Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 29 đọc thêm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi

I. MUC TIÊU BÀI HỌC

1, Về kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu quá trình hình thành và những biểu hiện của t.thần quyết chiến quyết

thắng của DT ta trong cuộc k.c chống TDP 46-54.

- Hình ảnh có t.chất khái quát và gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ. NT của bài

thơ.

2, Về kĩ năng:

- RLKN phân tích. Cảm thụ thơ trữ tình.

3, Về thái độ:

- GDHS: lòng yêu nước. Trân trọng thơ k/c.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: SGK, SGV, Học tốt văn 12, PTBGTPV12, Giáo án.

2. Học sinh : SGK, Soạn bài theo HD.

III. TIẾN TRÌNHDẠY HỌC

* Ổn định tổ chức (1’)

1. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp trong quá trình dạy

2. Bài mới

* Lời vào bài (1') “Đất nước” là bài thơ hay vào bậc nhất của NĐT

cũng như nền thơ ca k.c. Nó tiêu biểu cho cảm xúc và cái nhìn đầy chất NT

về h.tượng đất nước của NĐT. Cô trò ta cùng đến với bài thơ để có thể cảm

nhận rõ nét t.yêu và năng lực NT tài hoa của nhà thơ trong việc dựng lên bức

tượng đài về đất nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 29 đọc thêm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2012 Ngày giảng:12A /10/2012 12G /10/2012 Tiết 29: Đọc thêm ĐẤT NƯỚC Nguyễn Đình Thi I. MUC TIÊU BÀI HỌC 1, Về kiến thức: Giúp HS: - Hiểu quá trình hình thành và những biểu hiện của t.thần quyết chiến quyết thắng của DT ta trong cuộc k.c chống TDP 46-54. - Hình ảnh có t.chất khái quát và gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ. NT của bài thơ. 2, Về kĩ năng: - RLKN phân tích. Cảm thụ thơ trữ tình. 3, Về thái độ: - GDHS: lòng yêu nước. Trân trọng thơ k/c. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Học tốt văn 12, PTBGTPV12, Giáo án. 2. Học sinh : SGK, Soạn bài theo HD. III. TIẾN TRÌNHDẠY HỌC * Ổn định tổ chức (1’) 1. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong quá trình dạy 2. Bài mới * Lời vào bài (1') “Đất nước” là bài thơ hay vào bậc nhất của NĐT cũng như nền thơ ca k.c. Nó tiêu biểu cho cảm xúc và cái nhìn đầy chất NT về h.tượng đất nước của NĐT. Cô trò ta cùng đến với bài thơ để có thể cảm nhận rõ nét t.yêu và năng lực NT tài hoa của nhà thơ trong việc dựng lên bức tượng đài về đất nước. * ND bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Đọc phần tiểu dẫn trong SGK em hãy tóm tắt vài nét về t/giả? ? Em có hiểu biết gì về quá trình sáng tác b.thơ của NĐT ? ? Theo em sự tổng hợp từ nhiều mảng thơ ấy có ảnh hưởng tới kết cấu b.thơ? ? E hãy xác định đề tài chính của b.thơ. ? E có hiểu biết gì về đề tài này trong k.c ? ? Theo em nằm trong hệ thống đề tài chung, b.thơ có những nét riêng nào ? ? B.thơ có thể chia làm mấy phần? ND trọng tâm của từng phần? ? Đọc đ.thơ? cho biết 3 câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện c.xúc của mình từ địa điểm, thời điểm nào? ?So với mùa thu tr.thống, em có nhận xét gì về b.tranh mùa thu V.B này? ? Mùa thu ấy gợi cho nhà thơ nhớ về điều gì? ? Tại sao? ? Mùa thu HN được nhà