A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:
Kiến thức:
- Cảm nhận được những suy nghĩ và t/c tha thiết, sâu sắc của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục ) với tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân. từ đó làm sâu sắc thêm t/c và nhận thức của bản thân về đất nước.
Kĩ năng:
- Cảm nhận và phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của NKĐ: kết hợp giữa trữ tình, chính luận vận dụng phong phú chất liệu văn hoá và văn học dân gian, thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu.
Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:
- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
- Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
B. PHẦN LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Đất nước. Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước ở đây.
2. Đáp:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và chính xác bài thơ.
- Cảm nhận được h/ả đất nước đau thương, căm hờn đứng lên chống giặc và niềm tự hào khi được nối tiếp truyền thống cha ông.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25 đọc văn: Đất nước (trích: Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/08
Lớp dạy: 12A5
Ngày dạy: 3/10/08
Tiết 25: Đọc văn:
ĐẤT NƯỚC
(Trích: Mặt đường khát vọng)
- Nguyễn Khoa Điềm -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:
Kiến thức:
- Cảm nhận được những suy nghĩ và t/c tha thiết, sâu sắc của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục…) với tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân. từ đó làm sâu sắc thêm t/c và nhận thức của bản thân về đất nước.
Kĩ năng:
- Cảm nhận và phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của NKĐ: kết hợp giữa trữ tình, chính luận vận dụng phong phú chất liệu văn hoá và văn học dân gian, thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu.
Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:
- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
B. PHẦN LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Đất nước. Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước ở đây.
2. Đáp:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và chính xác bài thơ.
- Cảm nhận được h/ả đất nước đau thương, căm hờn đứng lên chống giặc và niềm tự hào khi được nối tiếp truyền thống cha ông.
II. BÀI MỚI
Vào bài: Từ câu trả lời của HS, vào bài mới, giới thiệu sơ lược về tác giả.
Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận về đất nước một cách khác nhau. Nếu như nhà thơ NĐt đi tìm đất nước từ trong hình ảnh đau thương, máu lửa đứng dậy chiến đấu anh dũng, thì nhà thơ NKĐ lại đến với đất nước qua những gì bình dị nhất, gắn bó với con người nhất. Để thấy rõ điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV & HS
Tg
Nội dung cần đạt
GV lưu ý HS những điểm chính về tác giả và sự nghiệp sáng tác của NKĐ trong phần tiểu dẫn.
? Nêu xuất xứ bài thơ.
1 HS đọc VB.
? Có thể chia đoạn trích làm mấy phần, ý từng phần.
Gv h/dẫn HS đọc từng đoạn kết hợp với phân tích.
GV h/dẫn HS tìm hiểu từng phần của đoạn trích.
? Đọc đoạn thơ đầu, Tg tái hiện điều gì.? Trong cảm nhận của nhà thơ, đất nước bắt nguồn từ đâu.
? Đất nước hình thành, lớn lên ntn.
? Nhận xét cách giải thích về đất nước.
? Nhận xét giọng điệu của đoạn thơ.
? Đoạn thơ tiếp cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào, cho thấy điều gì.
? Từ đó nhắn nhủ mỗi con người ntn.
- Đọc đoạn thơ tiếp theo.
? TG muốn nói điều gì.
? Nhà thơ nhắn nhủ điều gì với mỗi chúng ta.
GV h/dẫn HS tự tìm hiểu và đánh giá, Gv có thể gợi ý một số điểm.
? Nhìn lại 4000 năm đất nước, Tg nhắc đến đối tượng nào.
? Vì sao lại nhắc đến họ.
? Từ đó, nhà thơ KĐ quan điểm nào.
? đoạn thơ sử dụng bpnt gì, ý nghĩa.
GV giúp HS củng cố những điểm chính về nội dung và nghệ thuật. H/dẫn HS làm bài luyện tập kết hợp tìm hiểu nội dung đoạn 2.2 phần a) ở nhà.
