I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
- Qua đó, học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
II/ Phương tiện : Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
III/ Phương pháp: : GV hướng dẫn, gợi ý cho học sinh lựa chọn nội dung, chuẩn bị đề cương và phát biểu ý kiến theo chủ đề , sau đó cho HS nhận xét, thảo luận và rút ra cách phát biểu theo chủ đề.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp
2 / Kiểm tra bài cũ
Hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về vấn đề văn học ?
3 / Bài mới
Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập của học sinh thường nảy sinh nhiều vấn đề buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình để cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, một cách giải quyết thoả đáng nhất. Để có được một bài phát biểu phù hợp với chủ đề đưa ra và thuyết phục người nghe, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học Phát biểu theo chủ đề.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 27 làm văn: Phát biểu theo chủ đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn
Tiết 27
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
- Qua đó, học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
II/ Phương tiện : Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
III/ Phương pháp: : GV hướng dẫn, gợi ý cho học sinh lựa chọn nội dung, chuẩn bị đề cương và phát biểu ý kiến theo chủ đề , sau đó cho HS nhận xét, thảo luận và rút ra cách phát biểu theo chủ đề.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp
2 / Kiểm tra bài cũ
Hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về vấn đề văn học ?
3 / Bài mới
Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập của học sinh thường nảy sinh nhiều vấn đề buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình để cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, một cách giải quyết thoả đáng nhất. Để có được một bài phát biểu phù hợp với chủ đề đưa ra và thuyết phục người nghe, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học Phát biểu theo chủ đề.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
- Cho HS đọc lại chủ đề phát biểu trong SGK và hướng dẫn học sinh thực hiện các bước:
Theo em, chủ đề của cuộc hội thảo gồm những nội dung nào ?( Thảo luận: 2’ )
Dự kiến
- Những nguyên nhân gây ra TNGT.
- TNGT và những hậu quả nghiêm trọng của nó.
- Những giải pháp góp phần giảm thiểu TNGT.
- ……..
Với nội dung như thế, khi tham gia phát biểu em chọn nội dung nào ? Vì sao ?
Gợi ý: “ Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”
Vậy để lời phát biểu phù hợp với chủ đề , bước chuẩn bị đầu tiên ta cần phải làm gì ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS xác định các phần của đề cương, lập đề cương:
Vậy sao khi xác định nội dung cần phát biểu, để lời phát biểu có sức thuyết phục, không lan man, ta phải làm gì ?
- Dự kiến đề cương gồm mấy phần?
Đề cương gồm 3 phần.: mở đầu, nội dung, kết thúc
& Cho học sinh thảo luận
Giả dụ chọn nội dung “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT”
-HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.
@ Phần mở đầu: Giới thiệu tình trạng gia tăng TNGT hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của nó.Trong đó đi ẩu là một trong những nguyên nhân gây TNGT.
@ Nội dung:
+ Thế nào là đi ẩu.
+ Những biểu hiện của đi ẩu.
+ Những TNGT do đi ẩu.
+ Các biện pháp chống hành vi đi ẩu.
@ Kết luận:
+ Đi ẩu là nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT.
+ Kêu gọi mọi người hãy chấp hành đúng luật GT, chấm dứt hành vi phóng nhanh vượt ẩu nhằm bảo đảm ATGT.
Vậy theo em, để dự kiến đề cương phát biểu ta cần phải làm gì ?
Ngoài ra người phát biểu còn phải:
- Tìm hiểu thêm về đối tượng tham gia hội thảo.
- Lắng nghe và học tập phong cách của những người đã phát biểu trước đó.
- Dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi phát biểu.
- Hình dung trước một số tình huống để chủ động giải quyết.
Hoạt động 3: phát biểu ý kiến
Khi phát biểu ý kiến ta cần lưu ý điều gì ?
Vậy để phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả, cần lưu ý những gì ?( cho học sinh đọc phần ghi nhớ sgk )
LUYỆN TẬP:
1. Bài 2:`Hướng dẫn học sinh làm
. Bài 1: HS xác định trong 4 ý kiến theo chủ đề
- Những ý kiến nào chưa phù hợp và nêu ý kiến phản bác.
- Nếu tán đồng với ý kiến nào thì hãy phân tích sâu sắc ý kiến đó đồng thời trình bày quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.
I/ Các bước chuẩn bị phát biểu
1. Xác định nội dung cần phát biểu.
* Đọc kỹ chủ đề của cuộc hội thảo.
* Xác định những nội dung cụ thể của chủ đề.
* Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu.
2.Dự kiến đề cương phát biểu.
* Chọn nội dung phát biểu phù hợp.
* Lập đề cương theo nội dung đã chọn.
3. Phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,
- Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
- Kết thúc và nói lời cảm ơn.
F Trong quá trình phát biểu , càn lưu ý điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí
& GHI NHỚ: sgk
II/ Luyện tập
1. Bài 2:`để bày tỏ ý kiến, ta cần:
- Xác định chủ đề: Con đường lập than của học sinh THPT.
- Bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm:” Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên”
- Các ý chính cần đạt:
+ Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của HS, thanh niên.
+Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất vì:
* Không phải mọi thanh niên điều có khả ngăng vào đại học.
* Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở trường của mình.
* Có nhiều thanh niên dù đã học đại học song vẫn không có khả năng lập than lập nghiệp.
2. Bài tập 1: cho về nhà
4/ Củng cố.
- Muốn có một bài phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả và thuyết phục người phát biểu cần chuẩn bị kĩ từ khâu lựa chọn nội dung, dự kiến đề cương chi tiết đến cử chỉ, thái độ, phong cách trình bày phù hợp với chủ đề.
5/ Dặn dò
- Làm bài tập 1
- Soạn bài: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
********************
File đính kèm:
- PHAT GIEU THEO CHU DE.doc