I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng,vần, nhịp, thanh của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại
- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng,
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung chính của các tập thơ Tố Hữu?
Gợi ý:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 23: Luật thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
LUẬT THƠ
Ngày soạn: 3.10.2010
Ngày giảng:….10.2010
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng,vần, nhịp, thanh…của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại
- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, …
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung chính của các tập thơ Tố Hữu?
Gợi ý:
1) Töø aáy (1937 - 1946) : Chaëng ñöôøng 10 naêm giaùc ngoä vaø say meâ lyù töôûng, khao khaùt chieán ñaáu. Goàm 3 phaàn thô :
+ Maùu löûa : Laø tieáng reo vui cuûa moät taâm hoàn baét gaëp lyù töôûng, toá caùo xaõ hoäi baát coâng vaø khôi daäy ôû nhöõng ngöôøi baát haïnh tinh thaàn ñaáu tranh.
+ Xieàng xích : Ghi laïi tinh thaàn ñaáu tranh, vöôït thöû thaùch cuûa ngöôøi chieán só trong tuø, taâm hoàn tha thieát yeâu ñôøi vaø coå vuõ quaàn chuùng ñaáu tranh.
+ Giaûi phoùng : Ngöôøi chieán só hoaø nhaäp laïi vôùi phong traøo ñaáu tranh, ca ngôïi caùch maïng thaùng Taùm thaønh coâng.
2) Vieät Baéc (1947 - 1954):
Phaûn aùnh cuoäc soáng khaùng chieán vaø con ngöôøi khaùng chieán gian khoå maø anh huøng. Ca ngôïi caùc taàng lôùp nhaân daânVN khaùng chieán choáng thöïc daân Phaùpdöôùi söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng vaø Baùc Hoà, ca ngôïi tình quaân daân, anh boä ñoäi, nhöõng chieán thaéng veû vang, taäp trung phaåm chaát cao ñeïp nhaát laø Baùc Hoà.
3) Gioù loäng (1955 – 1961) : Theå hieän nieàm vui vaø nieàm töï haøo cuûa con ngöôøi laøm chuû ñaát nöôùc. Phaûn aùnh cuoäc soáng môùi xaõ hoäi chuû nghóa ôû mieàn Baéc, nhôù veà mieàn Nam coøn chia caét.
* XDCNXH: Caùc baøi tieâu bieåu “Baøi ca xuaân 61; Muøa thu môùi”
Haïn cheá: Khoâng traùnh khoûi caùi nhìn giaûn ñôn, moät chieàu veà CNXH, ngôïi ca moät chieàu c/s môùi ôû mieàn Baéc .
* Thaønh coâng hôn caû laø nhöõng baøi thô vieát veà ñeà taøi ñaáu tranh thoáng nhaát ñaát nöôùc, nhöõng baøi thô veà tình caûm vôùi mieàn Nam: “Queâ meï; Meï tôm; Laù thö Beán Tre…”
4) Ra traän (1962 – 1971) : Phaûn aùnh khoâng khí haøo huøng cuûa caû nöôùc choáng Myõ. Suy nghó vaø phaùt hieän veà con ngöôøi Vieät Nam raát ñaùng töï haøo, vôùi ñuû moïi taàng lôùp. “Baùc ôi; theo chaân Baùc”
5) Maùu vaø hoa (1972 – 1977) : Toång keát giai ñoaïn khaùng chieán vaø nieàm vui chieán thaéng baèng caûm höùng laõng maïn anh huøng. “Nöôùc non ngaøn daëm; Toaøn thaéng veà ta”
6) Moät tieáng ñôøn (1992) vaø ta vôùi ta (1999)
Söï chuyeån bieán môùi trong caûm xuùc, theå hieän: suy nghó , chieâm nghieäm mang tính phoå quaùt veà cuoäc soáng, con ngöôøi; kieân ñònh nieàm tin vaøo lí töôûng vaø con ñöôøng caùch maïng VN, tn vaøo chöõ Nhaân luoân toaû saùng ôû moãi con ngöôøi VN.