5P
28
P
5
p
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
2. Về bài thơ.
* Xuất xứ: Thuọc phần đầu chương V của trường ca “mặt đường khát vọng”, chương cột trụ của tư tưởng tác phẩm.
* Gồm 2 phần:
- Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời -> Đất nước được cảm nhận bằng VH, ca dao, thần thoại và t/y con người.
- Còn lại: Đất nước của nhân dân.
-> Thể hiện lối trữ tình – chính luận.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
- Yêu cầu: Đọc giọng trầm lắng thể hiện những suy tưởng về đất nước.
2. Đọc hiểu.
2.1. Cảm nhận chung về đất nước.
a) Nhà thơ đi sâu vào lí giải cội nguồn đất nước.
* Đất nước:
- trong câu chuyện ngày xưa, miếng trầu, búi tóc
-> gắn với phong tục tập quán, nếp sống của mỗi người.
- Đất nước hình thành và lớn lên tồn tại trong ngàn năm lịch sử, từ t/y đất nước, từ tình nghĩa thuỷ chung (cha mẹ thương nhau), từ sự nghiệp đấu tranh, từ c/s lao động vất vả của người dân.
* Lí giải 1 khái niệm lớn lao bằng h/ả bình dị đời thường để khẳng định: Đất nước không xa xôi trừu tượng mà gần gũi thân quen ngay trong c/s mỗi con người.
* Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, vừa có tính KĐ chân lí thực tế: cội nguồn đất nước.
b) Định nghĩa về đất nước.
* Phương diện địa lí: (k) đất nước
- kiến tạo địa lí (N-S-R-B) -> h/ả đất nước lớn lao, bao la.
- (k) sinh tồn của cộng đồng dân tộc ->gần gũi với mỗi người.
* Phương diện lịch sử: (t) làm nên đất nước.
- từ truyền thuyết huyền thoại LLQ và ÂC.
- Truyền thuyết HV – ngãy giỗ tổ.
-Câu ca dao quen thuộc
-> Tạo nên chiều sâu, KĐ truyền thống lịch sử của dân tộc. Lời nhắn nhủ với mỗi con người: lòng biết ơn, tình nghĩa với đất nước.
c) Đất nước có trong mỗi con người chúng ta.
* Lời thơ khẳng định: Trong anh và em hôm nay
………. Có 1 phần đất nước
-> chân lí rút ra từ c/s: Đất nước hoá thân trong mỗi người, sự sống cá nhân gắn với đất nước bởi mỗi người đều được hưởng những di sản văn hoá vật chất và tinh thần
* Nhắn nhủ: Trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước, trách nhiệm với bản thân.
2.2. Tư tưởng đất nước của nhân dân.
a) Cách nhìn về các thắng cảnh địa lí.
- Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước đặt tên ghi dấu vết trên mỗi ngọn núi, con sông, tấc đất này.
b) Tư tưởng đất nước của nhân dân.
* L/sử 4000 năm: năm tháng … làm ra đất nước
- Nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị -> KĐ những con người làm nên đất nước.
- Vai trò của họ với đất nước lớn lao:
Họ giữ … đánh bại
-> giữ gìn truyền lại cho mọi thế hệ. mọi giá trị văn hoá văn minh tinh thần và vật chất, lưu giữ và phát huy truyền thống quật cường.
* Đất nước của nhân dân … dài lâu
- Phát hiện mới mẻ: khái quát từ cuộc chiến đấu, từ lịch sử dân tộc mà thành.
- Lí giải đất nước từ cội nguồn văn hoá tinh thần của dân tộc. Từ đó nêu phẩm chất cao quý:
+ T/y say đắm
+ Quý trọng tình nghĩa
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu
-> ba phương diện quan trọng tạo nên sức mạnh của con người. Nhà thơ góp thêm 1 nhận thức sâu sắc mới mẻ qua trải nghiệm của chính mình.
