I, MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1, Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca.
Tiết1: Hs nắm được khái quát luật thơ, một số thể thơ truyền thống
2, Về kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanh cảm thụ thơ ca.
3, Về thái độ:
- GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích.
II, CHUẨN BỊ:
- Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
- Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk
III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức lớp (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: (8’)
a. Câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của em về phong cách thơ Tố Hữu?
b. Đáp án
* Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn: thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước những chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
-Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :
+ Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
Cả nước ra trận chiến đấu vì độc lập, tự do (Chào xuân 67)
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành:
+ Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế
+ Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu ”
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiêt 22 Tiếng Việt: Luật thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 10/ 2012 Ngày giảng:Lớp12A: / 10/ 2012
Lớp12G: / 10/ 2012
Tiêt 22: Tiếng việt
LUẬT THƠ
I, MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1, Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca.
Tiết1: Hs nắm được khái quát luật thơ, một số thể thơ truyền thống
2, Về kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanh…cảm thụ thơ ca.
3, Về thái độ:
- GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích..
II, CHUẨN BỊ:
Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk
III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức lớp (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: (8’)
a. Câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của em về phong cách thơ Tố Hữu?
b. Đáp án
* Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn: thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước những chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
-Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :
+ Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
Cả nước ra trận chiến đấu vì độc lập, tự do (Chào xuân 67)
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành:
+ Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế
+ Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu…”
*Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
+ Lục bát ca dao và lục bát cổ điển
(Khi con tu hú, Việc Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du…),
+ Thể thất ngôn (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…) dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc
- Về ngôn ngữ:
+ Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc.
+ Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ,….
2. Bài mới:
* Lời vào bài (1’): Thơ đươc chia làm thể, mỗi thể có những quy định riêng về luật thơ. Nắm vững được luật thơ giúp ta có điều kiện tìm hiểu tốt hơn các tác phẩm thơ ca. Để….. Tr 101
* ND bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm luật thơ
?Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ
?Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành luật thơ
?Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
?Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
?Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
GV: Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
* GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể lục bát
GV: Cho học sinh xem một bài thơ lục bát:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
GV: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh
HS: Dựa vào đoạn thơ trả lời
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể song thất lục bát
GV: Sử dụng phương pháp tương tự cho các thể thơ còn lại. Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ (22’)
1. Khái niệm
Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
2. Các thể thơ
a. Các thể thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
b. Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
c . Các thể thơ hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
3. Sự hình thành luật thơ
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng
-Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ.
-Tiếng gồm 3 phần: Phụ âm đầu, vần và thanh điệu
-Mỗi tiếng có một trong 6 thanh: Ngang, huyền, sắc, nặng, ngã, hỏi
+ Thanh B: Ngang, huyền => Có đường nét bằng
+Thanh T: Sắc, nặng, hỏi, ngã => Có đường nét gãy
-Các tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng, sự ngắt nhịp.
-Số tiếng chẵn huặc lẻ ở vế cuối dòng thơ tạo nên nhịp thơ chẵn hoặc lẻ.
II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG (25’)
1. Thể lục bát
- Số tiếng: Câu trên 6 tiếng – câu dưới 8 tiếng liên tục
- Vần: Tiếng cuối của câu lục phải cùng vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng cuối của câu lục tiếp theo.
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh: có sự đối xứng luân phiên
+ Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
+ Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
2. Thể song thất lục bát
- Số tiếng: 2 câu 7 tiếng, 1câu 6 tiếng - một câu 8 tiếng luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp
+ Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T
+ Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất nhịp 3/4 ; cặp lục bát nhịp 2/2/2
- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng 3 làm chuẩn có thể có thanh B huặc T
3. Củng cố và luyện tập: (7’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV chốt lại kiến thức cơ bản.
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ 1 thể thơ và chỉ ra luật thơ trong bài thơ đó
Tuỳ vào phần thực hành của hs, gv sửa và định hướng cho các em
* Củng cố:
* Luyện tập:
Chỉ đúng luật, nắm được bản chất
4, HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ (1’)
a, Bài cũ: - Học nắm vững ND bài
? PT các đặc điểm luật thơ trong bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương.
b, Bài mới:- Làm bài tập phần luyện tập/127
- Tiết sau học làm văn
RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 2212cb chuan.doc