A-Mục đích yêu cầu:
*Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân.Nhân dân là người làm ra đất nước.
*Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật:giọng thơ trữ tình-chính luận,sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng” Đất Nước của nhân dân” .
B-Phương tiện:
Sách giáo khoa,giáo án
C-Phương pháp:
Vấn đáp,diễn giảng,đánh giá.
D-Tiến trình dạy học:
*ổn định lớp:
*Bài cũ:
1-Thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng?
2-Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc biểu hiện ở những điểm nào?chọn 1ý và chứng minh?
3-Em hiểu như thế nào về tính trữ tình-chính trị của bài thơ Việt Bắc?
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 28, 29 - Đất Nước(Trích trường ca Mặt đường khát vọng) tác giả Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28,29
Đất Nước(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
(Nguyễn Khoa Điềm)
A-Mục đích yêu cầu:
*Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân.Nhân dân là người làm ra đất nước.
*Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật:giọng thơ trữ tình-chính luận,sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng” Đất Nước của nhân dân” .
B-Phương tiện:
Sách giáo khoa,giáo án
C-Phương pháp:
Vấn đáp,diễn giảng,đánh giá.
D-Tiến trình dạy học:
*ổn định lớp:
*Bài cũ:
1-Thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng?
2-Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc biểu hiện ở những điểm nào?chọn 1ý và chứng minh?
3-Em hiểu như thế nào về tính trữ tình-chính trị của bài thơ Việt Bắc?
*Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
*Học sinh xem phần tiểu dẫn và nêu các ý chính về tác giả,tác phẩm,xuất xứ đoạn thơ theo yêu cầu.
*Giáo viên chú ý nhấn mạnh:
-Gia đình
-Phong cách thơ
-Vị trí của đoạn thơ
*Giáo viên dành thời gian cho học sinh đọc-thâm nhập văn bản.
*Sau khi học sinh thâm nhập đoạn trích,yêu cầu các em trả lời câu hỏi 1-phần hướng dẫn học bài.
Gợi ý:2 phần đều theo mạch cảm xúc suy nghĩ như thế nào?
*Giáo viên nhắc học sinh chú ý 8 câu thơ đầu.
*Nêu câu hỏi gợi mở suy nghĩ của học sinh:
-Theo nhà thơ Đất Nước là những gì?
-Đất Nước luôn là một biểu tượng lớn lao,nhà thơ nói về Đất Nước như vậy em có suy nghĩ gì về Đất Nước?
-Những hình ảnh nói về Đất Nước em đã gặp ở đâu.
*Sau khi học sinh trả lời,giáo viên khắc sâu cách nói độc đáo của nhà thơ....
*Giáo viên nhắc học sinh chú ý và đánh dấu vào đoạn thơ tiếp theo.
*Nêu câu hỏi cho học sinh:
-Theo nhà thơ khái niệm Đất Nước được lí giải như thế nào?
-Tại sao tác giả đi từ không gian của tình yêu để mở ra những lí giải về Đất Nước?
-Vẫn là mượn những hình ảnh trong văn học dân gian nhưng tác giả đã chắt lọc như thế nào?
*Nhắc học sinh chú ý đoạn thơ tiếp.
*Nêu một số câu hỏi gợi mở:
-Đoạn thơ suy ngẫm về điều gì?
-Theo em những suy ngẫm ấy đặt vào hoàn cảnh của đất nước có ý nghĩa như thế nào
-Em nhận xét về gịong thơ diễn tả những nhận thức mang tính chính trị của cả một thế hệ nhưng giống như lời nói mang sắc thái tình cảm gì?
*Nhắc học chú ý phần 2 của đoạn trích.
*Sự cảm nhận,lí giải,suy ngẫm về những danh lam thắng cảnh của Đất nước như thế nào?
-Tên gọi
-Từ ý nghĩa của những sự tích,em hiểu như thế nào về câu thơ”Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”
*Lịch sử 4000 năm được cảm nhận và suy ngẫm như thế nào?