III. Củng cố, luyện tập
1. Kết luận
* Nghệ thuật: - Sửdụng h/ả chất liệu ca dao, dân ca. Kết hợp hài hoà giữu lí trí và cảm xúc.
* Nội dung: Nhận thức sâu sắc về đất nước, xác định vai trò trách nhiệm của cái tôi với đất nước.
2. Luyện tập.
- Kể tên các thắng cảnh trong phần 2. Nhận xét cách đưa của nhà thơ.
- Cách tạo dựng hình ảnh, cách kết cấu đoạn thơ có gì đặc biệt.
III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. (2p)
Học thuộc lòng đoạn trích. Phân tích cách cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân.
Chuẩn bị: Sóng – Xuân Quỳnh.
Đọc tiểu dẫn, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Dự kiến hướng tìm hiểu bài thơ.
Ngày soạn: 5/10/08
Lớp dạy: 12A5
Ngày dạy: 7/10/08
Tiết 26: Đọc văn: SÓNG
- Xuân Quỳnh -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:
Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm hồn phong phú, nồng nhiệt và khát khao tự nhận thức của người phụ nữ trong tình yêu.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu và xây dựng hình tượng, nhịp điệu của bài thơ.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ
Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:
- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu đúng đắn, có t/y chân thành, trong sáng.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
B. PHẦN LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Đất nước. Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước ở đây.
2. Đáp:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và chính xác bài thơ.
- Cảm nhận được h/ả đất nước qua các bình diện: thời gian lịch sử, không gian địa lí, chiều sâu văn hoá, tâm hồn dân tộc, đời sống sinh hoạt, phong tục quen thuộc hàng ngày.
II. BÀI MỚI
Vào bài: Từ câu trả lời của HS, vào bài mới, giới thiệu sơ lược về tác giả.
Tình yêu luôn là một đề tài hấp dẫn. Có rất nhiều nhà thơ với những cách nói khác nhau về tình yêu. Chúng ta cùng cảm nhận về t/y qua 1 trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhưng không kém phần mãnh liệt. Đó là nhà thơ nữ Xuân Quỳnh với bài thơ Sóng.
Hoạt động của GV & HS
Tg
Nội dung cần đạt
GV h/dẫn H/s đọc tiểu dẫn giới thiệu những nét chính về tác giả.
? 1 vài nét về tác giả XQ.
? Thống kê những tác phẩm của XQ.
? Những sáng tác ấy có đặc điểm gì.
- Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được 1 người. Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm. Tôi YA dẫu vạn lần cay đắng.
- Bây jờ yêu mai có thể xa rồi.
- Mùa thu hoa vẫn vàng như thế. Chỉ em là khác với em xưa.
- Em trở về đúng nghĩa tái tim e. Là máu thịt đời thường ai chẳng có. Cũng ngừng đập khi c/đ khg còn nữa. Và biết yêu A cả khi chết đi rồi.
? nêu xuất xứ bài thơ.
? Đọc bài thơ, xác định bố cục và ý chính của từng phần.
Muốn hôn rồi hôn lại, đến tan cả đất trời anh mới thôi dào dạt (biển – XD)
Gọi 1 HS đọc lại VB, yêu cầu đọc.
? Cảm nhận của em về âm hưởng bài thơ.
? Nhận xét cấu tứ, h/ả.
? được triển khai ntn.
? 2 hình tượng ấy có tác dụng gì.
H/dẫn HS đọc hiểu theo bố cục.
/Đọc khổ 1, sóng được diễn tả ntn, thể hiện điều gì.
? mượn h/ả sóng để khắc hạo điều gì.
? Khổ 2 miêu tả đặc điểm của sóng ntn, ý nghĩa.
? Thức nhận về t/y khiến mỗi người khi yêu phải đòi hỏi điều gì.
- Em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của A, như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
? NVTT đã tìm được câu trả lời ntn.