thơ miêu tả ở những đối tượng nào? ? K.khí của mùa thu bắt đầu được cảm nhận từ thời điểm nào? ? Thế nào là “hơi may”? ? E cảm nhận được cái nhẹ ấy từ những từ ngữ nào nữa? ? Bằng trí tưởng tượng của mình, E hãy m.tả lại bức tranh mà nhthơ vẽ lên trong câu thơ này? GV: Dưới cái nắng dịu nhẹ của mùa thu, những chiếc lá vàng cứ chầm chậm lìa cành, chầm chậm rơi xuống thềm vắng bước chân ng qua lại, cho tới khi phủ đầy bậc thềm như 1 thảm vàng. -> Nắng vàng, lá vàng, ánh sáng, sắc màu đan dệt thành bức tranh thu đầy ấn tượng. Ta còn như cảm nhận được cả nhạc điệu của mùa thu (điệu rơi của lá ) từ cách bố trí tiết tấu câu thơ rất lạ (2/3/2) ? E có nhận xét chung gì về bức tranh cảnh thu HN? Vì sao gợi buồn? ? Và trong nền không gian , thời gian mùa thu ấy nổi bật lên h.tượng nào? ? Ra đi “đầu…” có phải ng HN hoàn toàn lạnh lùng, dửng dưng với HN? ? Qua h.ảnh mùa thu HN, em có cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ với HN? ? Đọc đ.thơ cho biết cảm nhận củaE về mạch thơ, mạch cảm xúc ở đây? ? ''Mùa thu nay khác rồi'', theo E nh.thơ muốn so sánh với mùa thu nào? ? Tâm trạng nh.thơ biểu hiện NTN? ? Tìm trong đoạn thơ những thủ pháp NT giúp biểu đạt t/trạng của nh.thơ? phân tích? ? Trong t/trạng đó, nh.thơ nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận điều gì về đất nước? ? Từ cái nhìn, tầm nhìn ấy, em thấy thế đứng của nh.thơ NTN? ? Em có n.xét gì về NT,ND của đ.thơ? ? E cho biết, ở phần thơ cuối, n.thơ khắc hoạ cho ng đọc thấy rõ h.ảnh nào? ? E hãy tìm những thủ pháp NT mà n.thơ sử dụng ở 2 câu thơ này? ? Hiệu quả diễn đạt? ? Nêu dặc sắc về NT? ? Khái quát nội dung bài thơ? ?Cảm nhận của em về cảnh mùa thu trong 7 câu thơ đầu. I, Tìm hiểu chung:(8’) 1. Tác giả - NĐT là 1 nghệ sĩ đa tài (...) ở lĩnh vực nào ông cũng gặt hái thành công. Tuy nhiên, thành công hơn cả là ở lĩnh vực sáng tác thơ. - Thơ NĐT có bản sắc riêng: vừa chứa chan, dạt dào cảm xúc (mà sâu đậm nhất là cảm xúc về đất nước) vừa giàu chất suy tưởng. -> Tiêu biểu cho sự tìm tòi, cách tân về NT. 2. Bài thơ a. Qúa trình sáng tác - Tại chiến khu V.Bắc, những năm đầu cuộc k.c chống P', nhà thơ đã thể nghiệm viết hai bài thơ : “Sáng mát trong như sáng năm xưa” năm 1948 ; “Đêm mít tinh” 1949. - Cho đến 1955, trong sự chín muồi của hồn thơ, nhà thơ chắt lọc những câu thơ hay trong 2 bài thơ trên thành 21 câu đầu và viết 28 câu sau để hoàn chỉnh b.thơ “Đất nước”. -> Điều đó chứng tỏ, b.thơ được hình thành từ nhiều mảng thơ, trong 1 thời gian thai nghén, nghiền ngẫm khá dài, gần trọn cuộc k/c chống P'. -> Không ảnh hưởng tới kết cấu của b.thơ, đây vẫn là 1 b.thơ hoàn chỉnh, liền mạch bởi sự thống nhất trong mạch cảm xúc, trong sự nghiền ngẫm suy tư của nhà thơ về hình tượng ĐN. b. Đề tài - Đất nước- Đây là đề tài nổi bật trong thơ văn k.c (chống P và chống M sau này) H. ảnh đất nước trong đau thương mà vô cùng anh dũng là nguồn cảm hứng dạt dào nhất, lớn lao nhất đối với mỗi nhà thơ, nhà văn. Bằng những cách riêng, họ đã cố gắng thể hiện nhận thức, tư tưởng, t.cảm của mình đối với ĐN. Tiêu biểu có thể kể đến nhà thơ T.Hữu