*Sự suy ngẫm như vậy thể hiện vai trò của nhân dân với lịch sử của dân tộc như thế nào?
*Em đọc 4 câu thơ.
*Trả lời một số câu hỏi:
-Tại sao nói sự trường tồn của Đất Nước?
-Hình ảnh của nhân dân qua 4 câu thơ hiện lên như thế nào?
*Nói đoạn kết(Đọc những câu thơ kết)là khảng định tư tưởng Đất Nước nhân dân-em có đồng ý không?vì sao?
Gợi ý;
-Trở về cội nguồn
-nét căn bản nhất về truyền thống Việt Nam
*Em hiểu thế nào về hình ảnh dòng sông ở cuối bài(Đặt trong văn cảnh bài thơ)
*Cảm nhận về Đất Nước có gì độc đáo?
I-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm,xuất xứ đoạn thơ.
1-Tác giả:
*Tiểu sử:
(quê,gia đình,hoạt động của bản thân)
Gia đình:Trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.
*Thơ(Tác phẩm và phong cách thơ)
Phong cách thơ:Cảm xúc-suy tư sâu lắng về đất nước-con người Việt Nam.
2-Tác phẩm:Mặt đường khát vọng
-Hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên 1971.
-Nội dung:Sự thức tỉnh của thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về đất nước(nhận thức,ý thức-trách nhiệm).
3-Xuất xứ đoạn thơ Đất Nước:
-Chương V của bản trường ca>Tư tưởng Đất Nước Nhân dân.
II-Tìm hiểu đoạn thơ:
1-Mạch suy nghĩ của tác giả:
Đoạn trích có 2 phần(sgk) đều theo mạch cảm xúc suy ngẫm:Cảm nhận-lí giải-suy ngẫm theo nhiều chiều,trên nhiều phương diện về đất nước nên có những khám phá mới mẻ.
2-Phân tích:
a-Phần đầu:
*Cảm nhận về Đất Nước? (8 câu đầu)
-Đất nước trong mỗi gia đình,cuộc sống hàng ngày,hiện hữu trong những cái bình thường giản dị...
(câu chuyện cổ tích,miếng trầu,cái kèo,cái cột,hạt gạo,búi tóc....)
-Hình ảnh thơ chắt lọc từ văn hoá,văn học dân gian(phong tục,tập quán,ca dao) nên Đất Nước đơn sơ,bình dị nhưng thiêng liêng trong bản sắc văn hoá dân tộc,truyền thống lịch sử.>cái nhìn rất mới,tạo sự bất ngờ,xúc động.
*Lí giải? (Đoạn thơ tiếp)
-Khái niệm Đất Nước?
+Tách Đất và Nước>lí giải:Đất?Nước?
với:sự thơ mộng của những kỉ niệm về tình yêu,là cội nguồn dân tộc.
+Lấy không gian của tình yêu mở ra nhiều chiều về Đất Nước:chiều dài của lịch sử,chiều rộng của địa lí,chiều sâu của văn hoá phong tục.
+Cách lí giải được thực hiện bằng những hình ảnh lấy từ ca dao,truyền thuyết,từ phong tục văn hoá dân gian>tạo không gian nghệ thuật thật độc đáo cho bài thơ.
*Suy ngẫm?
(đoạn thơ tiếp)
-Suy ngẫm về sự trường tồn của Đất nước:”Những ai đã khuất,những ai bây giờ,yêu nhau và sinh con đẻ cái,gánh vác phần người đi trước để lại,dặn dò con cháu chuyện mai sau.”
"Nhân dân,những lớp người gìn giữ dựng xây.>ý thức sâu sắc(có truyền thống lịch sử,sự cống hiến, hi sinh,trách nhiệm ).
-Suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình:”Em ơi em Đất nước là máu xương ....muôn đời.”
"Đất Nước hoá thân trong mỗi con người>vừa là tình cảm vừa là nhận thức của một thế hệ tự ý thức về bổn phận đối với Đất nước.