- làm sao cắt nghĩa được chữ yêu.
(XD).
? các khổ thơ bộc lộ t/cảm nào.
? H/ả con sóng nhớ bờ liên tưởng đến h/ả nào.
? Sử dụng BPNT gì để diễn tả, ý nghĩa.
? Mức độ nỗi nhớ phát triển bằng h/ả nào.
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ. Nhơa ai ai nhớ bây jờ nhớ ai…
? Từ nỗi nhớ cháy bỏng, NVTT kđ t/cảm nào.
? Nhận xét cách bộc lộ.
? Em hiểu gì về khổ 8.
? dậy lên mong muốn gì ở NVTT.
Gv h/dẫn HS củng cố, chốt lại giá trị ND và NT của bài thơ.
H/dẫn HS làm bài tập luyện tập
I. Tìm hiểu chung.
1. Về tác giả.
* NTXQ (1942 – 1988) quê La Khê, Văn Khê ngoại thị Hà Đông, lớn lên ở HN.
- Cảnh ngộ thiệt thòi: Mất mẹ, sống với bà, luôn khát khao t/c.
- 13 tuổi, là diễn viên múa trong đoàn văn công, biểu diễn tại đại hội liên hoan thanh niên – sinh viên Áo 1959. Sau đó vì yêu thơ nên chuyển sang nghiệp văn.
* Tác phẩm chính: SGK.
- XQ yêu thơ và là một trong những tên tuôit tiêu biểu nhất của lớp nhà thơ trẻ trong k/c chống Mĩ, gương mặt đáng chú ý của nền thơ hiện đại VN.
- Với XQ, thơ là đời, là hạnh phúc, niềm vui và cả đắng cay của người phụ nữ tiếp tục trọn vẹn và sâu sắc thêm c/s của mình.
- Thơ XQ thể hiện 1 trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
+ Thơ T/y thể hiện khát khao sôi nổi mãnh liệt mà chân thành tự nhiên của trái tim đang yêu.
2. Bài thơ.
* Xuất xứ: In trong tập Hoa dọc chiến hào.
* Hoàn cảnh: Bài thơ viết năm 1967 khi XQ đã ở vào độ tuổi có suy nghĩ rất chín về t/y.
* Bố cục:
- 2 khổ đầu: mượn sóng để nói cảm nhận về những người đang yêu.
- khổ 3,4: lí giải cội nguồn của t/y.
- Khổ 5,6,7: T/y gắn liền với nỗi nhớ.
- Khổ 8,9; ý thức về thời gian và sự khao khát t/y vĩnh hằng.
II. Đọc hiểu bài thơ.
1. Đọc văn bản.
* Yêu cầu: - Đọc diễn cảm thể hiện được 2 hình tượng sóng và em.
- Đọc với giọng sôi nổi, dào dạt chú ý nhấn giọng ở các thanh trắc và hạ giọng ở thanh bằng.
* Cảm nhận chung.
- Âm hưởng của bài thơ: dạt dào miên man như những con sóng nối dài theo nhau vào bờ.
- Nối kết 2 hình tượng: sóng - người con gái đang yêu:
+ Đan cài, hoà quyện: ẩn dụ tâm hồn con người (k1)
+ Cái cớ để liên tưởng đến mình (k3,4)
+ So sánh với tâm hồn (k5,6,7)
=> 2 hình tượng song song tồn tại có tác dụng soi chiếu vào nhau để bổ sung, cộng hưởng nhằm diễn tả sâu sắc tâm trạng người con gái đang yêu.
2. Đọc hiểu.
2.1. Khổ 1,2.
* Hình tượng sóng:
- dữ dội >< lặng lẽ.
-> ở những thời điểm khác nhau, mang trạng thái đối lập phù hợp với quy luật của tự nhiên.
- Khắc hoạ những biến động khác thường của tâm hồn đang yêu: Sông không … bể -> khao khát vượt ra ngoài giới hạn đến những miền bao la như t/y khao khát sự vĩnh hằng.