với ''V.Bắc'', N.Ngọc với ''ĐNĐL'', NKĐ với ''Đất nước''- trích. Bản thân NĐT cũng là 1 trong những ng viết nhiều và hay nhất về đất nước. - Nét riêng: + Là sự đúc kết cảm xúc và triết luận về đất nước trong suốt những năm k/c chống P'. + Cảm xúc về đ.nước được thể hiện trên nền cảm xúc trữ tình về mùa thu và = 1 hình thức NT độc đáo, nhiều đổi mới. (Có lẽ đây là những yếu tố tạo sự hấp dẫn đặc biệt ở ''ĐN''.) c. Bố cục 3 phần 1. Từ đầu -> “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” 2. Tiếp theo -> “Những buổi ngày xưa vọng nói về” 3. Còn lại. II. Phân tích 1. Đoạn 1 (10’) * Ba câu đầu: - Thể hiện c.xúc của nhà thơ từ mùa thu V.Bắc, mùa thu vùng k/c (hiện tại)- có gió thổi mát nhẹ, có cái trong, cái mát, có hương cốm mới -> không khí đặc trưng của mùa thu. (d/c thơ NDu, N.Khuyến) So với mùa thu truyền thống, có sự kế thừa: Đó là cái mát, cái trong, là gió thu. -> Song mang nét mới mẻ: hương cốm. Tóm lại: đây là bức tranh thu ấn tượng, gợi nhớ. - Gợi nhớ mùa thu H.Nội trong quá khứ . Vì: thu V.Bắc (hiện tại) có buổi ''sáng mát trong'' như ''sáng năm xưa''- nh.thơ so sánh rõ nét. Lại có hương cốm mới nữa. Tất cả những cái đó đã gợi những cảm xúc xao xuyến trong lòng thi nhân về mùa thu xưa. “ Tôi nhớ những ngày thu đã xa” Mấy câu thơ đầu mang nhịp thơ chậm rãi mà nhịp nhàng. Sử dụng từ ngữ chính xác, lối gợi tả mới. Từ hương cốm trong thực tại gợi nhớ về hương cốm trong tâm tưởng. Nhà thơ đưa ng đọc về với nghề cốm làng Vòng.... gợi vẻ đẹp bình dị mà thanh lịch của ng HN xưa và nay.... Đặc biệt, bằng câu thơ chuyển tiếp quan trọng (tôi nhớ), n.thơ đã từ ch.khu VB, từ thủ đô gió ngàn mà lắng sâu trong thế giới cảm xúc, thế giới tâm linh để trở về với thủ đô HN- trái tim của cả nước. * Bốn câu sau Hai đối tượng: cảnh và người. - Cảnh thu: sáng chớm lạnh, những phố dài, xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi. + Từ ''Sáng chớm lạnh'' : là mới chỉ bắt đầu lạnh, cái lạnh se se, sẽ sàng, chứ không phải là rét. -Trong “lòng HN” -> gợi không gian HN: cái chớm lạnh đầu thu đã lan toả khắp phố phường HN, lan nhẹ vào cả những phố dài hun hút. + “hơi may”: gợi không khí mùa thu, gợi làn gió thu rất nhẹ . Từ “xao xác” kết hợp với “hơi may” lại được đảo lên đứng trước, khiến cho ta cảm nhận được cái nhẹ của hơi may, nhẹ tới mức phải có âm thanh “xao xác” mới biết là có “hơi may”. Chữ “xao xác” còn ám ảnh ng đọc bởi nhạc điệu, bởi độ ngân rung, sự âm vang, gieo vào lòng ng 1 khúc ngân nga của gió, nắng, hơi may, lá rơi và cả cái chớm lạnh đầu mùa nữa. “Thềm nắng lá rơi đầy” --> Cảnh thu HN đẹp, thi vị nhưng cũng đượm buồn. (Cái buồn bởi không khí đặc trưng của mùa thu: vắng lặng, lạnh... cũng có thể là nỗi buồn của con ng, của thời đại khi HN đang bị kẻ thù xâm chiếm, khi ng HN phải rời HN ra đi.) + Người ra đi: - Là ng HN ra đi theo k/c. (Có ý kiến cho rằng: đây có cả những ng rời HN ra đi tản cư... Song ta chỉ xét tới h.