2. Tiến trình dạy:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm luật thơ
+ GV: Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
+ HS: Cá nhân trả lời
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ
+ GV: Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
+ HS: Cá nhân trả lời
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành luật thơ
+ GV: Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
+ GV: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
+ GV: Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào sgk trả lời
- Đưa ví dụ một đoạn thơ cho HS quan sát , nhận xét về vai trò của Tiếng trong thơ (“Đưa người ta không đưa qua sông...mắt trong”)
-Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp...
GV lưu ý tính chất đơn lập của tiếng Việt, nhấn mạnh vai trò của tiếng trong tiếng Việt, từ đó hiểu vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ
+ GV: chốt lại những cơ sở hình thành luật thơ của “tiếng”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể lục bát
+ GV: Cho học sinh xem một bài thơ lục bát:
“ Trăm năm/ trong cõi/ người ta
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau
Trải qua/ một cuộc /bể dâu
Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng”
+ GV: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh
+ HS: Dựa vào đoạn thơ trả lời
- Theo dõi Hs trả lời, nhận xét, hoàn thiện nội dung và lưu ý thêm một số trường hợp đặc biệt về ngắt nhịp, hiệp vần trong thơ lục bát
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể song thất lục bát
+ GV: Sử dụng phương pháp tương tự cho các thể thơ còn lại. Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể ngũ ngôn Đường luật
+ GV: Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau:
MẶT TRĂNG
Vằng vặc/ bóng thuyền quyên
Mây quang/ gió bốn bên
Nề cho/ trời đất trắng
Quét sạch/ núi sông đen
Có khuyết/ nhưng tròn mãi
Tuy già/ vẫn trẻ lên
Mảnh gương/ chung thế giới
Soi rõ:/ mặt hay, hèn
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thất ngôn Đường luật
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá/, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?
Non nước đầy vơi/ có biết không?
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.
Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,
Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thơ hiện đại
+ GV: Cho hs quan sát một ví dụ về thơ hiện đại:
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô?
+ GV: Yêu cầu hs cho biết nguồn gốc của thơ mới
+ GV: Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập
- GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm
+ Nhóm 1, 2: Làm câu a.
+ Nhóm 3, 4: Làm câu b.
- HS: Tiến hành thảo luận trong 3 phút, đại diện từng nhóm lên bảng viết lại
- GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ:
1. Khái niệm:
Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
2. Các thể thơ:
a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
3. Sự hình thành luật thơ:
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
+ Tiếng trong Tiếng Viêt:
Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết.
Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ.
+ Tiếng trong hình thành luật thơ::
- Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ( Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn...)
- Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau; ( Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách...vần bằng vần trắc...)
- Than
Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp)
- Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau).
=> Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1. Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Vần:
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh:
+ Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
+ Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
2. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục
- Vần:
+ Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T
+ Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:
b. Ngũ ngôn bát cú:
- Số tiếng: 5, số dòng: 8
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
4. Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Thất ngôn tứ tuyệt:
- Số tiếng: 7, số dòng: 4
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk.
b. Thất ngôn bát cú:
- Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).
- Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk.
5. Các thể thơ hiện đại:
- Ảnh hưởng của thơ Pháp
- Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
III. LUYỆN TẬP:
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh:
a. Hai câu song thất:
- Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5
→ vần lưng
- Ngắt nhịp: 3/4
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B
b. Thể thất ngôn Đường luật:
- Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà).
- Ngắt nhịp: 4/3
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
+ Tiếng thứ 2 các dòng:
suối, lồng, khuya, ngủ
T B B T
+ Tiếng thứ 4 các dòng:
như, thụ, vẽ, lo
B T T B
+ Tiếng thứ 6 các dòng:
hát, lồng, chưa, nước
T B B T
v. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
1. Hướng dẫn học bài:
- Luật thơ là gì?
- Luật thơ của một số thể thơ truyền thống cụ thể như thế nào?
2. Hướng dẫn soạn bài:
Trả bài làm văn số 2
Câu hỏi:
Lập lại dàn ý cho đề bài số 2.
File đính kèm:
- T23- Luat tho-12Cb09-10.doc