* Khổ 2: khẳng định: đặc điểm của sóng là quy luật của c/s, của t/y:
- khát vọng t/y gắn với tuổi trẻ.
- t/y là của tuổi trẻ và t/y làm con người trẻ lại.
2.2. Khổ 3,4.
* đòi hỏi tìm căn nguyên, câu trả lời về cội nguồn t/y -> tâm lí bộc lộ chân thật, q/luật của những người yêu nhau.
* Sóng bắt đầu từ gió… không biết nữa.
- lời thú nhận thành thực, hồn nhiên mà ý nhị sâu sắc.
- t/y không thể giải thích bằng bất kì lí do cụ thể mà bằng cả tâm hồn, tình cảm của mình.
2.3. Khổ 5,6,7.
* Con sóng nhớ nhớ anh.
- Cách lí giải liên tưởng gảin dị, bất ngờ, hợp lí
- Điệp từ, phép liệt kê gợi h/ả những đợt sóng liên tiếp triền miên nỗi nhớ dào dạt cuồn cuộn da diết trong lòng người.
- Cả trong mơ còn thức -> câu thơ đắt giá, nỗi nhớ khắc khoải đi vào trong tiềm thức trọn vẹn trong giấc mơ.
* Dẫu xuôi … hướng về anh một phương.
- Gợi (k) rộng, khoảng cách xa nghìn trùng -> khẳng định nỗi nhớ và t/y lấy sóng để CM t/y sâu sắc, bền chặt, thuỷ chung.
-> Đoạn thơ là lời bày tỏ chân thành táo bạo, không giấu giếm t/y sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ trong t/y.
2.4. khổ 8,9
* Câu thơ ý thức về sự chảy trôi của (t), ý thức về sự hữu hạn của đời người -> sự mong manh của t/y. Cảm gáic hạnh phúc không tồn tại vĩnh viễn, gợi cảm giác lo âu, băn khoăn trong lòng NVTT.
* Khao khát mãnh liệt được sống hết mình trong t/y. Ước vọng vĩnh viễn hoá t/y để sống mãi với (t) để t/y tồn tại mãi mãi.
III. Củng cố, luyện tập.
1. Tổng kết.
* Giá trị nghệ thuật.
* Giá trị nội dung.
2. Luyện tập.
- T/y của người phụ nữ.
- Vẻ đẹp và tâm hồn phong phú của nhà thơ thể hiện ntn
III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI CÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI.
Học thuộc lòng bài thơ. Hoàn thành phần luyện tập.
Tìm đọc các tác phẩm thơ viết về t/y của các Tg khác.
Chuẩn bị: đọc thêm: Đò lèn.
- Dự kiến hướng tìm hiểu.
Ngày soạn: 7/10/08
Lớp dạy: 12A5
Ngày dạy: 10/10/08
Tiết 27: Đọc thêm:
ĐÒ LÈN
- Nguyễn Duy -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu được những t/cảm suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ đối với người bà, sự vận động của mạch cảm xúc.
Kĩ năng:
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ và phương pháp tiếp cận.
Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:
- Giúp HS bồi dưỡng tình cảm yêu thương gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
B. PHẦN LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Đất nước. Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước ở đây.
2. Đáp:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và chính xác bài thơ.
- Cảm nhận được h/ả đất nước qua các bình diện: thời gian lịch sử, không gian địa lí, chiều sâu văn hoá, tâm hồn dân tộc, đời sống sinh hoạt, phong tục quen thuộc hàng ngày.
II. BÀI MỚI
* Vào bài: Từ câu trả lời của HS, vào bài mới, giới thiệu sơ lược về tác giả.