ảnh ng HN ra đi k/c.) - Họ ra đi với 1 tư thế cương quyết, dứt khoát (đầu không ngoảng lại). Đó là tư thế ra đi biểu hiện 1 quyết tâm cao độ, 1 khát vọng lớn lao: Quyết không chấp nhận c/sống tù hãm, quyết 1 ngày trở về giải phóng thủ đô. ( d/c) - Họ vẫn lưu luyến với HN. Bởi “Đầu...” song vẫn mường tượng rõ tất cả những cảnh tượng diễn ra sau lưng mình (những phố dài; những bậc thềm; cái nắng, tiếng lá rơi.) -> NĐT đã bộc lộ 1 cách tự nhiên khả năng NT tài hoa của mình kết hợp 1 câu thơ không ồn ào mà chắc nịch về tư thế ra đi hào hùng, cao đẹp của ng HN với 1 câu thơ tả cảnh mà thấm đẫm tâm trạng -> Khiến h.ảnh ng ra đi hiện lên 1 cách chân thực vô cùng, không hề khiên cưỡng, lên gân, hô hào khẩu hiệu. - Nhà thơ là ng yêu và gắn bó máu thịt với HN. HN đẹp bởi đẹp thực trong thực tế song có lẽ còn bởi tình yêu của nh.thơ với HN nữa. Tóm lại: Đ.thơ với mạch cảm xúc đi rất tự nhiên từ hiện tại trở về quá khứ đã cho ng đọc thưởng thức những câu thơ hay và đẹp nhất về mùa thu HN. Đoạn thơ tiêu biểu cho những tìm tòi, cách tân NT của thơ NĐT. 2. Đoạn 2: (8’) - Mạch thơ đột ngột thay đổi: từ hoài niệm về mùa thu quá khứ vụt trở về với mùa thu hiện tại: muà thu VB, mùa thu k/c. -> So với mùa thu xưa của HN là đẹp nhưng buồn, còn mùa thu nay khác hẳn- nh.thơ khẳng định ''khác rồi'' Khác về : thời gian, không gian- giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian t.phố và núi rừng VB. Đặc biệt đây là mùa thu k/c, con ng được tự do, làm chủ vùng k/c. -> ''Tôi đứng vui nghe''- > t/trạng nh.thơ vô cùng phấn chấn, hứng khởi tự hào. + Sử dụng điệp ngữ ''của chúng ta'' kết hợp từ chủ định ''đây'' + Sử dụng thủ pháp liệt kê (núi rừng, những cánh đồng, dòng sông, ngả đường...) kết hợp những tính từ định tính (thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa) -> Gợi cái bao quát toàn cảnh non sông đất nước; Vừa gợi lên sự phì nhiêu, giàu có của non sông. + Chuyển đổi cách xưng hô: Từ cái tôi trữ tình sang cái ta rộng lớn, đại diện cho cộng đồng... khẳng định quyền và tư thế làm chủ. + Nhịp thơ sôi nổi, dồn dập bởi sự xuất hiện của hàng loạt vần trắc (phấp phới, áo mới, biếc, thơm mát bát ngát) + H.ảnh nhân hoá ''Trời xanh thay áo mới'' (thay đổi không khí, sắc màu, trở nên tươi thắm, trẻ trung.) -> Biểu đạt thành công t.trạng vui sướng, trào dâng, phơi phới, sảng khoái của nh.thơ. - Lắng nghe 1 mùa thu k/c, tươi tắn, trẻ trung (thiên nhiên trong biếc, con ng nói cười vui tươi) - Nhìn thấy non sông đ.nước thật đẹp, thật giàu tiềm năng (cánh đồng, dòng sông) - Cảm nhận cả chiều dài l/sử DT, truyền thống quí báu của DT: anh hùng, kiên cường, bất khuất. -> Là thế đứng của con ng ở trên cao, có tầm nhìn bao quát, rộng khắp, thế đứng của 1 con ng kiêu hãnh ngẩng cao đầu -> Đó cũng là thế đứng của cả 1 DT trong thời kì l/sử mới (làm chủ vùng căn cứ CM và sôi nổi tham gia k/c để bảo vệ nền ĐLDT.) * Tóm lại: + Đoạn thơ là sự hòa quyện giữa chất trữ tình bay bổng và chất chính luận sâu sắc, thể hiện rõ đ.điểm thơ NĐT. +Trong đ.thơ, ta nhận thấy tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của NĐT. +Sự vận động của mạch thơ cũng là sự vận động tư tưởng của nh.thơ. (cách nhìn, cảm nhận về mùa thu.) -> H.