. - Lêi th¬ ngät ngµo, tha thiÕt. 3. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (1’) a. Bài cũ: - Học nắm vững ND bài b. Bài mới: - Đọc tiếp nội dung bài thơ - Tiết sau học tiếp bài thơViệt Bắc Rút kinh nghiệm ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 2112cb Chuan.doc