Nguyễn Duy đã diễn tả kí ức về tuổi thơ của mình bằng chính tâm hồn chân thật, hồn nhiên vô tư, giàu tưởng tưởng của tuổi thơ, cia tuổi dường như sống với cõi ảo hơn là cõi thực, lẫn lộn thế giới tâm linh với sự thật đời thường. Từ đó dựng lại được thế giới của tuổi thơ với bầu không khí cụ thể của nó khiến người đọc dường như có thể hít thở được trong đó.
Hoạt động của GV & HS
Tg
Nội dung cần đạt
Gv h/dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
? giới thiệu những nét cơ bản về tác giả.
? Thống kê những tác phẩm chính. kể tên bài thơ đã học.
? Xuất xứ của bài thơ.
? Em biết gì về địa danh Đò lèn.
? Cảm nhận chung về bài thơ.
H/dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Xác định yêu cầu đọc
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần, ý từng phần.
GV h/dẫn HS đọc thêm theo gợi ý những câu hỏi trong SGk.
? Trong câu chuyện đã phần nào hiện lên một cậu bé hồi nhỏ. Được hiện lên ntn.
?Ấn tượng về tuổi thơ của cậu bé ra sao..
? Từ những h/ảnh ấy gợi cho em điều gì về c/s ở làng quê.
? Nhận xét lối kể chuyện ở đây.
? Có thể so sánh điều gì khi cảm nhận về tuổi thơ của tác giả.
/ Trong câu chuyện, h/ả người bà hiện lên khá đậm nét, được biểu hiện qua chi tiết nào.
- bà đã phải làm những công việc gì.
- Nhận xét về những bữa ăn.
? Nhận xét về từ ngữ được dùng.
? Khi chiến tranh đến, h/ả bà hiện lên ntn
? Khái quát h/ả người bà trong suy nghĩ của nhà thơ.
T/cảm của nhà thơ với bà thể hiện ntn.
- Thuở nhỏ, bộc lộ ra sao.
? Tg sử dụng BPNT gì để thể hiện, tác dụng.
/ Khi nhà thơ đã trưởng thành, t/cảm ấy hiện lên ntn.
? Nhận xét cách thể hiện.
? rút ra những suy nghĩ gì.
Gv h/dẫn HS củng cố và làm bài tập luyện tập.
- Rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
? So sánh nét riêng trong cách sử dụng h/ả thơ và cách thể hiện tình thương bà trong bài thơ Đò lèn với bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
* ND sinh năm 1948 tại Đông Vệ - Thanh Hoá.
- Năm 1965, ông nhập ngũ và có mặt tại chiến trường ác liệt: Khe Sanh, Đường chín Nam lào. Sau đó học khoa văn trường ĐH tổng hợp HN.
- 1977 đến nay, ông làm đại diện báo văn nghệ các tỉnh phía Nam.
* Các tác phẩm chính:
2. Bài thơ.
* Xuất xứ: được viết năm 1983, trong môộtdịp nhà thơ trở về thăm quê hương. BT rút từ tập Ánh trăng.
* Đò lèn: là một địa danh nổi tiếng ở Thanh Hoá.
- Bài thơ viết về người bà cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết ấy cho thấy cảm hứng về cội nguồn là một nét đẹp trong xúc cảm thơ của Tg.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
* Yêu cầu: đọc với giọng trầm lắng, tha thiết thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó.
* Bố cục: 2 phần:
- 5 khổ đầu: Người cháu nhớ lại h/ả lam lũ tần tảo giữa c/s thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình.
- Khổ cuối: sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản nghiệt ngã của cõi đời, càng đau đớn, tiếc nuối xót xa.
2. Hướng dẫn đọc hiểu.
a) Hình ảnh cậu bé hồi nhỏ.
- H/ả một cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại với kỉ niệm vui buồn đan xen đặc biệt gắn liền với h/ả bà ngoại.
* Ấn tượng về tuổi thơ:
- Khói trầm thơm.
- Điệu hát văn.
- Mùi huệ trắng.
- bóng cô đồng
-> ấn tượng về c/s làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.