ảnh đất nước trong cuộc k/c chống P': Đau thương mà anh dũng. 3. Đoạn 3: (7’) * Đ.nước đau thương: ''Những cánh đồng quê..... trời chiều'' + Thủ pháp nhân hoá (cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều) + NT tương phản (cánh đồng, trời chiều > < tội ác huỷ diệt c/s) + Sử dụng ngôn ngữ tạo hình của điện ảnh... + Từ ngữ mạnh, tác động vào ấn tượng ng đọc: chảy máu, đâm nát. -> D.tả h/ảnh đất nước đau thương. Thực tế đây là h.ảnh xuất phát từ h.thực . N.thơ đã nâng lên thành biểu tượng khái quát về h.ảnh đ.nước trong đau thương. -> Một t/cảm thường trực không phút nguôi quên n/vụ chung. “Bỗng bồn chồn nhớ mắt ng yêu'' t/cảm thật đột xuất. - Trên cái thường trực có cái đột xuất mối tương quan riêng chung trong lòng ng c/sĩ được diễn đạt thỏa đáng, sâu nặng. (Mắt người yêu như thúc giục ng c/sĩ nhanh chóng đánh đuổigiặc thù, nhanh chóng trở về giải phóng quê hương, thủ đô.) Đấy là yếu tố, là động cơ tiếp thêm sức mạnh để ng lính vững bước ch.đấu vì quê hương đất nước. Cái cá nhân và cái chung đã hoà quyện với nhau làm bừng sáng lên ý thơ ''tuyên chiến'', ''quyết tử'' với kẻ thù. * Đ.nước đứng lên: + Căm hờn (d/c) từ h/ảnh mang ý nghĩa phổ quát (gốc lúa, bờ tre- đại diện cho con ng lao động VN) và thể thơ 6 chữ kết hợp 7 chữ đã nhấn mạnh nỗi căm hờn s.sắc. + Vững vàng, mạnh mẽ (khổ 9,10) + Hiên ngang, ngoan cường (khổ 10,11) -> Thật là 1 sức sống mãnh liệt, phi thường đáng kinh ngạc. N.thơ khéo léo tôn lên h.ảnh khái quát về đ.nước đứng lên từ h.ảnh những con người cụ thể. -> H.ảnh những ng ''áo vải'', họ đẫ đứng lên để chở che, bảo vệ đ.nước ''ôm đ.nước'' (vừa cụ thể hoá lòng yêu nước, vừa gợi thế chở che). bằng h.ảnh thơ ấy, NĐT đã góp 1 tiếng nói s.sắc về CNAHCM cao đẹp của VN: Bình dị mà anh hùng. - ''Súng nổ rung trời.... đứng dậy sáng lòa.'' + Thể thơ 6 chữ ngắn gọn + Nhịp thơ ngắn, dồn dập + Hàng loạt động từ mạnh(...) khiến tứ thơ cũng như rùng rùng chuyển động, cuồn cuộn sôi trào. -> Biểu đạt sức mạnh hùng tráng, hào khí ngút trời của nước VN đứng lên k/c, đánh giặc thù. Thật đẹp, hào hùng và đáng khâm phục. * Tóm lại: khổ thơ cuối chính là sự phát triển, là sự tổng hợp và là đỉnh cao h.ảnh đ.nước đứng lên trong k/c. II. Tổng kết: (4’) 1. Nghệ thuật: Mạch cảm xúc của t.giả đi từ hiện tại đến với quá khứ rồi trở về hiện tại. + Giọng thơ p.phú, đa dạng, đậm chất nhạc + Ngôn ngữ, h.ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm, giàu sắc thái hội hoạ. + Từ h.ảnh thực, cụ thể mà nâng lên thành biểu tượng khái quát, hình tượng NT -> Tiêu biểu cho p.cách NT thơ NĐT. 2. Nội dung: + Cảm xúc lớn- cảm xúc đ.nước tinh tế mà sâu xa. + Tình cảm yêu nước chân thành, cụ thể, khái quát rất lôgíc biện chứng. + Tự hào về 1 đ.nước anh hùng. III. Củng cố và luyện tập:(5’) - Tham khảo phần ghi nhớ - Cảnh đẹp, mang hồn thu. - Giàu tính nhạc, màu sắc. 3. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ LÀM BÀI: (2’) a. Bài cũ: - Học thuộc lòng đoạn thơ đầu - Nắm ND bài học. b. Bài mới: - Đọc trước bài Luật thơ, chuẩn bị theo câu hỏi sgk - Tiết sau học TV. RÚT KINH NGHIỆM ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 2912cb chuan.doc