* Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được những phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hoá - lịch sử và trong sự gần gũi thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người.
+ Tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm là tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy quy tị mọi cách nhìn về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, tinh thần dân tộc.
* Phương tiện và cách thức D-H:
-SGK, STK
-HS soạn bài theo câu hỏi SGK
* Tiến trình D-H:
A. ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ: Không có
C. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25 - 26 Văn bản: Đất Nươcs (Trích: Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25-26
Ngày 5 tháng 10 năm2008
Van bản : Đất Nước
(Trích: Trường ca Mặt đường khát vọng - Ng. Khoa Điềm)
* Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được những phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hoá - lịch sử và trong sự gần gũi thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người.
+ Tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm là tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy quy tị mọi cách nhìn về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, tinh thần dân tộc.
* Phương tiện và cách thức D-H:
-SGK, STK
-HS soạn bài theo câu hỏi SGK
* Tiến trình D-H:
A. ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ: Không có
C. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I/- Vài nét về tác giả, tác phẩm: (SGK)
- Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân thấm vào toàn bộ đoạn thơ, tạo nên nét đặc sắc của đoạn thơ. Tư tưởng ấy không chỉ chi phối cách cảm nhận hình tượng ĐNước mà còn thấm vào nghệ thuật biểu hiện. Nhà thơ sử dụng chất liệu văn hoá dân gian để xây dựng một hình tượng Đnước vừa gần gũi, vừa thiêng liêng."
? Phần đầu của tác phẩm tư tưởng Đnước của Nhà thơ Ng.Khoa Điềm được bắt đầu bằng những yếu tố nào?
II/- Phân tích:
*- Kết cấu của đoạn trích:
- Dùng lối đối đáp + tâm tình một đôi trai gái - giọi thơ nhỏ nhẹ, tâm tình tha thiết.
- Kết cấu chặt chẽ như một bài văn chính luận: Nhà văn lần lượt đặt ra và giải quyết các vấn đề:
+ Đất nước có từ bao giờ?
+ Đất nước là gì?
+ Đất nước do ai làm ra?
1.Đất nước có từ bao giờ ?
- Dùng những hình ảnh, chi tiết giản dị, gần gũi.
- Dùng thành ngữ; những hình ảnh mang tính biểu tượng.
Đất nước hình thành gắn liền với sự hình thành của văn hoá, phong tục, tập quán, cuộc sống nghĩa tình; với truyền thống chống giặc ngoại xâm và lao động cần cù, chăm chỉ làm ăn.
? Biện pháp NT được sử dụng trong cách lý giải về hình tượng đất nước? Tác dụng?
? Nhận xét không gian được miêu tả? Không gian ấy có gì đặc biệt?
? Truyền thống đạo lý ấy được thể hiện qua những dòng thơ nào?
2.Đất nước là gì?
- Cảm nhận, lý giải hình tượng đất nước bằng việc tách riêng 2 yếu tố: "Đất là…", "Nước là…." Rồi tổng hợp "Đất Nước là…"
- Đất nước hiện lên trong địa lý:
+ Không gian gần gũi, quen thuộc
+ Không gian mênh mông của núi cao, biển rộng.
- Đất nước hiện lên trong phương diện lịch sử: Đất nước 4000 năm, Đất nước con rồng, cháu tiên, nòi giống lạc hồng..
? Khái quát lại hình tượng Đất Nước?
- Phương diện truyền thống đạo lý: "uống nước nhớ nguồn"
Tổng hợp lại "Đnước" là sự thống nhất giữa quá khứ và hiện tại; giữa cá nhân và cộng đồng. Đất nước làm nên sự sống của con người - Phải có trách nhiệm đối với Đất Nước.
- Bao thế hệ nhân dân đã đem sự sống và tâm hồn mình để làm nên dáng hình xứ sở, tô điểm cho giang sơn, gấm vóc.
? Cách lý giải như thế của Nguyễn Khoa Điềm có hợp lý hay không?
? Khái quát chung tư tưởng Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
3.Đất nước do ai làm ra?
- Nhìn vào bản đồ địa lý, mỗi địa danh, mỗi tên làng, tên đất gắn liền, mang dáng dấp của con người - Nhân dân làm ra Đất Nước.
- Nhân dân: + Là những người anh hùng vô danh, sống giản dị, chết bình tâm, hy sinh thầm lặng - lịch sử ĐN.
+ Cần cù lao động, sáng tạo ra những giá trị văn hoá, tinh thần, vật chất của cộng đồng.
Như vậy Đất Nước được cảm nhận tổng hợp trên cả 3 bình diện: Đất Nước trong không gian, địa lý, chiều dài của thời gian lịch sử, chiều sâu của văn hóa, phong tục tập quán. Đó là Đất Nước của nhân dân.
Nguyễn Khoa Điềm nói đến ca dao - thần thoại bởi hơn ở đâu hết, đó là nơi thể hiện tập trung nhất, phong phú và sâu sắc nhất vẻ đẹp và tâm hồn của nhân dân: 3 vẻ đẹp: tình nghĩa thủy chung, quý trọng lao động và chống giặc kiên cường.
III/- Chủ đề:
Đoạn trích đã thể hiện sự cảm nhận, lý giải sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước. Tư tưởng chủ đạo trong đoạn trích là tư tưởng Đất Nước của nhân dân - những conngwời bình dị mà vĩ đại Tình yêu đất nước, khơi dậy được tình cảm cao đẹp ấy trong lòng mọi con người, để họ tt xây dựng và bảo vệ Đất Nước của cha ông.
D. Củng cố:
Bằng cảm xúc chân thành, bằng vốn tri thức được học tập trong sách vỡ; Nguyễn Khoa Điềm có cách cảm nhận, lý giải sâu sắc và đầy sức thuyết phục về hình tượng Đất Nước.
E. Dặn dò:
Ôn bài, chuẩn bị làm bài viết số 6.
File đính kèm:
- Tiet 25 26 Dat nuoc NC.doc