=> lối kể chân thực, cụ thể như lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vè đẹp, tính cách ngây thơ trẻ nhỏ không phai mờ trong tâm trí nhà thơ.
* nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ.
- nét quen thuộc: Giống như bao cậu bé khác.
-Nét độc đáo: Nhìn về qúa khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước c/s đặc biệt gắn liền với h/ả bà ngoại.
c) Kí ức về người bà.
* Mò cua xúc tép Đồng Quan -> c/đ lam lũ tần tảo, kiếm ăn.
- Buôn bán: Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao trong đêm giá buốt
- Bữa ăn: dong riềng luộc sượng -> đạm bạc, đói khổ.
- Thập thững: từ tượng hình dân dã diễn tả bước chân khó nhọc không chắc chắn tự chủ của người đi.
- Trước sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh: bà bán trứng ở ga Lèn -> kiên cường nghị lực trong mưa bom bão đạn.
* Với cách sử dụng từ ngữ giản dị, giàu h/ả, bà ngoại hiện về trong tâm trí nhà thơ vừa đảm đang, vừa tần tảo lam lũ kiếm sống, và kiên cường nghị lực vươn lên trong chiến tranh. H/ả bà vừa giản dị, vừa vĩ đại giữa đời thường. đó chính là vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
c) Tình cảm của nhà thơ.
* đâu biết: vô tâm, chưa thấu hiểu nỗi vất vả của bà.
- Trong suốt: nhận thức thơ ngây trong trẻo của nhà thơ.
- Hai bờ hư: thế giới của tiên, Phật, thánh thần, thế giới của huyền thoại cổ tích.
- thực: c/s lam lũ vất vả của bà, yêu bà song không nhận ra nỗi vất vả của bà nên thành vô tâm.
-> Nghệ thuật đối lập: giọng thơ trầm lắng thể hiện niềm thương cảm xót xa đồng thời thể hiện thái độ kính trọng biết ơn bà sâu sắc.
* Khi nhà thơ trưởng thành qua c/đ người lính:
- Cảnh vật thiên nhiên: dòng sông bên lở, bên bồi.
- Nhà thơ biết thương bà – bà không còn nữa _. q/luật nghiệt ngã của đời người. nhà thơ đã thức tỉnh, tất cả đã muộn, một nỗi buồn nuối tiếc xót xa.
=> Đó là sự thật đắng cay phải trả giá cho những ảo tưởng lầm lỗi 1 thời nhưng đồng thời đánh dấu bước trưởng thành của người cháu: cảm thương bà cũng là thương mến quê hương.
III. Củng cố, luyện tập.
1. Tổng kết.
- Nghệ thuật: h/ả giản dị, gần gũi với c/s đời thường. Chất hóm hỉnh dân gian.
- Nội dung: từ t/y thương bà sâu sắc thểh iện chiêm nghiệm của nhà thơ trước c/đ: t/y quê hương sống có trách nhiệm: sống trước hiện tại bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai.
2. Bài tập: So sánh: Bếp lửa – Đò lèn.
* ND: khi trưởng thành nhớ về bà gắn với h/ả: mò cu xúc tép, gánh hàng rong là h/ả quen thuộc trong công việc thường nhật. Tâm trạng nuối tiếc xót xa muộn màng của người cháu yêu thể hiện qua nét hóm hỉnh dân dã.
* Bằng Việt: Nhớ về bà, thấu hiểu công lao vất vả của bà gắn với h/ả bếp lửa, h/ả xuyên suốt bài thơ nhắc lại nhiều lần rất mực thước trang trọng
III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI.
Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích.
Chuẩn bị: Đàn Ghi-ta của Lor-ca.
Giờ sau: Tiếng Việt: Luật thơ,
- Đọc lại bài: đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
Đọc trước bài, tìm hiểu ngữ liệu.
