Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25 đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Về kiến thức

- Hiểu được Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một thành tựu tiêu biểu của thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ : khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương, đất nước, với nhân dân và với kháng chiến, cách mạng, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, vừa dân gian vừa cổ điển, trong sáng nhuần nhị.

- Qua bài thơ thấy được một số nét tiêu biểu của giọng điệu, của phong cách thơ Tố Hữu.

2. Về kĩ năng:

- Biết cách phân tích cảm thụ bài thơ.

- Tích hợp GDKNS:

+ Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, giai điệu.

+ Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, so sánh về vẻ đẹp của lối nói giao duyên, xưng hô.

+ Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Bắc.

3. Về thái độ

- Thái độ trân trọng tài năng cũng như thơ ca của Tố Hữu.

- Tình cảm thuỷ chung, tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức lớp (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

a. Câu hỏi: Trình bày vài nét về phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.

b. Đáp án: Thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt ngào tha thiết như một khúc hát ru.

2. Bài mới:

* Lời vào bài: (1’)

Nhắc đến Tố Hữu là chúng ta nhắc đến nhà thơ cách mạng, đọc thơ ca của ông chúng ta đều thấy in đậm dấu ấn các giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tiết học này qua bài Việt Bắc sẽ giúp chung ta nhận ra điều đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4019 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25 đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10 /10/2012 Ngày giảng:12A /10/2012 12G /10/2012 Tiết 25 :Đọc văn VIỆT BẮC (TỐ HỮU) I. Mục tiêu bài dạy: 1. Về kiến thức - Hiểu được Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một thành tựu tiêu biểu của thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ : khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương, đất nước, với nhân dân và với kháng chiến, cách mạng, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, vừa dân gian vừa cổ điển, trong sáng nhuần nhị. - Qua bài thơ thấy được một số nét tiêu biểu của giọng điệu, của phong cách thơ Tố Hữu. 2. Về kĩ năng: - Biết cách phân tích cảm thụ bài thơ. - Tích hợp GDKNS: + Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, giai điệu. + Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, so sánh về vẻ đẹp của lối nói giao duyên, xưng hô. + Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Bắc. 3. Về thái độ - Thái độ trân trọng tài năng cũng như thơ ca của Tố Hữu. - Tình cảm thuỷ chung, tình yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng. 2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) a. Câu hỏi: Trình bày vài nét về phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu. b. Đáp án: Thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt ngào tha thiết như một khúc hát ru. 2. Bài mới: * Lời vào bài: (1’) Nhắc đến Tố Hữu là chúng ta nhắc đến nhà thơ cách mạng, đọc thơ ca của ông chúng ta đều thấy in đậm dấu ấn các giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tiết học này qua bài Việt Bắc sẽ giúp chung ta nhận ra điều đó. *Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT H. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Bài thơ xuất hiện như một lời nhắn nhủ sâu lắng: “Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng” - Mục tiêu: HS nắm được cách đọc, bố cục và chủ đề của tác phẩm. - ĐDDH: sgk, bảng phụ. GV hướng dẫn đọc, cùng học sinh đọc một lượt tác phẩm. GV nhận xét cách đọc; gợi dẫn học sinh tìm hiểu một số từ khó. H. Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? HS đọc lại 8 câu thơ đầu. H. Người ở lại có hành động và tâm trạng ntn? H. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng ấy? àHai câu hỏi tu từ: “ có nhớ ta” , “ có nhớ không?” được sử dụng như một lời nhắn nhủ day dứt, bộc lộ nỗi nhớ mong tha thiết của người ở lại đối với người ra đi. H. Em có nhận xét gì về cách bỏ lửng câu thơ? Tác dụng? àCâu thơ bỏ lửng, lời thơ ngập ngừng biểu hiện sự quyến luyến, dùng dằng, nghẹn ngào không muốn rời xa. H. Nội dung bao trùm trong đoạn thơ là gì? HS đọc đoạn thơ còn lại: H. Khi nhớ về VB, tác giả nhớ về những kỉ niệm gì? H. Cuộc sống sinh hoạt của người VB được hiện lên ntn? H. Câu thơ nào nói lên cuộc sống vô cùng lam lũ của người dân VB? H. Ngoài cuộc sống gian khổ, con người VB còn có một cuộc sống ntn? H. Con người VB có đặc điểm gì? H. Hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì? H. Câu thơ nào nói lên tinh thần lạc quan của con người VB? H. Qua những kỉ niệm trên em thấy tình cảm của TH đối với người dân VB ntn? GV củng cố tiết 1 (5P): nắm được chủ đề, khung cảnh chia tay và tâm trạng của người ra đi, ở lại. I/ Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: 7’ Bài thơ được sáng tác vào tháng 10/ 1954. Đây là thời điểm các cơ quan TW của Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về Hà nội, sau khi cuộc kháng chiến chống pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng ĐBP và hoà bình được lập lại ở miền Bắc.Nhân sự kiện lịch sử này, TH viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương CM. 2. Vị trí: - Đoạn trích nằm ở phần mở đầu và phần 1 của bài thơ nói về những kỉ niệm k/chiến. II .Đọc văn bản: 10’ 1.Đọc và giải thích từ khó: 2. Bố cục: - P1: 8 câu đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. - P2: Còn lại: tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. III. Đọc - hiểu văn bản: 20’ 1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người : - Bốn câu đầu :lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng người ở lại. - Bốn câu tiếp: tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. Người ra đi im lặng không nói mà biểu hiện bằng tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn, nuối tiếc không nguôi à tình cảm tha thiết, mãnh liệt. *Tóm lại: bao trùm trong tâm trạng của cả kẻ ở và người ra đi là sự bịn rịn, lưu luyến, là nỗi nhớ da diết, mênh mang với nhiều sắc thái khác nhau. 2. Đoạn thơ sau: Những kỉ niệm về VB qua hiện lên trong hoài niệm: a..Cuộc sống sinh hoạt và con người VBắc: *Cuộc sống sinh hoạt: - Cuộc sống nghèo khó, cơ cực trong kháng chiến: + Những tháng ngày gian nan: miếng cơm chấm muối, bát cơm xẻ nửa, chăn sui, sắn lùi… + Cuộc sống vô cùng lam lũ, vất cả, chịu thương chịu khó mà vẫn thiếu thốn: “Nhớ người mẹ… …bắp ngô” -Cuộc sống thanh bình, yên ả: “Nhớ sao …suối xa” *Con người Việt Bắc: - Người VB tuy nghèo về v/c nhưng giàu tình cảm yêu thương, giàu nghĩa tình cách mạng: “Miếng cơm chấm muối…" "Bát cơm xẻ nửa… đắp cùng” à Hình ảnh thể hiện sự cảm thông, đồng tâm, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau trong những ngày kháng chiến gian khổ. - Tinh thần lạc quan, vui vẻ và tin tưởng vào tương lai. “Nhớ sao lớp học…núi đèo” - Người VB cần mẫn trong lao động, dù gian nan thiếu thốn song vẫn thuỷ chung, sắt son với CM, với kháng chiến. à Tác giả thể hiện sự rung động, tình cảm chân thực, thắm thiết đối với con người Việt Bắc. V. Củng cố và luyện tập:(7’) ? Phong cách trữ tình chính trị được thể hiện qua bài thơ như thế nào. - Bài thơ gắn với sự kiện TƯ chính phủ về thủ đô. Ghi lại những trận đánh và những chiến thắng vang dội? 3. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (1’) a. Bài cũ: - Học nắm vững ND bài - Chọn 1đoạn thơ nào đó mà em thích nhất và lập dàn ý cho đoạn thơ đó b. Bài mới: - Đọc tiếp bài thơ Việt Bắc và soạn phần còn lại của bài. -Tiết sau học văn tiếp. RÚT KINH NGHIỆM ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 2512cb chuan.doc