Giáo án Ngữ văn 12 - Tiêt 23 Tiếng việt: Luật thơ

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1, Về kiến thức: Giúp HS

- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca.

TIẾT 2: Giúp học sinh củgn cố lại kiến thức tiết trước và nắm được đặc điểm thơ hiện đại, luyện tập

2, Về kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanh cảm thụ thơ ca.

3, Về thái độ:

- GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích.

II, CHUẨN BỊ:

- Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

- Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk

III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Ổn định tổ chức lớp (1’)

1. Kiểm tra bài cũ:

Lồng trong bài

2. Bài mới:

* Lời vào bài (1’)Thơ đươc chia làm thể, mỗi thể có những quy định riêng về luật thơ. Nắm vững được luật thơ giúp ta có điều kiện tìm hiểu tốt hơn các tác phẩm thơ ca. Để . Tr 101

* ND bài:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiêt 23 Tiếng việt: Luật thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 10/ 2012 Ngày giảng: Lớp12A: / 10/ 2012 Lớp12G: / 10/ 2012 Tiêt 23: Tiếng việt LUẬT THƠ I, MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1, Về kiến thức: Giúp HS - Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca. TIẾT 2: Giúp học sinh củgn cố lại kiến thức tiết trước và nắm được đặc điểm thơ hiện đại, luyện tập 2, Về kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanh…cảm thụ thơ ca. 3, Về thái độ: - GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích.. II, CHUẨN BỊ: Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng. Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài 2. Bài mới: * Lời vào bài (1’)Thơ đươc chia làm thể, mỗi thể có những quy định riêng về luật thơ. Nắm vững được luật thơ giúp ta có điều kiện tìm hiểu tốt hơn các tác phẩm thơ ca. Để….. Tr 101 * ND bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật GV: Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau: MẶT TRĂNG Vằng vặc/ bóng thuyền quyên Mây quang/ gió bốn bên Nề cho/ trời đất trắng Quét sạch/ núi sông đen Có khuyết/ nhưng tròn mãi Tuy già/ vẫn trẻ lên Mảnh gương/ chung thế giới Soi rõ:/ mặt hay, hèn GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thất ngôn Đường luật + GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau: ÔNG PHỖNG ĐÁ Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông? Trơ trơ như đá/, vững như đồng Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó? Non nước đầy vơi/ có biết không? GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau: QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa Lom khom dưới núi/, tiều vài chú, Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia. Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước, Môt mảnh tình riêng/, ta với ta GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ hiện đại + GV: Cho hs quan sát một ví dụ về thơ hiện đại: TIẾNG THU Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô? GV: Hướng dẫn hs luyện tập GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm + Nhóm 1, 2: Làm câu a. + Nhóm 3, 4: Làm câu b. - HS: Tiến hành thảo luận trong 3 phút, đại diện từng nhóm lên bảng viết lại - GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn 3. Các thể ngũ ngôn Đường luật a. Ngũ ngôn tứ tuyệt -Số tiếng: 5 tiếng, 4 dòng -Nhịp: Nhịp lẻ 2/3 -Hài thanh: Có sự luân phiên B-T, niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4 -Vần: 1 vần, gieo vần cách b. Ngũ ngôn bát cú - Số tiếng: 5, số dòng: 8 - Vần: độc vận, vần cách - Nhịp: 2/3 - Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4 4. Các thể thất ngôn Đường luật a. Thất ngôn tứ tuyệt - Số tiếng: 7, số dòng: 4 - Vần: vần chân, độc vận, vần cách - Nhịp: 4/3 - Hài thanh: theo mô hình trong sgk. b. Thất ngôn bát cú +Số tiếng : 7 +Số dòng: 8 +Về thanh: Nhị tứ lục phân minh tức là tiếng thứ 2 và 6 cùng thanh và đối với thanh của tiếng thứ 4. Nhất tam ngũ bất luận nghĩa là tiếng 1, 3, 5 gieo bằng thanh nào cũng được. +Vần: Luật trắc vần bằng Tiếng suối trong như tiếng hát xa + Luật bằng vần bằng Trong tù không rượu cũng không hoa. III. Các thể thơ hiện đại Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi. III. LUYỆN TẬP Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh: a. Hai câu song thất - Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5 → vần lưng - Ngắt nhịp: 3/4 - Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B b. Thể thất ngôn Đường luật - Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà). - Ngắt nhịp: 4/3 - Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Tiếng thứ 2 các dòng: suối, lồng, khuya, ngủ T B B T + Tiếng thứ 4 các dòng: như, thụ, vẽ, lo B T T B + Tiếng thứ 6 các dòng: hát, lồng, chưa, nước T B B T 4, HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ (1’) a, Bài cũ: - Học nắm vững ND bài ? PT các đặc điểm luật thơ trong bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương. b, Bài mới:- Làm bài tập phần luyện tập/127 - Tiết sau học làm văn RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 2312cb chuan.doc
Giáo án liên quan