Dự kiến hướng giải quyết bài tập
Ngày soạn: 16/9/08
Lớp dạy: 12A5
Ngày dạy: 18/9/08
Tiết 28: Tiếng Việt:
LUẬT THƠ
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:
Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ Tiếng Việt
Kĩ năng:
- Biết vận dụng vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ
Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:
- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu thơ và t/y tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
B. PHẦN LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
1. Câu hỏi: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Đáp:
II. BÀI MỚI
Vào bài: Từ câu trả lời của HS, vào bài mới, giới thiệu sơ lược về tác giả.
Hoạt động của GV & HS
Tg
Nội dung cần đạt
Gv h/dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức về luật thơ thông qua các Vd.
? Nhận xét về câu thơ.
? Từ đó, em hiểu thế nào là luật thơ. Những yếu tố nào tạo nên luật thơ.
GV có thể y/cầu HS lấy thêm VD.
? Nhắc lại các thể thơ đã học? Lấy VD.
Lạy trời mưa xuống.
? từ VD, có thể thấy người ta căn cứ vào đâu để xác định thể thơ.
GV lấy VD, yêu cầu HS ngắt nhịp trong câu.
- Thơ lục bát: 2/2/2/2 (câu 8) có đối 3/3( câu 6)
- STLB: hai câu 7: 3/2/2
- Thơ thất ngôn: 4/3 (2/2/3).
VD: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Nước non nặng 1 lời thề…Nước đi chưa lại non còn ngóng trông.
- Phép đối trong thơ Đluật, tiểu đối trong thơ lục bát (VD)
- Thơ lục bát: tiếng 2/4/6 phải tuân theo luạt bằng trắc ( nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh).
- Hãy nghe tiếng của hàng nghìn xác chết. (5/7trắc)Chết thê thảm chết một ngày bi thiết(5/8). Hãy nghe tiếng của 1000 cái xác.(6/8)Không chịu chết vạch trời kêu tội ác(5/8).
Gv y/cầu HS xác định vần trong câu thơ.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
- nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước. Vẫn sớm hôn tôi bác cùng nhau ( vần thông)
- Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương (vần lưng)
Các trường hợp khác tự lấy VD.
? đó là những thể thơ nào. lấy VD.
Gv h/dẫn HS tìm hiểu nhanh bài tập trong SGK.
Lưu ý những điểm trong bài học/
I. Khái quát về luật thơ
1. Khái niệm
* Ví dụ:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
-> Câu thơ mang tính nhạc rõ rệt bởi các yếu tố: vần + thanh điệu phối hợp với nhau một cách hài hoà.
* Luật thơ bao gồm những quy định, quy tắc đảm bảo cho thơ có tính nhạc, được rút ra từ thực tiễn sáng tác thơ, có sức chi phối các nhà thơ sáng tác.
- Những yếu tố: Vần và tiết tấu.
+ Vần là sự hiệp vần thơ.
+ Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc trong thơ hình thành do tổ chức ngữ âm trong câu thơ, đoạn thơ. Vần và tiết tấu được thể hiện thông qua vai trò của tiếng.
2. Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ.
* Các thể thơ:
- Thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn bát cú, song thất lục bát
- Thơ dân gian: hò vè, đồng dao.
- Thơ mới, thơ lục bát, thơ lục bát biến thể.
- Thơ tự do.
* Các thể thơ đều căn cứ vào số lượng tiếng trong câu thơ.
3. Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.
* Ví dụ:
- Yêu nhau/ cởi áo/ cho nhau
Về nhà/dối mẹ/qua cầu/ gió bay.
- Bắt phong trần/ phải phong trần
Cho thanh cao/mới được phần/ thanh cao.
* Nhận xét:
- Nhịp thơ là do số tiếng tạo nên – hay chính là tiết tấu của thơ. Trên độ dài của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện bằng cách phân nhịp tạo nên bước thơ. Bước thơ thể hiện tính
File đính kèm:
- tiet 2528 NC12.doc