-Sự suy ngẫm về Đất Nước#có mối quan hệ thống nhất:Sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng mà là của Đất Nước,mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng di sản văn hoá tinh thần Đất Nước nên mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ Đất Nước muôn đời.
-Tư tưởng mang màu sắc triết lí,nhận thức chính trị của cả một thế hệ nhưng được nói bằng giọng nhắn nhủ,tâm sự nên tính kêu gọi,giáo huấn mất đi chỉ còn lại sức mạnh của truyền cảm.
Tóm lại: Cảm nhận của tác giả về Đất Nước có nét riêng:Hình ảnh nói về Đất Nước thật giản di,gần gũi(khác với nhiều nhà thơ khác),không gian nghệ thuật của đoạn thơ mở ra nhiều chiều nhưng rất gần gũi và quen thuộc bởi chất liệu văn học,văn hoá dân gian được sử dụng.
b-Phần 2: Qui tụ vào tư tưởng”Đất Nước của Nhân dân”-Nhân dân làm ra Đất Nước.>Sự cảm nhận,lí giải,suy ngẫm theo hướng vừa khơi sâu vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới.
*Địa lí(thắng cảnh):Núi Vọng phu,hòn Trống mái,núi Bút,non Nghiên,vịnh Hạ long...>gắn với những sự tích,đời sống tâm linh,bản sắc văn hoá,hồn dân tộc.Những thắng cảnh là Nhân dân thổi hồn cho đá,cho núi sông rừng biển,làm cho những sự vật thiên tạo trở thành đất nước mà nhân dân hoá thân vào.
“Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”
-Tình yêu chung thuỷ...
-Đức hi sinh
-Đánh giặc
-Hiếu học
*Lịch sử:
-Nhắc tới những con người bình dị,vô danh với những chiến công thầm lặng nhưng vĩ đại:Làm lụng,có giặc thì đánh giặc,hi sinh không cần ghi danh sử sách.>cách cảm nhận,suy ngẫm về lịch sử trong cái nhìn thống nhất”nhân dân làm nên Đất nước”.ý thức của cả một thế hệ tôn vinh nhân dân:Người lao động,người xây dựng,người anh hùng.
Sự suy ngẫm tận nguồn gốc sâu xa:”Họ đã làm ra Đất nước”.
*Sự trường tồn của Đất Nước:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng......chuyến di dân.”
-Sự trường tồn của Đất Nước được khái quát thật đầy đủ trong 4 câu thơ:sự sông,văn minh lúa nước,ngôn ngữ,văn hoá,bản sắc... >Sức sống của một dân tộc.
-Để có sự trường tồn đó là cả sự vất vả,cần mẫn,vun đắp của bao thế hệ.(giữ,truyền,chuyền,gánh)>ý thức thật sâu sắc về nhân dân.
*Khảng định tư tưởng Đất Nước Nhân Dân:(đoạn kết)
-Trở về cội nguồn:ca dao-thần thoại(nơi lưu giữ hồn dân tộc,nơi mỗi con người tìm về mà nuôi lớn tâm hồn mình...)
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi....không sợ dài lâu.”
Chọn những câu ca dao biểu hiện những nét căn bản nhất của truyền thống Việt Nam-niềm tự hào của mỗi chúng ta:
+Tình yêu say đắm
+Tình nghĩa
+Quyết liệt trong đấu tranh
-Cách nói của nhà thơ ở đoạn kết đọng lại trong nhận thức,thân thương trong tình cảm bởi sự vận dụng sáng tạo ca dao(khái quát ý trong mỗi câu ca dao và sự chọn lọc tinh nhạy.)
-Hình ảnh Dòng sông cuối đoạn thơ>dòng chảy của lịch sử,kết tinh của văn hoá,chứng nhân của cuộc sống...tất cả gợi nên những cảm xúc và suy ngẫm nhiều chiều về Đất Nước-Nhân Dân.
III-Kết luận:Ghi nhớ
E-Nhắc học sinh cho bài học sau:
-Tự chọn:Đất nước(Nguyễn Đình Thi)-1 tiết
File đính kèm:
- TiÕt 28.doc